Viêm họng cấp có nguy hiểm không? cách điều trị và lưu ý

Viêm họng cấp là bệnh xảy ra quanh năm và rất dễ mắc phải. Đặc biệt viêm họng cấp càng dễ xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa. Tuy nhiên nếu viêm họng cấp không được điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.

Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhất về căn bệnh tưởng chừng như đơn giản nhưng lại nguy hiểm này 

1.Tìm hiểu về viêm họng cấp

1.1 Thế nào là viêm họng cấp?

Họng (hầu) bao gồm thanh hầu, tỵ hầu và khẩu hầu, là một thành phần của đường dẫn khí. Bệnh viêm họng cấp thường khởi phát rất nhanh chóng và đột ngột, nó là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc họng cấp tính.

Viêm họng cấp có thể kiểm soát dễ dàng nếu phát hiện sớm và điều trị, thời gian dễ bị bệnh chủ yếu là vào mùa đông hoặc đầu mùa xuân. 

Viêm họng cấp nguyên nhân gì?

Viêm họng cấp nguyên nhân gì?

1.2 Vì sao bị viêm họng cấp?

Nguyên nhân gây ra viêm họng cấp thường là do nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng. Tuy nhiên đa số do nhiễm trùng là chủ yếu (vi khuẩn, virus). Nhưng đa số là nhiễm bệnh do virus gây ra là chủ yếu. 

Do virus gây ra

Một số loại virus thường gặp bao gồm:

  • Adenovirus:trong nhóm virus gây viêm họng thì đây là tác nhân phổ biến nhất. Biểu hiện thường thấy là họng đau nhưng không đỏ, gây sưng hạch cổ. 
  • Các virus cúm: sốt cao, đau mỏi cơ toàn thân và đau đầu là các triệu chứng thường gặp. 
  • Epstein-Barr virus: loại virus này có thể gây viêm amidan mủ, sưng hạch. 
  • Herpes simplex virus: miệng có thể xuất hiện các vết loét. 
  • Virus sởi
  • Các loại virus khác: coronavirus, các virus á cúm, rhinovirus và virus hợp bào đường hô hấp.

Do các loại vi khuẩn

  • Liên cầu khuẩn (Streptococcus): nhóm vi khuẩn thường gặp nhất là liên cầu nhóm A. Khi nhiễm loại vi khuẩn này có thể gây sốt cao, hạch sưng to, viêm amidan mủ. Ngoài ra thấp tim, một số bệnh van tim do thấp về sau là những biến chứng nguy hiểm mà loại vi khuẩn này để lại.
  • Bạch hầu (Corynebacterium diphtheria): đây là nhóm vi khuẩn phổ biến trong quá khứ và thường gặp nhất ở trẻ em, vì chúng tạo ra các giả mạc trắng làm tắc nghẽn đường thở gây suy hô hấp cho trẻ nên loại vi khuẩn này rất nguy hiểm. Do không được tiêm phòng vacxin đầy đủ nên bệnh bạch hầu gần đây có xu hướng tăng lên sau một thời gian dàu bị đẩy lùi. 
  • Một số nhóm vi khuẩn ít gặp khác như lậu cầu, Chlamydia,…

Các nguyên khác

Một số nguyên nhân khác như ô nhiễm không khí, khói bụi, các tác nhân hóa học độc hại (uống rượu, bia, hút thuốc lá…), trào ngược dạ dày thực quản, dị ứng,…

1.3 Triệu chứng của viêm họng cấp là gì?

Sốt cao

Bệnh nhân dễ rơi vào trạng thái sốt cao, người mệt mỏi khó chịu do niêm mạc họng bị viêm nhiễm đột ngột. Bệnh nhân có thể sốt nhẹ hơn nếu tác nhân gây viêm họng cấp do vi khuẩn bạch cầu, tuy nhiên cơ thể cũng sẽ bơ phờ, tái xanh, mệt mỏi uể oải.

Đau rát họng

Người bệnh ban đầu sẽ thấy khô họng, sau đó là nóng họng rồi chuyển sang đau rát, đặc biệt là khi ho và nuốt nước bọt hoặc thức ăn. Do niêm mạc họng bị sưng viêm nên dẫn đến dấu hiệu này, khi há miệng to có thể nhìn thấy vòm họng sưng nề tấy đỏ. 

Ho khan

Sau dấu hiệu đau rát họng thì bệnh nhân sẽ cảm thấy ngứa họng, họng vướng gây khó chịu và muốn ho để thấy dễ chịu hơn. Tình trạng ho khan do viêm họng cấp diễn ra theo cơn, sau đó chuyển sang ho có đờm màu vẩn đục, nặng hơn là ho ra máu. 

Amidan sưng to

Bệnh nhân bị viêm họng cấp khi khám thực thể sẽ thấy họng có giả mạc trắng, amidan sưng to và đỏ tấy, đôi khi có bựa trắng phủ trên bề mặt, hạch góc hàm sưng đau.

Dấu hiệu khác

Ngoài ra còn có những dấu hiệu viêm họng cấp cơ bản mà người bệnh cần lưu ý như nét mặt bơ phờ, môi khô, nghẹt mũi, lưỡi bẩn, mạch nhanh, nước tiểu ít,… 

1.4 Sự nguy hiểm của viêm họng cấp

Viêm họng cấp thường chỉ diễn ra trong vòng 3 – 4 ngày nếu nguyên nhân do thời tiết chuyển mùa. Bệnh sẽ tự lui dần, các triệu chứng dần mất đi nếu người bệnh có sức đề kháng tốt và được chăm sóc hợp lý. 

Tuy nhiên bệnh sẽ diễn biến phức tạp hơn, dễ tiến triển nặng hơn nếu người bệnh có sức đề kháng yếu, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi vì bệnh có thể gây biến chứng như viêm mũi, viêm tai, phế quản phế viêm, thấp tim tiến triển, viêm cầu thận cấp.

Hoặc trở thành viêm họng mãn tính,… đặc biệt nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn liên cầu nhóm A thì sẽ nguy hiểm hơn. 

Điều trị viêm họng cấp ở trẻ em

Điều trị viêm họng cấp ở trẻ em

1.5 Viêm họng cấp lây truyền như thế nào?

Thực chất viêm họng cấp do vi khuẩn, virus có thể lây nhiễm từ người này sang người khác. Các giọt siêu nhỏ chứa tác nhân gây bệnh sẽ bay vào không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi bắn ra. Theo một trong các cách sau người tiếp xúc có thể dễ bị nhiễm bệnh: 

  • Hít phải các giọt chứa vi khuẩn, virus
  • Tay tiếp xúc với dịch tiết chứa vi khuẩn của người bệnh rồi chạm lên mắt mũi, miệng. 
  • Nếu dùng chung đồ ăn, thức uống với người bệnh cũng có thể bị lây bệnh. 

2. Cách điều trị viêm họng cấp

2.1 Dùng thuốc Tây

Thuốc giảm đau

Để giảm cảm giác đau rát vùng họng  bệnh nhân có thể dùng kết hợp paracetamol với vitamin C, hỗ trợ chữa trị viêm họng cấp trong giai đoạn đầu. 

Thuốc kháng viêm

Để ngăn chặn hiện tượng viêm nhiễm tại chỗ có thể dùng thuốc kháng viêm.

Kháng sinh

Có thể dùng các loại kháng sinh như Erythromycin, amoxicillin, cephalexin, các loại thuốc này có tác dụng chữa viêm họng cấp tính mức độ nhẹ, tiêu diệt và  kiểm soát  vi khuẩn gây bệnh, tuy nhiên chỉ nên dùng trong 2-3 ngày để đảm bảo an toàn.

Khám cho bé khi thấy những dấu hiệu khả nghi

Khám cho bé khi thấy những dấu hiệu khả nghi

2.2 Dùng thuốc nam

Cao tỏi

Đập dập 1 củ tỏi rồi trọn với 1 thìa mật ong thêm chút nước lọc, đem đun hỗn hợp tới khi sánh mịn. Để có hiệu quả mỗi ngày cho người bệnh uống khoảng 3 thìa sẽ thấy bớt đau rát họng, thuyên giảm ho khan rõ rệt. 

Chanh gừng

Trộn hỗn hợp 1 muỗng nước cốt chanh, 1 muỗng bột gừng, 1 cốc nước ấm đem súc miệng hằng ngày. Thực hiện 1 thời gian sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. 

Rau diếp cá

Lấy 1 nắm lá diếp cá rửa sạch rồi giã nhuyễn rồi đun sôi cùng với nước vo gạo khoảng 20 phút. Bỏ bả lấy nước rồi uống trước bữa ăn khoảng 1 giờ. Kiên trì dùng 1 thời gian sẽ thấy bệnh thuyên giảm đáng kể. 

3. Những điều cần lưu ý khi chữa trị viêm họng cấp và cách phòng tránh bệnh 

3.1 Những lưu ý khi điều trị bệnh viêm họng cấp 

Đối với bệnh nhân bị sốt cao thì cần bù nước và chất điện giải. Tốt nhất là nên cho bệnh nhân uống dung dịch oresol và pha đúng theo chỉ dẫn trên bao bì. 

Nên dùng thức ăn loại mềm, nhuyễn, dễ nuốt cho người bị viêm họng cấp, cần bổ sung thêm vitamin từ rau hoặc trái cây. Cần chú ý nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ, ngực, gan bàn chân khi đang bị bệnh. 

Người bệnh khi tắm xong cần lau thật khô rồi mới mặc quần áo sạch và lưu ý nên tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió. Sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy cần vệ sinh răng miệng, họng sạch sẽ. Để vừa chữa bệnh vừa phòng bệnh thì nên súc họng bằng nước muối nhạt hằng ngày. 

3.2  Cách phòng bệnh viêm họng cấp hiệu quả 

Chúng ta cần vệ sinh răng miệng, mũi, họng thường xuyên để phòng ngừa bệnh viêm họng cấp và các biến chứng của nó. Tạo thành thói quen vệ sinh răng sau khi ăn, trước khi ngủ và sau khi thức dậy, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Những ngày thời tiết chuyển mùa thì nên tắm bằng nước ấm, đặc biệt là một số người bệnh viêm họng bị tái lại nhiều lần. Sau khi tắm xong không nên ngồi trước quạt hoặc mở điều hòa trong phòng lạnh đột ngột 

Nên đi khám ngay khi có các dấu hiệu ban đầu của viêm họng cấp như sốt cao, đau họng nặng, tốt nhất là đến bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng để chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời, tránh để bệnh kéo dài nhiều ngày hoặc tự mua thuốc uống dễ dẫn đến nhiều nguy hiểm khó lường. 

4. Lời kết

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh viêm họng cấp. Tất cả mọi người nên chủ động phòng bệnh cho mình hoặc nếu thấy dấu hiệu bệnh thì nên đi khám ngay để được điều trị.

Tham khảo:

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)