Zona thần kinh là gì? nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Zona thần kinh là chứng bệnh nhiễm trùng gây ra bởi virus. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng đau nhức và khó chịu tại vị trí tổn thương.

Lúc này, người bệnh cần điều trị sớm vì bệnh có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Trong trường hợp nguy hiểm hơn, zona có thể gây mù hoặc tử vong.

1. Khái niệm về bệnh Zona thần kinh, nguyên nhân và phân loại

1.1. Zona thần kinh là gì?

Virus varicella-zoster là virut gây ra bệnh nhiễm trùng – zona thần kinh , đây cũng là virus gây ra bệnh thủy đậu. Loại virus này có này có thể sống nhiều năm trong hệ thần kinh để gây ra bệnh zona ngay cả khi bạn đã khỏi bệnh thủy đậu. 

Zona còn được gọi là herpes zoster. Là căn bệnh do virut gây nhiễm trùng đặc trưng bởi các dấu hiệu phát ban trên da gây đỏ da, đau và rát. Biểu hiện của bệnh zona là xuất hiện 1 dải mụn nước ở 1 bên cơ thể, thường là ở thân, khuôn mặt, cổ.

Dù không đe dọa đến tính mạng nhưng bệnh sẽ gây đau cho người bệnh. Hiện nay, đã có vắc xin làm giảm nguy cơ mắc zona. Khi phát hiện bệnh nên điều trị sớm để giảm thời gian nhiễm bệnh và các nguy cơ biến chứng.

Bệnh zona thần kinh

Bệnh zona thần kinh

1.2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh zona thần kinh

Zona ảnh hưởng trực tiếp đến các dây thần kinh, do varicella zoster virus gây nên. Virus này hướng da thần kinh để gây bệnh thủy đậu. Theo chuyên gia, dù đã trị dứt điểm thủy đậu thì virus này vẫn có thể sống trong một số tế bào hoặc rễ hạch thần kinh. Dù  chúng sẽ không hoạt động và gây ra bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nhưng khi có điều kiện thuận lợi chúng có thể tái hoạt động. Khi chúng ta bị chấn thương thể chất, tinh thần hoặc suy giảm hệ miễn dịch thì varicella zoster virus sẽ tạo ra bệnh zona thần kinh.

1.3. Những bộ phận cơ thể có thể dễ bị Zona thần kinh

Những tổn thương phụ thuộc vào vị trí zona thần kinh phát triển. 

Zona thần kinh xuất hiện ở cổ: Những tổn thương tập trung ở vùng vành tai, da đầu và gáy.

Zona thần kinh có ở đầu: Các sợi dây thần kinh sọ não hoặc hạch não tủy bị tổn thương.

Zona sọ não: Dây thần kinh III bị tổn thương 

Zona cổ: Tổn thương ở cổ, vai và mặt ngoài chi trên.

Zona hạch gối: thần kinh thính giác,vành tai, mặt bị tổn thương và bị ra các rối loạn cảm giác hoặc rối loạn nghe.

Trị bệnh zona thần kinh

Trị bệnh zona thần kinh

Zona mắt: Mi trên dọc mắt, niêm mạc mũi, trán hoặc cánh mũi bị tổn thương. Ngoài ra, bệnh có thể gây biến chứng ở mắt như rối loạn đồng tử, viêm màng tiếp hợp, viêm mống mắt hoặc để lại sẹo quanh hốc mắt,…

Ngoài các vị trí trên, zona thần kinh còn xảy ra ở hông, xương, bộ phận sinh dục, cánh tay cùng và ụ ngồi,… Vì vậy, khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường ở các vị trí này, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ sớm nhất.

2. Các triệu chứng thường gặp và biến chứng của bệnh

2.1. Triệu chứng bệnh

Đau và nóng rát là các triệu chứng đang chú ý đầu tiên của zona thần kinh.

  • Tại dọc theo dây thần kinh nửa bên người tự dưng đau nhức (đây là vùng da sắp hiện lên tổn thương), cục bộ sẽ nóng rát, phát ngứa, đau nhức dữ dội.
  • Tại 1 bên của cơ thể xuất hiện các bọng nước to lõm ở giữa hoặc mọc thành các chùm mụn nước đặc trưng lan dần gây đỏ ửng và tổn thương xung quanh dây thần kinh.
  • xuất hiện những cơn đau dữ dội từ thần kinh, đau nửa đầu, đau đầu kèm theo  sưng hạch bạch huyết vùng lân cận. Trẻ em đau nhẹ, hoặc không đau. Tuy nhiên người già thì lại đau rất dữ dội.
  • Trong trường hợp các nốt mụn không bị viêm nhiễm, chúng sẽ vẩn đục, khô lại và đóng vảy. Khi khỏi sẽ lưu lại các sắc tố trên da và tái nhiễm sau vài tháng hoặc vài năm do hệ miễn dịch đã bị thiếu hụt tiềm ẩn.
  • Thường bệnh zona thần kinh chỉ làm tổn thương da một nửa người, không có trường hợp nào bị cả hai bên. 

Đặc trưng của zona thần kinh là bọng nước to và chỉ ở một bên cơ thể, có ranh giới rõ ràng. 

2.2. Các biến chứng 

  • Những bộ phận liên quan đến mắt bị đau hoặc phát ban. Nên điều trị lập tức để tránh mắt bị tổn thương vĩnh viễn. 
  • Có các biểu hiện của hội chứng Ramsay Hunt, đau một bên tai dữ dội hoặc mất thính lực, mất vị giác, chóng mặt.
  • Da bị sưng, đỏ, thấy ấn khi chạm vào là dấu hiệu của nhiễm trùng vi khuẩn. 
Dấu hiệu nhận biết bệnh zona thần kinh

Dấu hiệu nhận biết bệnh zona thần kinh

2.3. Những người có nguy cơ mắc Zona thần kinh

Những người từng bị thủy đậu thì nguy cơ mắc bệnh zona là rất cao. Tuy nhiên, để phát bệnh thì cần phải có những điều kiện thuận lợi sau:

  • Hệ miễn dịch suy giảm
  • Nhiễm HIV/AIDS 
  • Đang điều trị bệnh bằng phương pháp phóng xạ hoặc hóa trị liệu.
  • Chấn thương về mặt thể chất hoặc tinh thần.
  • Đang mang thai hoặc mắc bệnh ác tính.
  • Đang sử dụng thuốc cấy ghép nội tạng.

2.4. Thời gian kéo dài bệnh

Theo các chuyên gia, hầu hết các ca bệnh mắc zona thần kinh  thường kéo dài từ 3 – 5 tuần. Bệnh diễn biến theo trình tự thời gian như sau: 

  • Khi mới khởi phát có biểu hiện ngứa rát và đau nhức 
  • Sau 1 – 5 ngày, trên da sẽ xuất hiện một vết đỏ sau khi bị nóng rát và ngứa ran.
  • Vài ngày sau,  các nốt đỏ đó phát triển thành những mụn nước và chứa đầy dịch lỏng.
  • Sau 10 ngày, mụn nước bắt đầu  vỡ ra, khô lại rồi đóng vảy.
  • Các nốt mụn sẽ hoàn toàn khô sau vài tuần.

3. Các phương pháp điều trị bệnh

3.1. Dùng thuốc điều trị tại chỗ

Chỉ định dùng thuốc vào giai đoạn cấp nhằm ngăn ngừa diễn biến xấu của bệnh và giảm đau. Các loại thuốc điều trị tại chỗ có khả năng chống viêm và tính sát trùng cao như tím methyl 1%, hồ nước, dung dịch castellani, xanh metylen 1%, thuốc mỡ acyclovir… Nếu có tình trạng nhiễm khuẩn, nhân viên y tế có thể sẽ kê thêm một số thuốc mỡ kháng sinh khác.

3.2. Các phương pháp điều trị khác

Bên cạnh đó để giảm ngứa, đau, giúp bệnh nhân mau khỏi bệnh thì cần chú ý các điều sau:

  • Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Áp dụng chế độ ăn khoa học, hạn chế tinh bột, chất béo hoặc đường, bổ sung nhiều chất xơ.
  • Tăng cường sức khỏe, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao nhằm đẩy lùi bệnh
  • Để giảm đau và nhanh khô vết phồng rộp, đắp khăn sạch đã thấm nước lên vùng da bị bệnh.
  • Luôn luôn giữ tinh thần thoải mái, giảm thiểu căng thẳng. 
  • Mặc quần áo rộng để tránh ma sát với các nốt mụn, tránh trường hợp bị thương, làm tăng khả năng lây lan bệnh sang vùng da lành tính khác.
  • Để tránh tình trạng bội nhiễm, không được gãi ngứa.

4. Người bị bệnh Zona thần kinh không nên ăn gì?

Tránh các nguồn thực phẩm chứa arginene bao gồm các loại hạt, đậu (đậu lăng, đậu phụ, đậu nành), gelatin, thịt gà, trứng, cá ngừ đóng hộp, tỏi sống, hành tây, bột mì nguyên hạt, siro socola.

Một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng có vai trò rất quan trọng để hệ miễn dịch mạnh khỏe chống lại virus zona.

Tránh sử dụng những thực phẩm có dinh dưỡng kém và không lành mạnh: thức ăn nhanh, thực phẩm chiên rán, giàu chất béo bão hòa, có đường, thực phẩm từ bột mì trắng và rượu bia.

5. Các cách phòng tránh bệnh 

Để tránh lây lan ra vùng da lành tính và lây zona thần kinh  sang người khác, người bệnh cần chú ý: 

  • Không được chà xát, gãi và để xà phòng, nước bẩn tiếp xúc với vùng da nhiễm bệnh. Nếu làm như vậy, có thể các mụn nước sẽ bị vỡ và nhiễm trùng.
  • Rửa sạch, sát khuẩn vùng da bị zona bằng nước muối loãng hoặc thuốc rửa chuyên biệt do bác sĩ chỉ định.
  • Chú ý rửa tay trước và sau khi tiến hành chăm sóc vùng da bị bệnh, mặc quần áo rộng để tránh cọ sát vào vết thương.
  • Khi bị bệnh tuyệt đối không tiếp xúc với phụ nữ đang mang thai, trẻ sơ sinh thiếu tháng, nhẹ cân, trẻ em,  người có hệ miễn dịch kém, chưa chích ngừa thủy đậu, chưa có tiền sử bệnh thủy đậu, zona trong. 
  • Dùng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ, không được tự ý dùng để tránh hậu quả ngoài ý muốn. 

6. Lời kết

Zona thần kinh là bệnh lây nhiễm từ người sang người. Vì vậy, ngay khi phát hiện bệnh, người bệnh cần có biện pháp điều trị sớm để hạn chế biến chứng của bệnh và khả năng lây nhiễm. Người bệnh cần có chế độ ăn dinh dưỡng và kế hoạch chăm sóc thích hợp nhất. Thường xuyên tập thể dục tăng cường hệ miễn dịch, phòng bệnh tái phát lại

4/5 - (1 bình chọn)
4/5 - (1 bình chọn)