[ Viêm giác mạc ] là gì – nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Người bị mắc viêm giác mạc có nguy cơ cao để lại các di chứng ảnh hưởng đến thị lực về sau vì đây là bệnh nguy hiểm. Để có thể phát hiện kịp thời và điều trị hiệu quả thì điều cần thiết đầu tiên là phải hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng của bệnh.

Muốn tìm hiểu rõ hơn về bệnh này, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau.

1. Tìm hiểu về bệnh viêm giác mạc

1.1 Thế nào là viêm giác mạc?

Giác mạc là một mảnh mô hình vòm, mỏng trong suốt nằm trước nhãn cầu, thông qua mảnh mô này cho phép ánh sáng truyền vào mắt, nó còn có chức năng bảo vệ mắt và tham gia vào hoạt động khúc xạ của mắt. 

Giác mạc là bộ phận tiếp xúc với môi trường bên ngoài  đầu tiên và lại vô cùng mỏng nên rất dễ bị tổn thương, vì vậy đây là điều kiện rất thuận lợi cho sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng. 

Người bị viêm giác mạc sẽ rất dễ để lại các di chứng và biến chứng. Khi bị viêm giác mạc nếu không được chữa trị kịp lúc và đúng phương pháp thì người bệnh có nguy cơ mù hoàn toàn về sau, nguy cơ của bệnh này chỉ đứng sau glocom và đục thủy tinh thể. 

Bệnh viêm kết mạc là gì?

Bệnh viêm kết mạc là gì?

1.2 Bệnh có phổ biến không?

Hiện nay số lượng người bị viêm giác mạc là rất nhiều, là một bệnh về mắt tương đối phổ biến, tuy nhiên nữ giới sẽ ít bị ảnh hưởng bởi bệnh này hơn nam giới vì có tới 65 -70% người mắc bệnh là nam giới. Bất kỳ lứa tuổi nào cũng đều bị ảnh hưởng bởi bệnh. Bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ thì có thể quản lý được bệnh. 

Nếu có thắc mắc hãy tham khảo thêm từ bác sĩ. Tuy viêm giác mạc hiện nay có thể chữa trị được nhưng đây là nguyên nhân phổ biến gây mù lòa về sau. 

1.3 Nguyên nhân nào gây bệnh?

Viêm giác mạc là phản ứng viêm do giác mạc bị trầy và gây nhiễm trùng. Bệnh này vô cùng nguy hiểm và có thể để lại một số di chứng vĩnh viễn như lồi mắt cua, thủng nhãn cầu, sẹo giác mạc, thị lực yếu hoặc mù lòa hoàn toàn. 

Viêm giác mạc do một số nguyên nhân sau đây gây ra: 

Nhiễm trùng mắt và chấn thương mắt là hai nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng viêm giác mạc. 

Nhiễm trùng mắt

Nhiễm trùng mắt có thể xảy ra do sự thâm nhập của virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm và trong giác mạc. Tình trạng viêm diễn ra do cơ thể phát hiện sự xâm nhập của vi khuẩn và phản ứng lại bằng cách sản sinh ra kháng thể. Thường sau khi bị chấn thương mắt như bụi mắt, va đập,.. có thể bị viêm giác mạc.

Dạng bệnh phổ biến nhất là viêm giác mạc do virus. Bao gồm một số loại virus sau gây ra như Herpes simplex, Adenovirus và Varicella zoster. Chiếm tỷ lệ ít hơn là viêm giác mạc do vi khuẩn, còn bị bệnh do nấm hoặc vi trùng là rất ít khi gặp. 

Dấu hiệu bệnh viêm kết mạc

Dấu hiệu bệnh viêm kết mạc

Chấn thương mắt

Viêm giác mạc còn có thể xảy ra do phẫu thuật giác mạc, đeo kính áp tròng nhiều, một số tổn thương mắt khác. Bạn nên đến bệnh viện kiểm tra mắt ngay và ngưng sử dụng kính áp tròng nếu trong thời gian sử dụng có các biểu hiện bệnh về mắt. 

Nguyên nhân khác

Hậu quả của một số bệnh tự miễn như hội chứng Sjogren và viêm khớp dạng thấp cũng có gây viêm giác mạc. Khi mắc các bệnh này thì giác mạc có thể bị tấn công bởi các kháng thể và tế bào miễn dịch trong cơ thể và dẫn đến viêm giác mạc. 

Bạn cần đề phòng một số yếu tố nguy cơ cao gây nên viêm giác mạc như: 

  • Mắt bị khô do thiếu vitamin A hoặc bệnh mắt hột để lại một số biến chứng như khô mắt, lông quặm,…
  • Bị liệt VII gây tổn thương thần kinh khiến mắt không thể nhắm kín 
  • Một số chấn thương khiến mắt trầy, giác mạc rách. 
  • Dùng kính áp tròng sai cách khiến mắt tổn thương,…

Đường lây truyền

  • Các hành động như cầm, nắm, chạm vào vật đã nhiễm bệnh như đồ dùng cá nhân, điện thoại, tay nắm cửa, gối ,khăn mặt…, bắt tay với người bệnh khiến cơ thể tiếp xúc với chất tiết rỉ mắt của người bệnh. 
  • Hít phải không khí đã nhiễm vi khuẩn gây bệnh hoặc lây qua các con vật trung gian gây bệnh như ruồi.
  • Dùng nước đã nhiễm bẩn để tắm, giặt, nấu ăn, sinh hoạt…
Cách điều trị viêm kết mạc hiệu quả

Cách điều trị viêm kết mạc hiệu quả

1.4 Khi bị viêm giác mạc có triệu chứng gì?

Khi bị bệnh lớp ngoài cùng của giác mạc sẽ bị tổn thương đầu tiên, sau đó sẽ lan dần vào bên trong gây nên tình trạng viêm giác mạc. Viêm có thể lan sâu vào bên trong mắt làm giảm thị lực và dẫn đến mù lòa hoàn toàn nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. 

Các triệu chứng sau sẽ xuất hiện nếu người bệnh mắc viêm giác mạc: 

  • Mắt đau nhức âm ỉ, dội lên từng cơn, ánh sáng hoặc va chạm nhẹ cũng khiến mắt bị đau. 
  • Nước mắt chảy nhiều hơn bình thường và có thể tự nhiên chảy khi người bệnh mở mắt hoặc vành mi mắt chứ không cần tác động gì.
  • Mắt không thể mở rõ khi gặp ánh sáng.
  • Thị lực yếu đi khiến mắt mờ, khó nhìn hơn trước
  • Mắt đỏ nhiều quanh tròng đen và thỉnh thoảng xuất hiện ngấn mủ trắng ngay tròng đen
  • Giác mạc xuất hiện những đốm trắng to nhỏ khác nhau, ở trung tâm giác mạc là chủ yếu 

Thông thường chỉ một bên mắt bị nhiễm virus hoặc bị thương mới bị viêm giác mạc. Viêm sẽ xuất hiện ở hai mắt nếu bệnh do các nguyên nhân khác.

2. Điều trị bệnh viêm giác mạc như thế nào?

Để tránh nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng thị lực sau này thì người bệnh viêm giác mạc cần được điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Thông thường bác sĩ sẽ dùng thuốc để điều trị. 

Trường hợp bệnh nặng thì tùy theo tình trạng của người bệnh mà thay vì điều trị bằng thuốc sẽ có các phương pháp phẫu thuật khác nhau như ghép giác mạc, phủ kết mạc, ghép màng ối,…

2.1 Lưu ý khi bị bệnh

 Khi điều trị viêm giác mạc người bệnh cần lưu ý một số điều sau: 

  • Vi sinh vật sẽ phát triển mạnh hơn trong không gian kín nên không nên băng kín mắt 
  • Tránh những kích thích từ môi trường bằng cách đeo kính mát dù ở nhà hay  ra đường
  • Trong quá trình điều trị không nên trang điểm mắt hoặc đeo kính áp tròng 
  • Bảo vệ mắt khỏi các vật các thể tác động đến mắt và không dùng tay dụi mắt.

2.2 Cách chăm sóc mắt khi bị bệnh

– Trước và sau khi tiếp xúc với mắt nên vệ sinh tay sạch sẽ

– Dùng khăn cá nhân sạch hoặc gạc y tế để lau mắt 

– Trong trường hợp viêm kết mạc do virus thì tránh để dịch tiết từ mắt tiếp xúc với người lành để tránh lây lan thành dịch 

– Khi có các triệu chứng nặng của bệnh như mắt đau nhức nhiều, mắt mờ, sợ ánh sáng mạnh thì nên tái khám ngay lập tức  

3. Làm thế nào để phòng bệnh?

– Khi làm việc trong môi trường nhiều khói, bụi thì nên sử dụng các biện pháp bảo hộ để bảo vệ mắt như đeo kính,… 

– Khi di chuyển ngoài đường nhiều bụi và dị vật thì nên đeo kính mát để bảo vệ mắt 

– Trong trường hợp bị hở mi nên dùng kính để bảo vệ mắt 

– Đối với các bệnh toàn thân và các bệnh về mắt có nguy cơ gây viêm giác mạc thì nên điều trị dứt điểm 

– Không đắp các loại thuốc lá vào mắt khi nghi ngờ bị bệnh, không dụi mắt bằng tay hay tự ý sử dụng vật dụng để lấy dị vật trong mắt 

– Để tránh mắt khô nên cung cấp đủ vitamin A thông qua ăn uống và chợp mắt thường xuyên 

– Lưu ý vệ sinh  trước và sau khi sử dụng kính áp tròng 

4. Lời kết

Một trong những nguyên nhân gây giảm thị lực và mù lòa đó là bệnh viêm giác mạc phổ biến. Người bệnh nếu thấy xuất hiện các triệu chứng khó chịu ở mắt thì nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị kịp thời vì bệnh có thể để lại những biến chứng vô cùng nghiêm trọng. 

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)