Viêm da mủ do đâu – dấu hiệu – cách điều trị và lưu ý

Bệnh viêm da mủ hay còn gọi là viêm da nhiễm khuẩn là bệnh dễ xảy ra khi da tập trung nhiều bụi bẩn, chất bã nhờn và mồ hôi tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. 

Cùng tìm hiểu về nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh căn bệnh này nhé!

1. Tìm hiểu về bệnh viêm da mủ

1.1 Thế nào là viêm da mủ?

Hiện tượng xảy ra khi da chứa nhiều mầm bệnh được gọi là nhiễm trùng da. Tình trạng nhiễm trùng sẽ kéo theo một số các triệu chứng đi từ nhẹ đến nặng.

Đối với các loại vi khuẩn gây bệnh, thậm chí là ký sinh trùng và nấm thì da người là nơi sinh sống và là vùng đất  màu mỡ để phát triển. Những loại vi khuẩn thường gặp nhất đó là liên cầu (streptococcus) và tụ cầu (staphylococcus). Khi đang sinh sống với điều kiện bình thường thì các vi khuẩn này sẽ không gây bệnh trên da. 

Viêm da mủ ở trẻ em

Viêm da mủ ở trẻ em

Tuy nhiên những loại vi khuẩn này sẽ tăng độc tính trên da khi gặp những điều kiện thích hợp như vệ sinh da kém, môi trường nóng nực, cơ thể suy yếu, ngứa ngáy, chấn thương da,… Đồng thời gây nên tình trạng nhiễm trùng da, một trong số đó là bệnh viêm da mủ hay còn có tên khác là viêm da nhiễm khuẩn. 

1.2 Sự lây lan của bệnh

Nếu sử dụng chung quần áo, khăn tắm, khăn mặt hoặc tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị bệnh thì có thể lây lan từ người này sang người khác do tác nhân gây bệnh là các loại vi khuẩn cư trú trên da. 

Đặc biệt bệnh sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao hơn nếu xuất hiện ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Do sức đề kháng và thể trạng của trẻ nhỏ yếu kém. 

Để phòng tránh bệnh lây lan người lành nên tránh dùng chung khăn hoặc quần áo với người bệnh và không chạm vào vùng da bệnh của người bệnh để tránh vi khuẩn lây lan. 

2. Nguyên nhân gây ra bệnh và các bệnh lý có thể mắc

Tạp khuẩn trên da tăng sinh, tăng độc tố gây nên bệnh ngoài da gọi là viêm da mủ khi gặp điều kiện thuận lợi như lao động mạnh ra nhiều mồ hôi, đi lại, tập luyện trong thời gian dài. 

Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh viêm da mủ gồm có 2 loại sau đây: do liên cầu khuẩn và do tụ cầu khuẩn.

2.1  Nguyên nhân do liên cầu khuẩn

Trên bề mặt da của chúng ta tồn tại nhiều loại vi khuẩn, nhất là khi da tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, phần nhiều là các liên cầu và tụ cầu khuẩn, thường tập trung ở vùng có nhiều lông, mồ hôi, chất bã nhờn,… Người dân dễ bị viêm da khi sống trong vùng nước ngập sau lũ lụt do nguồn nước bị ô nhiễm nặng.

Giống như tụ cầu, liên cầu cũng là một loại vi khuẩn tồn tại trên da và chúng sẽ sinh sôi nhanh và gây bệnh khi gặp những điều kiện thuận lợi như ô nhiễm. Mặt khác, liên cầu có thể xâm nhập vào da gây bệnh khi ở trong môi trường nước bẩn. Có nhiều thể bệnh viêm da do liên cầu khuẩn như: 

Điều trị bệnh viêm da mủ

Điều trị bệnh viêm da mủ

Chốc lây(impetigo) 

Đối tượng phổ biến nhất của bệnh chốc lây là trẻ em (đặc biệt là bé trai), nhưng nếu người lớn có hệ miễn dịch kém với vi khuẩn thì cũng có thể mắc bệnh hoặc bị ảnh hưởng. Đây là bệnh phổ biến trên toàn thế giới, phổ biến hơn ở các nước đang phát triển và thường khởi phát cao điểm vào mùa hè.. 

Bệnh chốc lây này có biểu hiện với bọng nước trên da, bùng nhùng và sau vài giờ xuất hiện mủ vàng, bệnh này có xu hướng gây ngứa cho da và là một bệnh nhiễm trùng cấp tính. Da trợt nông, ửng đỏ khi bọng mủ vỡ và mủ tiết ra thường có màu vàng như mật ong. 

Chốc loét (ecthyma)

Chốc loét là một dạng sâu của bệnh chốc lở, một bệnh nhiễm trùng da đặc trưng bởi vết loét gây ra sự ăn mòn sâu hơn vào lớp hạ bì của da vì đây là bệnh xảy ra do cùng một loại vi khuẩn với bệnh chốc lở. 

Những người vệ sinh cơ thể yếu kém, thiếu dinh dưỡng, nghiện rượu hoặc có bệnh đái tháo đường sẽ thường gặp phải bệnh này. 

Bệnh bắt đầu bằng một phỏng mủ hoặc một phỏng nước như chốc. Sau đó sinh ra vẩy ốc khi phỏng mủ vỡ, đóng vảy dày màu vàng sẫm hoặc nâu đen, vẩy đùn thành nhiều lớp cao lên. Vảy bóc đi để lại một vết loét đứng thành, rớm mủ, ít nụ thịt xung quanh, nền tái, da tím tím xung quanh vết loét và lâu lành, tiến triển rất dai dẳng. 

Hăm kẽ(intertrigo)

Trẻ em nhất là trẻ em mập mạp là đối tượng dễ bị hăm kẽ hoặc bệnh cũng xuất hiện ở người lớn ra mồ hôi nhiều, béo mập. Các nếp gấp ở cơ thể là nơi dễ xuất hiện bệnh như dưới cánh tay, sau tai, nếp gấp ở cổ, dưới bụng nhô ra, giữa mông, kẽ háng, trong các ngón chân hoặc ngón tay. 

Da tại các nếp gấp trên đỏ ửng thành đám, trợt, rớm dịch, tróc viền da mỏng phía ngoài. Có thể trợt loét chảy nước, đau rát, có mủ do cọ xát, bí hơi vùng tổn thương.

Trị viêm da mủ

Trị viêm da mủ

Chốc mép(perleche)

Đối tượng thường gặp là trẻ em, đơn độc hoặc đi kèm các bệnh tổn thương khác do liên cầu khuẩn. Dấu hiệu bao gồm: 

  • Trẻ khó chịu và không chịu bú do hai kẽ mép bị nứt trợt, rớm dịch, đóng vảy vàng dễ chảy máu, gây đau rát
  • Biểu hiện đi kèm thường là hạch dưới hàm sưng đau

Viêm quầng (erysipelas)

Một loại bệnh nhiễm trùng da sâu đến lớp hạ bì, cũng có thể lan đến các tế bào bạch huyết ở bề mặt da được gọi là viêm quầng. Chi dưới là vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất do nó xảy ra với một vùng ban đỏ ranh giới rõ sau đó to dần, vị trí ảnh hưởng thứ 2 đó là mặt.  

Liên cầu kích thích nhiễm trùng nguyên phát. Liên cầu nhóm A hầu như là nguyên nhân gây nhiễm trùng ở mặt trong khi ở chi dưới lại liên quan nhiều hơn đến liên cầu không thuộc nhóm A. Liên cầu Beta tan huyết là nguyên nhân hàng đầu gây viêm quầng đã được kết luận bởi các nhà nghiên cứu trong một nghiên cứu tại Na Uy. 

Nguyên nhân viêm quầng

Nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm quầng sau sinh ở trẻ sơ sinh là liên cầu nhóm B. Viêm quầng thường bắt đầu với vùng da tổn thương nhỏ và mở đường cho sự vi khuẩn gây bệnh lây nhiễm. Một trong số nhiều nguyên nhân đó là vết mổ, vết loét ứ đọng, vết côn trùng đốt. 

Ngoài ra một nhiễm trùng lân cận từ đường mũi họng cũng có thể gây viêm quầng trên khuôn mặt. 

Một số triệu chứng của bệnh viêm quầng như sốt, ớn lạnh, run rẩy và chúng thường khởi phát đột ngột không thể phát hiện trước. Vùng da của chỉ là vị trí ảnh hưởng chủ yếu của bệnh viêm quầng nhưng khi có tổn thương ở mặt chúng thường có hình dạng cánh bướm trên má qua sống mũi. 

Vùng da bị tổn thương có màu đỏ tươi, sờ cứng và sưng tấy, nó có thể bị lõm ở giữa và mọc mụn nước, Có thể xuất huyết dưới da, hoại tử nếu trường hợp nặng. Bệnh thường xuất hiện ở vùng rốn, vùng mang tã lót đối với trẻ sơ sinh. 

2.2 Nguyên nhân do tụ cầu khuẩn

Viêm nang lông nông

Viêm nang lông nông thường xuất hiện ở đầu lỗ chân lông tại vị trí nông. Khi mới xuất hiện lỗ chân lông hơi sưng đỏ, có cảm giác đau, xung quanh chân lông có quầng viêm nhẹ và xuất hiện các mụn mủ nhỏ. Sau vài ngày mụn mủ khô và tróc vảy, thường không để lại sẹo. 

Viêm nang lông sâu

Bệnh thường có biểu hiện sưng tây nhiều cụm quanh nang lông , xung quanh lỗ chân lông còn có mụn mủ. Mụn mủ màu đỏ, gồ ghề, cứng cộm, khi nặn sẽ ra mủ và thường mọc thành cụm hoặc rải rác.

Vùng cằm, gáy, vùng da đầu,… thường là vị trí dễ bị viêm nang lông sâu, bệnh diễn tiến dai dẳng và hay tái lại. 

Đinh nhọt

Bệnh thường có các biểu hiện như mọc nhọt kèm theo sốt, hạch bạch huyết lân cận sưng đau, nếu nhọt mọc ở tai sẽ rất đau nhức, được gọi là “đằng đằng”, còn nếu mọc ở miệng thì gọi là  “đinh râu”.

Bệnh có thể gây nhiễm khuẩn huyết, tắc tĩnh mạch gây tử vong rất nguy hiểm. 

Nếu do tụ cầu vàng khiến nhọt đinh mọc ở gáy, lưng, mông sẽ rất nguy hiểm do độc tính cao. Người già yếu, người mắc đái tháo đường, nghiện rượu, ăn uống không đủ chất thường dễ mắc phải.

Khi nhọt vỡ có thể có mủ chứa nhiều ngòi lỗ chỗ như tổ ong có thể gây biến chứng nhiễm khuẩn huyết gây tử vong rất nguy hiểm.  

Nhọt ổ gà

Bệnh này kèm theo viêm tuyến bã, tuyến mồ hôi dưới cánh tay tạo thành một túi mủ sâu ở vùng bì và hạ bì. Ổ mủ thường xuất hiện ở vùng dưới cánh tay, ban đầu nhọt cứng rồi mềm và vỡ ra. Trong một hố nách có thể có nhiều nhọt ổ gà cùng một lúc. Bệnh thường dai dẳng và vào mùa hè hay tái phát lại. 

2. Một số điều cần lưu ý trong việc điều trị và phòng bệnh

2.1 Điều trị bệnh như thế nào?

Bệnh nhân nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh để được chẩn đoán và có phương pháp chữa phù hợp, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm về sau. Tuyệt đối không nên tự chữa trị ở nhà để tránh bệnh diễn tiến nặng hơn gây nguy hiểm. 

2.2 Những điều cần lưu ý trong quá trình chữa và phòng bệnh

Cần lưu ý những điều sau đây trong thời gian chữa trị và phòng bệnh viêm da mủ:

  • Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc bôi hay kháng sinh khi không có sự chỉ định của bác sĩ hoặc đắp lá, dán cao theo dân gian,…
  • Bệnh nhân cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế, bệnh viện để khám và phát hiện bệnh ngay khi những triệu chứng của bệnh xuất hiện. Sau đó dùng các phương pháp điều trị thích hợp để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm về sau.  
  • Không dùng tay gãi hay chà xát lên vùng da bị tổn thương. Tuyệt đối không tự ý chích nặn mủ trên da.
  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thường xuyên tắm rửa. Không ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ. 
  • Ăn nhiều trái cây để bổ sung vitamin. Đồng thời nâng cao sức đề kháng bằng cách tăng cường chất đạm.
  • Cha mẹ có thể dùng nước sài đất, chè tươi, mướp đắng để tắm cho bé. Thực hiện đều đặn thì đây là phương pháp phòng bệnh viêm da mủ vô cùng hiệu quả. 

3. Lời kết

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về bệnh viêm da mủ cũng như cách phòng bệnh. Mỗi cá nhân nên tự ý thức phòng bệnh cho chính mình vì đây không chỉ là bệnh lý gây mất thẩm mỹ mà còn để lại biến chứng nguy hiểm.

Vì vậy, ngay khi có dấu hiệu bệnh bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị thích hợp.

Tham khảo:

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)