[ Viêm nang lông ] là gì? nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Có thể gọi lỗ chân lông là một bộ phận của cơ thể. Nó xuất hiện trên toàn cơ thể giúp con người giải thoát mồ hôi cũng như bã nhờn. Khi cơ thể bị bít tắc lỗ chân lông hoặc lông bị mọc ngược thì tất nhiên sẽ không có chỗ cho dầu nhờn cũng như mồ hôi thoát ra dẫn đến hình thành mụn và viêm nang lông. 

Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị viêm nang lông trong bài viết này nào!

1. Tìm hiểu về bệnh viêm nang lông

1.1 Khái niệm viêm nang lông

Viêm nang lông hiểu đơn giản là một hoặc nhiều nang lông bị viêm nhiễm, nó xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trừ lòng bàn tay và lòng bàn chân. 

Tình trạng này có thể xuất ở mọi độ tuổi và giới tính, đặc biệt là từ 16-30 tuổi.tình trạng viêm lông ở một hoặc nhiều nang lông ở bất kỳ vùng da nào trừ lòng bàn tay và bàn chân. 

Bệnh viêm nang lông

Bệnh viêm nang lông

Nguyên nhân gây bệnh có thể là do nấm hoặc vi khuẩn. Khi mới xuất hiện nó sẽ làm nang lông sưng nhẹ màu đỏ hoặc màu trắng bao lấy chân lông mọc ra. Dần dần nó lan rộng ra vùng xung quanh trở thành các vết viêm loét nghiêm trọng gây đau rát khó chịu cho người bệnh. 

Những vết này không quá nguy hại cho cơ thể nhưng sẽ khiến làn da trở nên xấu xí, sưng đau và ngứa rát. Nếu tình trạng nhiễm trùng nặng có thể trở thành sẹo và khiến tóc không thể mọc lại nữa. 

Khi mới khởi phát bệnh nếu được chăm sóc và ngăn ngừa cẩn thận sẽ tự hết. Nếu bệnh viêm nang lông chuyển biến nặng hoặc tái phát bệnh thì bạn cần đến gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị bệnh hiệu quả. 

1.2 Viêm nang lông có những triệu chứng gì?

Khi bị viêm nang lông cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Nổi mụn hoặc nốt đỏ có mọc lông ở giữa
  • Cảm thấy đau và rát khi chạm vào
  • Nốt đỏ bị vỡ ra chảy mủ và máu
  • Nổi ban đỏ trên da và nhiễm trùng da

Đây chỉ là một số triệu chứng phổ biến nhất, bạn có thể xuất hiện các tình trạng khác khi bị viêm nang lông. Bệnh nhẹ thì bạn có thể tự chữa trị tại nhà, đắp một miếng băng gạc đã thấm nước ấm lên trên vùng da bị viêm rồi gội bằng dầu gội chuyên dụng. Sau nửa tháng sẽ hết bệnh. 

Sau 2 tuần mà không những không khỏi mà còn bị nặng hơn, nốt viêm chuyển sang sưng tấy, bỏng rát và lan rộng hơn thì hãy đến bệnh viện da liễu để khám và chữa trị nhé. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của bạn mà đưa ra phương án thích hợp. 

1.3 Vì sao bị viêm nang lông?

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm nang lông liên quan đến nhiễm trùng da hoặc các bệnh về da khác.

  • Do virus, do lông mọc ngược làm bít tắc lỗ chân lông
  • Bị mắc các bệnh về da
  • Bị mụn trứng cá
  • Bị viêm nhiễm sau khi phẫu thuật hoặc có vết thương do tai nạn
  • Mặc quần áo chật khiến vải cọ xát với da làm nang lông bị tổn thương
  • Nguyên nhân thường gặp nhất chính là do da bị nhiễm khuẩn Staphylococcus aureus làm nhiễm trùng lỗ chân lông
Viêm nang lông là gì?

Viêm nang lông là gì?

Do tình trạng cơ thể

  • Béo phì, cân nặng tăng không kiểm soát được
  • Da bị tổn thương do tác động từ bên ngoài
  • Da bị viêm hoặc nổi nhiều mụn
  • Tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc kháng sinh để trị mụn trứng cá hoặc như kem steroid
  • Mặc quần áo chất liệu không hút mồ hôi hoặc bó sát khiến da cảm thấy bí tắc
  • Phương pháp cạo lông không đúng 
  • Sức đề kháng của cơ thể bị yếu đi

Để phòng tránh loại bệnh này bạn nên kiểm soát tình trạng cơ thể tránh các nguy cơ có thể nhiễm bệnh. Những người dễ bị nhiễm bệnh nhất là các thanh thiếu niên và người lớn, còn trẻ em dưới 2 tuổi rất hiếm trường hợp bị viêm nang lông. 

2.  Có những loại viêm nang lông nào?

Viêm nang lông được chia thành 2 loại chính: Deep folliculitis và Superficial folliculitis hay còn gọi là viêm nang lông sâu và viêm nang lông nông. Viêm nang lông thì nhẹ hơn và chỉ tác động đến một phần nang trứng, loại kia ảnh hưởng đến toàn bộ nang lông và nặng hơn nhiều.

2.1 Viêm nang lông nông:

Do vi khuẩn. 

Dấu hiệu nhận biết là vết viêm sưng có mủ trắng và làm bạn thấy ngứa ngáy khó chịu. Nguyên nhân là do tụ cầu khuẩn (vi khuẩn Staphylococcus aureus) gây ra. Thực ra tụ cầu khuẩn luôn nằm trên mặt da không gây tổn hại gì cho chúng ta. Nhưng khi bạn bị trầy xước, rách ra thì nó sẽ xâm nhập vào trong cơ thể khiến da bị viêm nang lông nông.

Do tắm bể nước nóng (hot tub folliculitis). 

Dạng viêm nang lông nông này là các nốt đỏ hình tròn và cũng gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Nguyên nhân là do vi khuẩn pseudomonas có mặt ở các bồn tắm nước nóng nơi mà độ pH và clo không ổn định. Thường các nốt đỏ sẽ xuất hiện sau khi bạn bị nhiễm khuẩn 1 đến 2 ngày. 

Do lông mọc ngược (Razor bumps).

Viêm nang lông do lông mọc ngược gây ra thường xuất hiện ở những người cạo lông không sạch sẽ hoặc kem cạo lông không phù hợp khiến chân lông sau khi cạo bị mọc ngược vào trong da. Sau khi hết có thể để lại các vết thâm sẹo mất thẩm mỹ. 

Viêm nang lông do nấm Pityrosporum.

 khi viêm nang lông xuất hiện do loại nấm này thì vết thương sẽ có màu đỏ, có mủ và ngứa. Thường xuất hiện ở lưng và trước ngực, trên cổ, cánh tay và mặt đôi khi cũng xuất hiện viêm nang lông do nấm Pityrosporum. 

Hướng dẫn điều trị viêm nang lông

Hướng dẫn điều trị viêm nang lông

2.2 Viêm nang lông sâu:

Viêm nang lông ở cằm (Sycosis barbae).

Dạng viêm nang lông này chủ yếu xuất hiện ở những người đàn ông cạo râu. 

Viêm nang lông gram âm

Nếu bạn bị mụn trứng cá và đang dùng thuocs kháng sinh để điều trị thì có nguy cơ bị viêm nang lông. 

Nhọt và nhọt độc (Carbuncles). 

Dạng viêm nang lông này cũng do tụ cầu khuẩn gây ra nhưng mức độ tác động của tự cầu mạnh hơn. Khi bị nhiễm khuẩn da đột nhiên bị sưng đỏ đau đớn và phần da xung quanh cũng chuyển màu đỏ hồng.

Sau một thời gian vết đỏ sẽ sưng mủ và khi nó bị vỡ ra sẽ khiến bạn vô cùng đau đớn. Nếu vết nhọ không lớn sẽ tự lành sau khi vỡ và không bị sẹo. Nhưng nếu nhọt lớn sẽ để lại thâm sẹo rất đậm cần phải dùng đến thuốc mới hết. Nhọt độc do Carbuncles gây ra làm da bị nhiễm trùng nặng và khi hết chắc chắn gây ra sẹo. 

Eosinophilic viêm nang lông.

 Dạng viêm nang lông này chủ yếu xảy ra với người bị nhiễm HIV. Khi bạn bị viêm, loét sưng mủ thì sẽ bị viêm nang lông xảy ra ở các vết sẹo. Thường thì sẽ bị ở mặt hoặc trên cánh tay.

Những vết loét này khi mọc sẽ lây lan sang các vùng da bên cạnh, rất ngứa và khi hết sẽ làm da bị thâm. Chưa ai tìm ra nguyên nhân gây bệnh của viêm nang lông eosinophilic, có một số nghiên cứu cho rằng nó liên quan đến nấm men- nguồn gây ra viêm nang lông pityrosporum.

3. Viêm nang lông thường xuất hiện ở vị trí nào?

Có thể xuất hiện ở mặt

Viêm nang lông xuất hiện trên mặt có nhiều loại bao gồm viêm nang lông mặt do tụ cầu trùng, nhiễm Demodex folliculorum, trứng cá bội nhiễm, vi trùng gram âm. Biểu hiện chính là trên mặt xuất hiện các nốt mụn đỏ hoặc mụn có đầu trắng khá ngứa. Da sẽ sần sùi và có thể có lông mọc ngược, mọc xoắn rối.

Viêm nang lông có thể chỉ là một nốt hoặc lan rộng thành một mảng. Ban đầu chỉ là một nốt sưng đỏ sau đấy sẽ mưng mủ và nốt mụn có thể bị vỡ ra. Khi nói về viêm nang lông trên mặt thì có tính cả viêm nang lông ở râu. 

Như đã nói ở phần 2.2 thì nguyên nhân gây ra viêm nang lông ở râu là do  vi khuẩn Staphylococcus aureus, nhưng đôi khi nó cũng có thể do nấm sợi, gram âm, nhiễm demodex hoặc virus herpes gây nên. Bệnh này dễ tái phát và thời gian bị khá dài, khó khăn trong việc chữa trị. 

Các nốt viêm nang lông trên mặt thì sau khi hết sẽ không để lại sẹo nhưng vẫn để lại vết thâm khó chữa. Nếu việc viêm hoặc nhiễm trùng trở nên nặng hơn có thể không chỉ là nang lông mà còn lan vào trong bọng lông hoặc tạo thành mụn nhọt đau đớn. Nếu vết thương bị tổn thương trong nang lông tuyến bã hay bị áp xe thì có thể sẽ để lại sẹo.

Da đầu cũng có thể bị viêm nang lông

Viêm nang lông da đầu được dân gian thường gọi là viêm chân tóc hay viêm nang tóc do vi khuẩn gram âm, vi khuẩn tụ cầu vàng hoặc nấm trichophyton gây nên. Nó thường xuất hiện ở  những người có da đầu nhiều dầu, sống ở khu vực mà không khí vô cùng ô nhiễm hoặc phải vận động nhiều làm cơ thể tiết mồ hôi.

Các điều kiện thuận lợi để vi khuẩn hay nấm gây bệnh xuất hiện đó là môi trường ô nhiễm, khí hậu nhiệt đới, dễ chảy mồ hôi, hệ miễn dịch suy giảm, suy thận mãn tính, bị bệnh đái tháo đường,… Có nhiều trường hợp do gội đầu quá thường xuyên khiến da đầu bị mất lớp ceramide bảo vệ nên nấm và vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. 

Khi bạn bị viêm nang lông thì chân tóc sẽ nổi các hạt sần li ti, trên da đầu xuất hiện lớp vảy trắng, cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Những vết viêm này thường bị xuất hiện nhiều ở vùng tóc sau gáy và hai bên tóc mai. Nếu vết viêm lan xuống râu, lông mi, lông dưới cánh tay thì chứng tỏ bệnh viêm nang lông da đầu đã chuyển biến nặng hơn.

Khi ngứa người bệnh thường đưa tay lên gãi, việc này sẽ làm bạn bị nhiễm khuẩn lần hai và vết đỏ sẽ bị lở loét chảy máu. Khi viêm nang lông trở thành mãn tính thì sẽ gây ra chứng mất ngủ, thần kinh suy nhược, trí nhớ kém,…

Vùng kín – nơi dễ bị viêm nang lông

Đây là vùng da rất nhạy cảm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm nang lông ở vùng kín như do không vệ sinh sạch sẽ, do tẩy lông, do lớp sừng trên da quá dày, quần lót chật cọ xát, bị dị ứng với sản phẩm chăm sóc cơ thể,… ngoài ra còn do cơ địa khi đến kỳ kinh nguyệt thì tuyến nang lông phát triển mạnh mẽ.  

Khi cơ thể xuất hiện một trong các biểu hiện sau có thể bạn đã bị viêm nang lông vùng kín: Luôn cảm thấy ngứa và khó chịu ở vùng kín, một số nang lông xuất hiện sưng đỏ, đôi khi mọc mụn mủ và có thể bị vỡ mủ trắng và máu, thỉnh thoảng hơi đau rát vùng kín,…

Thường hay bị ở lưng

Lưng cũng là một bộ phận dễ bị mắc viêm nang lông do các loại vi khuẩn gây ra. Có thể do bạn cạo lông không đúng cách, do dụng cụ tắm hoặc tẩy lông không sạch sẽ, không thường xuyên vệ sinh thân thể, do mồ hôi tiết ra đọng lại, áo ặc cứng cọ xát lên da,…. 

Khi bị viêm nang lông thì lưng cũng xuất hiện các vết mụn đỏ, sờ vào sẽ cảm giác được và thấy ngứa ngáy. Các vết mụn này nếu bạn nặn hoặc sau một thời gian sẽ bị vỡ ra tạo thành các vết thâm sẹo. Viêm nang lông không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu bị trong hời dài không chữa trị sẽ thành bệnh mãn tính khiến vết nhiễm trùng trở nên nặng và có thể lan vào trong máu.

Một số vị trí khác cũng có thể bị viêm nang lông

  • Viêm nang lông ở chân: Vị trí này phổ biến ở những người hay cạo lông chân làm chân bị xước hoặc nhiễm trùng. 
  • Viêm nang lông ở mông: Nguyên nhân là do vi khuẩn tụ cầu hoặc nấm sợi nhiễm vào trong cơ thể.

4. Nên điều trị viêm nang lông như thế nào?

Không có loại thuốc nào dùng để chữa trị khi bị viêm nang lông mà còn phụ thuộc vào vị trí, mức độ mắc bệnh để tìm phương pháp điều trị. Bạn có thể chọn tự chữa bệnh tại nhà hay đi đến tìm chuyên gia. Các phương pháp chữa bệnh là dùng thuốc hoặc đi triệt lông bằng laser. Nhưng bạn nên biết dù có chữa khỏi thì nguy cơ bị mắc lại bệnh viêm nang lông cũng khá cao.

4.1 Dùng kem bôi hoặc thuốc uống

Khi bị nhiễm trùng nhẹ bạn có thể sử dụng thuốc hoặc kem bôi để trị bệnh. Không nhiều người chọn kháng sinh dạng uống để trị viêm nang lông. Trừ trường hợp bạn bị viêm nặng hoặc bị tái phát lần 2, lần 3,… bác sĩ sẽ kê toa thuốc uống.

Nếu trên đầu thì có thuốc bôi, dầu gội và dầu xả để trị nấm đầu. Tuy nhiên thuốc chống nấm chỉ có tác dụng đối với viêm nang lông do nấm men gây ra chứ nếu do vi khuẩn thì không có tác dụng. 

Thuốc để giảm sự viêm nhiễm. Nếu đi khám bạn bị viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan nhẹ thì sẽ được bác sĩ kê cho kem steroid để dùng giảm ngứa. Đối với người bị nhiễm HIV/AIDS thì sử dụng thuốc kháng virus cũng thuyên giảm triệu chứng của viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan.

4.2 Can thiệp kỹ thuật lên da 

Tiểu phẫu: Đây là loại phẫu thuật cực kỳ đơn giản và không tốn nhiều thời gian. Nếu vết nhọt to hoặc là nhọt độc thì bác sĩ sẽ rạch vết nhọt để dẫn mủ độc ra. Sau khi băng gạc sạch sẽ bạn sẽ giảm đau và khá nhanh lành sẹo. 

Triệt lông bằng laser: Nghe khó tin nhưng nếu các biện pháp khác không có hiệu quả thì đi triệt lông vĩnh viễn bằng laser có thể làm bạn hết bị viêm nang lông. Cách triệt lông này không hề rẻ và phải qua nhiều lần triệt mới hết được. Vì nó làm lông không mọc lên nữa nên giúp thông thoáng vùng bị bệnh. Tuy nhiên nó cũng có tác dụng phụ chính là để lại sẹo và một làn da không đều màu. 

5. Làm thế nào để phòng ngừa viêm nang lông?

Để giảm thiểu tình trạng viêm nang lông bạn nên chú ý đến những lời khuyên của #wiki dưới đây: 

Chọn quần áo có chất liệu mềm mại, rộng rãi. Tránh những chất liệu thô cứng và ma sát mạnh với da. 

Nếu bạn thường xuyên dùng găng tay cao su để lau dọn, làm việc thì cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho chiếc găng tay của mình. Sau mỗi lần sử dụng bạn hãy lộn ngược lại vào giặt phơi chúng bằng xà phòng. 

Lưu ý thêm

Không nên cạo râu quá thường xuyên. Cần lựa chọn dụng cụ cẩn thận, giảm thiểu hết mức ma sát giữa da và máy cạo râu. Bạn có thể chú ý các điểm sau: 

  • Giảm số lần cạo râu
  • Trước khi cạo râu hãy làm mềm da với nước ấm và làm sạch bề mặt da
  • Dùng một chiếc khăn thấm nước ấm xoay vòng tròn quanh làn da của bạn trước khi cạo. 
  • Nên sử dụng kem hoặc bọt cạo râu
  • Cạo râu theo chiều lông mọc để tránh lông mọc ngược
  • nên dùng máy cạo râu hoặc lưỡi cạo có phần bảo vệ để giảm độ ma sát với cằm
  • Không sử dụng lưỡi dao bị mòn và phải vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng
  • Nên bôi một lớp kem dưỡng ẩm sau khi cạo
  • Không nên sử dụng chung khăn mặt và máy cạo râu với người khác

Nên tìm hiểu cẩn thận trước khi mua sản phẩm cạo lông hoặc khi cần dùng phương pháp để tẩy lông. Bạn cũng nên sử dụng thử trên một vùng da nhỏ để kiểm tra mức độ kích ứng trước khi bôi lên cả vùng cần cạo lông.

Nếu bạn thích dùng bồn tắm thì cũng cần lau dọn nó hàng tuần. Ngâm nước nóng cũng là phương pháp tốt để thải độc cho da. 

6. Lời kết

Trên đây là các thông tin hữu ích về căn bệnh viêm nang lông. Hiện nay nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ ngày càng tăng, #wiki khuyên mọi người hãy tìm hiểu và sử dụng các biện pháp làm đẹp một cách an toàn và hiệu quả.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)