[Viêm họng hạt] – nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị dứt điểm

Viêm họng hạt là một bệnh lý thường gặp ở đường hô hấp mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải, đặc biệt là những đối tượng có cơ địa yếu. Bệnh thường kéo dài, khó điều trị dứt điểm và có thể gây ra nhiều biến chứng phức tạp ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm họng hạt nhé.

1. Tìm hiểu về căn bệnh viêm họng hạt

1.1 Như thế nào là viêm họng hạt?

Viêm họng hạt là tình trạng viêm họng mãn tính xảy ra ở khá nhiều người. Khi mắc bệnh, vùng họng bị viêm nhiễm kéo dài, thành sau họng người bệnh thường xuất hiện các hạt lympho phát triển quá phát. Những hạt này ảnh hưởng đến khả năng ăn uống của người bệnh, khiến không ít người phải khổ sở, dẫn đến suy giảm sức khỏe cơ thể.

Phương pháp điều trị viêm họng hạt

Phương pháp điều trị viêm họng hạt

Căn bệnh này thường gặp nhiều hơn khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là khi tiết trời trở lạnh. Để điều trị bệnh viêm họng hạt nhanh chóng, đúng cách cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn hoặc virus đều có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm họng hạt.

1.2. Những nguy hiểm cho người mắc bệnh viêm họng hạt

Viêm họng hạt là bệnh lý do tình trạng viêm họng kéo dài, quá phát gây nên. Khi vi khuẩn, virus xâm nhập vào đường hô hấp, những tế bào lympho tại niêm mạc họng phải tăng cường hoạt động để chống lại các tác nhân gây bệnh. Vì vậy, các tế bào này dần phình to ra tạo thành các hạt nối vào nhau.

Các hạt này xuất hiện sau thành họng gây cảm giác ngứa ngáy, đau họng, ho nhiều, khó chịu, khó nuốt khi ăn uống do đó ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh và có thể gây khó khăn trong công việc, đặc biệt là những nghề nghiệp yêu cầu giao tiếp nhiều như ca sĩ, giáo viên, kinh doanh, nhà đàm phán, ngoại giao,…

1.3. Người mắc bệnh viêm họng hạt có gây lây cho người khác không?

Viêm họng hạt có lây không là điều khiến nhiều người quan tâm vì lo sợ mức độ nguy hiểm của nó có thể ảnh hưởng đến những người xung quanh, nhất là các gia đình có trẻ nhỏ là đối tượng dễ nhiễm bệnh.

Đau họng hạt nguyên nhân ho đâu?

Đau họng hạt nguyên nhân ho đâu?

Theo nhận định của các chuyên gia, đây là bệnh có khả năng lây nhiễm từ người sang người qua nhiều con đường khác nhau.

Trực tiếp: Lây nhiễm trực tiếp từ virus, vi khuẩn có trong không khí. Khi tiếp xúc, nói chuyện trực tiếp với người bệnh, virus sẽ phát tán ra môi trường xung quanh rất nhanh, nếu người thường không may hít phải, vi khuẩn, virus sẽ tấn công đường hô hấp gây nguy cơ nhiễm bệnh, nhất là những đối tượng có sức đề kháng kém.

Gián tiếp: Việc dùng chung vật dụng trong gia đình có người thân mắc viêm họng hạt cũng là một trong những nguyên nhân bị lây bệnh. Do đó cần hết sức cẩn thận để hạn chế khả năng lây bệnh.

2. Triệu chứng và nguyên nhân viêm họng hạt

2.1. Triệu chứng bệnh

Viêm họng hạt có từ 2 – 5 ngày để ủ bệnh. Triệu chứng bệnh tùy thuộc vào  tình trạng sức khỏe, diễn biến của bệnh qua từng giai đoạn mà có thể gặp các tình trạng sau:

  • Khô, đau rát cổ họng
  • Ăn không ngon, cảm thấy đau, khó nuốt
  • Cổ họng sưng đỏ, xuất hiện các mảng trắng, xám
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Sốt
  • Cơ thể ớn lạnh
  • Cổ họng thường xuyên cảm thấy vướng nên hay khạc nhổ
  • Thở ra có mùi hôi
  • Cả người mệt mỏi, khó chịu…
Dấu hiệu của viêm họng hạt là gì?

Dấu hiệu của viêm họng hạt là gì?

2.2. Nguyên nhân gây bệnh

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng hạt, trong đó thường gặp nhất là những nguyên nhân điển hình sau:

Vấn đề về vệ sinh răng miệng

Đa số các trường hợp bệnh nhân viêm họng hạt do nguyên nhân trên gây ra. Các tổn thương vùng khoang miệng do không cẩn thận trong quá trình vệ sinh răng miệng tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus xâm nhập vào đường hô hấp. Chính việc thuận lợi tấn công khoang miệng của các yếu tố gây bệnh này là nguyên nhân chủ yếu gây viêm họng hạt.

 Do vậy, sau mỗi bữa ăn, bạn nên sử dụng chỉ nha khoa hoặc đánh răng để làm sạch kẽ răng, đồng thời súc miệng bằng các loại nước súc miệng diệt khuẩn nhằm ngăn virus, vi khuẩn phát triển gây bệnh.

Bạn có thể đang bị nhiễm virus, vi khuẩn

Nguyên nhân gây viêm họng hạt cũng có thể do một số loại virus như virus hợp bào, adeno virus, virus cảm cúm,…, một số vi khuẩn như phế cầu, liên cầu khuẩn,….

Do ảnh hưởng từ biến chứng viêm họng cấp

Điều trị không đúng cách hoặc không kịp thời bệnh viêm họng cấp có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn, kéo dài không khỏi, có nguy cơ biến chứng chuyển thành viêm họng mạn tính, quá phát hay chính là viêm họng hạt.

Ảnh hưởng của viêm amidan mãn tính

Bản chất của viêm amidan mạn tính là tình trạng viêm họng hạt làm cổ họng sưng viêm, gây cảm giác khô, đau rát khó chịu cho người bệnh.

Do các bệnh về đường tiêu hóa

Nguy cơ xảy ra viêm họng hạt ở những người đang bị trào ngược, viêm loét dạ dày, đau dạ dày… thường cao hơn các đối tượng khác. Trong trường hợp này, người bệnh cần điều trị khỏi các bệnh trên mới có thể chữa viêm họng một cách dứt điểm.

Vấn đề do môi trường sống

Khói bụi, khí thải độc hại trong môi trường, thời tiết thất thường, trời quá lạnh hoặc quá nóng, cơ thể không thích nghi kịp đều là nguyên nhân dễ gây bệnh.

Và một số nguyên do khác gây nên

–  Tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc gây ra

–  Vùng cổ hoặc họng bị chấn thương trực tiếp đều có thể gây ra đau họng.

–  Đau họng do có dị vật mắc kẹt trong họng, ví dụ xương cá

Lạm dụng giọng nói: Khi bạn phải nói nhiều hoặc la hét quá mức có thể gây đau rát cổ họng và thanh quản từ đó gây viêm họng.

3. Phương pháp chữa trị bệnh viêm họng hạt hiệu quả

Để chữa viêm họng hạt có thể áp dụng nhiều cách khác nhau như điều trị bằng thuốc tây, sử dụng các mẹo dân gian, các bài thuốc Đông y, đốt hạt. Chi tiết về từng phương pháp này sẽ được thể hiện dưới đây:

3.1. Phương pháp dân gian

Rất nhiều người khi phát hiện mắc bệnh viêm họng hạt thường áp dụng phuong pháp này . Điểm đặc biệt ở các phương pháp dân gian là việc sử dụng các nguyên liệu đều gần gũi trong cuộc sống hàng ngày và rất dễ tìm kiếm:

Sử dụng gừng:

Gừng là loại củ có tính ấm, hiệu quả trong kháng viêm, bổ phế, diệt khuẩn. Vì vậy loại củ này được mọi người sử dụng tron chữa viêm họng hạt từ lâu. Người bệnh có thể dùng gừng kết hợp với các nguyên liệu tự nhiên khác để chữa viêm họng hạt tại nhà như sau:

Trà gừng: Gừng tươi được thái lát hoặc đập dập rồi cho vào nước nóng. Sau khoảng 10 phút, hoạt chất của gừng đã tiết ra thì cho thêm vào mật ong và nước cốt chanh, khuấy đều. Uống trà gừng  2 – 3 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả mong muốn

Gừng và mật ong: Gừng tươi đập nát được cho vào ngâm cùng mật ong. Sử dụng hỗn hợp này để ngậm trong miệng, sau đó nhai và nuốt từ từ.

Chữa bệnh viêm họng hạt bằng mật ong

Tác dụng của mật ong là kháng khuẩn, kháng viêm và làm lành vết thương. Do đó, để điều trị viêm họng hạt hoặc một số bệnh đường hô hấp khác, dân gian thường sử dụng mật ong kết hợp những vị thuốc khác nhằm tăng cường khả năng chữa bệnh như sau:

Quất ngâm mật ong: Cho vào hũ thủy tinh quất đã chín vàng rồi thêm mật ong để ngâm trong khoảng 1 tháng. Sau đó có thể lấy ra sử dụng để điều trị viêm họng hạt.

Trà chanh mật ong: Pha một tách trà nóng, thêm vào đó nước cốt của ½ quả chanh  và 1 thìa cà phê mật ong. Người bệnh nên uống 2 tách trà này mỗi ngày.

Cách chữa viêm họng hạt bằng tỏi tại nhà

Allicin chứa nhiều trong tỏi giúp tiêu diệt vi khuẩn, nấm và virus, do đó sử dụng tỏi là phương pháp hiệu quả để chữa viêm họng hạt  Người bệnh có thể đun sôi hỗn hợp gồm tỏi sống đập dập, nước và mật ong đến khi sánh mịn rồi sử dụng hỗn hợp này ngậm và nuốt chậm rãi để chữa viêm họng hạt tại nhà.

Nước muối

Nước muối có tác dụng diệt vi khuẩn, làm sạch họng vì vậy hỗ trợ rất tốt trong việc điều trị, phòng ngừa viêm họng. Người bệnh nên súc miệng hàng ngày 2-3 lần bằng nước muối loãng.

Ưu điểm của các phương pháp dân gian điều trị viêm họng tại nhà là có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của viêm họng, dịu họng. Qua đó giúp bệnh nhân giảm cảm giác khó chịu do bệnh gây ra, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn

Tuy nhiên các phương pháp này cũng có những mặt hạn chế. Đó là chỉ gây được tác dụng thấp, có thể hỗ trợ điều trị mà không thể loại bỏ tận gốc các hạt. Vì vậy, chỉ sử dụng phương pháp này và không có phương pháp khác để điều trị triệt để thì bệnh có nguy cơ diễn tiến nặng hơn, gây nguy hiểm cho người bệnh.

3.2. Phương pháp đốt

Phương pháp đốt được sử dụng khi các hạt ở sau thành họng phát triển quá to gây ảnh hưởng đến đường thở và hoạt động nuốt, người bệnh hít thở khó khăn, khi ăn uống bị đau gây khó chịu và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt.

Ngoài ra, khi điều trị nội khoa không đáp ứng được hoặc tình trạng bệnh nhân có thể xảy ra những biến chứng nguy hiểm thì có thể áp dụng biện pháp này. Các phương pháp đốt được áp dụng chủ yếu hiện nay là đốt điện, nito lạnh, laser.

Ưu điểm: Đây là phương pháp nhanh nhất để loại bỏ các hạt nhanh chóng, chữa khỏi bệnh viêm họng hạt, giúp người bệnh không còn khó chịu, mang lại cảm giác thoải mái.

Hạn chế: Những hạt li ti không thể loại bỏ bằng phương pháp này vẫn có khả năng phát triển lớn lên. Đồng thời, việc đốt hạt có nguy cơ để lại sẹo, niêm mạc họng dễ bị viêm nhiễm và tổn thương. Do vậy, đây là biện pháp cuối cùng được chỉ đinh bởi bác sĩ, bệnh nhân không nên tùy tiện sử dụng phương pháp đốt này.

3.3. Phương pháp đông y

Trong phương pháp này, sử dụng các bài thuốc thảo dược để điều trị bệnh từ sâu bên trong, loại bỏ được tận gốc căn nguyên của bệnh.

Theo Đông y, khi của các cơ quan bên trong suy giảm chức năng, đặc biệt là sự suy yếu của can – phế- thận thì sẽ dẫn đến bệnh viêm họng hạt. Cơ thể sẽ mất cân bằng âm dương, tại họng uất tích nhiều phong nhiệt. Lúc này phong nhiệt và ngoại tà bên ngoài thừa cơ xâm nhập vào, là nguyên nhân làm khởi phát viêm họng.

Ngoài điều trị triệu chứng, để điều trị tận gốc viêm họng hạt, Đông y còn chú trọng vào giải quyết căn nguyên. Vì vậy, Đông y kết hợp nhiều loại thảo dược nhằm bồi bổ can – phế – thận, thanh nhiệt, cân bằng âm dương, trừ phong. Nhờ phương pháp trên chính khí được tăng cường, căn nguyên bệnh được loại bỏ triệt để, khỏi bệnh và ngăn ngừa tái phát.

4. Biện pháp phòng tránh bệnh viêm họng hạt

Chú ý việc vệ sinh răng miệng

– Đánh răng 2 lần trở lên một ngày.

– Súc miệng bằng nước muối, nước súc miệng thường xuyên để diệt khuẩn, kháng viêm và ngăn ngừa các tác nhân gây hại phát triển trong hệ hô hấp.

– Cần uống đủ nước mỗi ngày (một kg tương đương với 0.2 lít nước)

– Không dùng các chất kích thích như thuốc lá, thuốc lào, rượu, bia,..

Người viêm họng hạt cần chú ý

– Không dùng chung vật dụng cá nhân, ăn uống chung với bệnh nhân bị viêm họng hạt.

– Tránh nói chuyện, tiếp xúc trực tiếp với người bị đang nhiễm bệnh.

Môi trường sống, làm việc luôn sạch sẽ, thoáng mát

– Thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, đúng quy trình và đủ các bước. 

– Mang khẩu trang khi đi ra đường để bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây dị ứng, các loại vi khuẩn, virus trong môi trường, khói bụi, khí thải, nấm mốc, hóa chất, …

– Các xí nghiệp, nhà máy có môi trường làm việc chứa nhiều khói bụi, hóa chất độc hại cần chú ý trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cho người lao động

– Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa và môi trường làm việc thoáng mát, sạch sẽ.

Giữ gìn sức khỏe và nâng cao sức đề kháng của bản thân

– Bảo vệ tốt cho cơ thể khi chuyển mùa hoặc thời tiết thay đổi thất thường, quá nóng hoặc quá lạnh

– Thường xuyên rèn luyện nâng cao sức khỏe bản thân bằng những hoạt động thể chất.

– Ăn uống hợp lý, khoa học, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo năng lượng cơ thể, nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch chống bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh

– Khám sức khỏe định kỳ.

5. Lời kết

Như vậy, có thể thấy có rất nhiều phương pháp để chữa viêm họng hạt nhưng để lựa chọn được cách hiệu quả nhanh nhất và phù hợp cũng không phải là điều dễ dàng.

Vì vậy, thay vì tự bản thân thử từng phương pháp, người bệnh nên đi khám tại các cơ sở y tế để nhận được sự hỗ trợ của các thầy thuốc, bác sĩ chuyên môn, giúp bệnh được chữa trị kịp thời và triệt để nhất.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)