Ung thư lưỡi là gì? dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Ung thư lưỡi là căn bệnh ác tính nguy hiểm thường gặp ở vùng miệng-lưỡi. Ở giai đoạn đầu, triệu chứng của ung thư lưỡi  khá mơ hồ và dễ bị bỏ sót.

Chỉ khi bệnh trở lên nặng hơn thì các triệu chứng mới rõ ràng hơn, vì vậy người bệnh thường phát hiện ra bệnh khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị ung thư lưỡi ngay nào!

1. Tìm hiểu về căn bệnh ung thư lưỡi 

1.1. Ung thư lưỡi và ung thư miệng hầu có nét tương quan gì?

Ung thư có thể phát triển tại một trong hai khu vực khác nhau của lưỡi. Khu vực thứ nhất là phần phía trước của lưỡi, ung thư phát triển ở đây là ung thư lưỡi. Khu vực thứ hai là ung thư phát triển ở phần phía sau lưỡi (gốc lưỡi) thì là ung thư miệng hầu.

Dấu hiệu nhận biết ung thư lưỡi

Dấu hiệu nhận biết ung thư lưỡi

Triệu chứng khi bị ung thư miệng hầu là:

  • Bạch sản niêm (các mảng màu đỏ và trắng xen kẽ hoặc chỉ đỏ xuất hiện trên lưỡi hoặc trong miệng).
  • Các vết loét miệng hoặc vết thương không lành.
  • Khi nuốt bị đau họng.
  • Có cảm giác vướng, cộm, trong họng.
  • Khản giọng
  • Đau lưỡi.
  • Khó cử động lưỡi hoặc hàm.
  • Đau tai hoặc đau cổ.
  • Mất, rụng răng.
  • Hơn 3 tháng miệng hầu sưng đau không thuyên giảm.
  • Có khối bất thường trong miệng.
  • Răng giả không còn vừa với miệng như ban đầu.

Nhiều người không phát hiện được sự xuất hiện của ung thư vùng miệng vì những triệu chứng sớm của bệnh không quá rõ ràng.

Nên cảnh giác với bất kỳ triệu chứng của bệnh, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ cao (người lạm dụng rượu hoặc người hút thuốc lá). Những đối tượng này nên đi khám bệnh định kỳ với bác sĩ hoặc nha sĩ để kiểm soát được tình trạng sức khỏe của mình.

1.2. Những đối tượng dễ mắc bệnh ung thư lưỡi

Theo nghiên cứu cho thấy, những người không sử dụng thuốc lá có khả năng bị ung thư lưỡi thấp hơn những người sử dụng thuốc lá thường xuyên.

Hút thuốc, xì gà, tẩu thuốc đều có nguy cơ mắc ung thư lưỡi bưởi vì chất nicotine có trong thuốc và khói thuốc có thể gây hại cho các bộ phận có trong miệng. Một nghiên cứu đã cho kết quả rằng bệnh ung thư miệng, lưỡi có liên quan đến rượu, 70 – 80% người mắc căn bệnh ung thư này đều có chứng nghiện rượu.

Vì rượu có thể kích thích các gen gây ung thư và tạo ra một số bệnh ác tính khác. Ngoài ra, những người có tiếp xúc với nguồn bức xạ có cường độ cao cũng có khả năng mắc ung thư miệng, lưỡi cao hơn bình thường.

Và một người có thể mắc bệnh nếu như trong nhà có người đã hoặc đang bị bệnh. 

Dấu hiệu nhận biết ung thư lưỡi

Dấu hiệu nhận biết ung thư lưỡi

1.3. Nguyên nhân mắc bệnh ung thư lưỡi

Nguyên nhân gây ra ung thư lưỡi hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nhưng có một số yếu tố có thể khiến tỉ lệ mắc phải ung thư tăng lên như:

  • Lạm dụng rượu.
  • Hút, nghiện thuốc lá.
  • Chế độ ăn mất cân bằng: ít rau xanh, hoa quả, ăn nhiều thịt đỏ, thực phẩm chế biến.
  • Trong gia đình có người bị ung thư vùng miệng hoặc lưỡi.
  • Nhiễm virus gây u nhú ở người (tức là human papillomavirus – HPV).
  • Tiền sử gia đình từng bị ung thư lưỡi hoặc vùng miệng.
  • Có tiền sử bị ung thư, nhất là ung thư tế bào biểu mô vảy ở vị trí khác.

Nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất là nam giới có độ tuổi ngoài 50. Đối với người vừa nghiện rượu vừa hút thuốc lá có nguy cơ cao hơn 15 lần so với những người bình thường.

Dưới đây là một vài các yếu tố nguy cơ khác:

  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
  • Phơi nhiễm với một số chất, như acid sulfuric, formaldehyde và amiăng.
  • Nhai trầu.
  • Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách hoặc có các tác nhân ảnh hưởng tới miệng,  như kích cỡ răng giả không phù hợp hoặc có một chiếc răng nhọn gây kích thích.

1.4. Dấu hiệu về bệnh ung thư lưỡi

Giai đoạn đầu:

ở giai đoạn này các triệu chứng của bệnh thường không quá rõ ràng nên sẽ dễ bị bỏ qua. Người bệnh sẽ cảm thấy xương cá hoặc dị vật đâm vào lưỡi, khó chịu nhưng qua rất nhanh.

Bên cạnh đó, trên lưỡi có điểm nổi phồng, với những sự thay đổi về màu sắc, xơ hóa, niêm mạc trắng hoặc tổn thương là vết loét nhỏ. Thậm chí có thể sờ, cảm nhận được tổn thương rắn, chắc, không mềm như bình thường. 50% số ca bệnh bệnh nhân có hạch ngay từ giai đoạn đầu.

Phổ biến, hay gặp là hạch dưới hàm, dưới cằm, cảnh cao. Tùy vào độ xâm lấn của u nguyên phát mà khả năng di căn hạch vùng khoảng 15 –  75%.

Nhận biết ung thư lưỡi

Nhận biết ung thư lưỡi

Giai đoạn toàn phát:

Ở giai đoạn này, có thể dễ dàng phát hiện bệnh vì những triệu chứng rõ rệt như: đau khi ăn uống, khi nói hoặc nuốt đau sẽ kéo dài. Bên cạnh đó, người bệnh có thể bị sốt nhiễm khuẩn, cơ thể suy nhược nhanh do không ăn được.

Khi nói, nhai và nhất là ăn đồ cay nóng cảm giác đau tăng lên khi nói, đôi khi đau lan đến tai; tăng tiết nước bọt; tổn thương hoại tử khiến chảy máu vùng miệng và có hơi thở khó chịu.

Một vài người bệnh bị cố định lưỡi hoặc khít hàm cản trở nói chuyển và nuốt đồ ăn. Cũng trong giai đoạn này xuất hiện ổ loét ở lưỡi, trên ổ loét phủ giả mạc dễ chảy máu, lưỡi bị hạn chế vận động, không di động được khi vết loét lan rộng và phát triển nhanh.

Giai đoạn tiến triển:

Giai đoạn này, thể loét phát triển mạnh, loét sâu lan rộng xuống bề mặt hoặc vào mặt dưới, gây bội nhiễm, gây đau đớn, dễ chảy máu, có mùi hôi, có thể có chảy máu nghiêm trọng. Khi thăm khám chú ý bệnh nhân ở trạng thái đã gây tê hạn chế đau đớn cho bệnh nhân.

Thăm khám thường xuyên để đánh giá được độ thâm nhiễm xuống phía dưới, đo kích thước khối u, độ xâm lấn vào các mô tiếp cận: amidan, trụ amidan, sàn miệng, rãnh lưỡi cần phải thăm khám thường xuyên.

Triệu chứng của ung thư lưỡi giai đoạn cuối 

Dưới đây là một số triệu chứng của ung thư lưỡi giai đoạn cuối: 

  • Sút cân: Triệu chứng này thường xuất hiện khi tình trạng bệnh ở giai đoạn khó điều trị. Sút cân, mệt mỏi là dấu hiệu của ung thư lưỡi hoặc cũng có thể chỉ là bệnh lý thông thường.
  • Mệt mỏi: Giai đoạn bệnh nặng, người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi. Mệt mỏi sẽ thường xuyên xảy ra và không có lý do.
  • Rối loạn tiêu hóa: Lúc ăn sẽ thấy nhanh no và xuất hiện tình trạng đầy hơi, buồn nôn, tức bụng sau khi ăn. Bụng căng hơn và vấn đề đại tiện thay đổi, phân có lẫn chất nhầy.
  • Sốt: kéo dài trong vài tháng làm bệnh nhân vô cùng mệt mỏi và khó chịu.

Khám hạch: tỉ lệ bệnh nhân có hạch ngay từ lần khám đầu tiên là khoảng 40-50%, trong số đó có ¾ là hạch di căn. Loại hạch thường gặp là hạch dưới hàm, dưới cằm; hạch hiếm gặp là hạch cảnh dưới va giữa. Các tổn thương có thể gặp là: ở bờ tự do của lưỡi(80%), ở mặt dưới lưỡi (10%), ở mặt trên lưỡi (8%), ở đầu lưỡi (2%).

2. Các cách điều trị bệnh ung thư lưỡi

Vì triệu chứng ban đầu khá mơ hồ nên người bệnh khó có thể phát hiện ra bệnh. Bệnh nhân thường đến bệnh viện khi tổn thương ung thư không còn khu trú tại chỗ nữa, nó đã lan ra và bắt đầu xâm lấn xung quanh. Vì vậy, kế hoạch điều trị ung thư lưỡi phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng cụ thể của người bệnh.

Các vết thương như thể nhân, thể nhú sùi, thể loét nếu được phát hiện sớm có thể điều trị triệt để bằng xạ trị hoặc phẫu thuật. Càng vào viện muộn thì việc điều trị càng khó khăn và phức tạp hơn, có trường hợp phải kết hợp nhiều phương pháp điều trị.

Phẫu thuật

  • Giai đoạn sớm: Phương pháp điều trị cơ bản nhất cho bệnh nhân ung thư vẫn là phẫu thuật. Bệnh nhân sẽ phẫu thuật đơn thuần nhằm triệt căn. Căn cứ vào đặc điểm của khối u (kích thước, vị trí,…) bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định phù hợp với từng trường hợp:

Phẫu thuật cắt rộng u.

Phẫu thuật vét hạch cổ + cắt lưỡi bán phần.

Phẫu thuật cắt nửa sàn miệng + cắt nửa lưỡi + cắt xương hàm dưới + vét hạch cổ + tạo hình.

  • Giai đoạn muộn hơn: bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nếu có khả năng phẫu thuật được cho bệnh nhân, cùng với đó sẽ kết hợp với một hoặc nhiều phương pháp khác như xạ trị, hóa trị.

Xạ trị

Trong điều trị ung thư lưỡi, xạ trị là phương pháp quan trọng. Tuy nhiên những tác dụng phụ của xạ trị là không thể tránh khỏi: viêm nhiễm vùng miệng, khô miệng, sạm da, khít hàm, loét miệng,…

  • Xạ trị đơn thuần: bệnh nhân ung thư lưỡi được phát hiện sớm có thể được chỉ định dùng xạ trị triệt căn. Bên cạnh đó, bệnh nhân ung thư lưỡi quá giai đoạn phẫu thuật cũng có thể phải dùng xạ trị.
  • Xạ trị hỗ trợ sau phẫu thuật: trong trường hợp sau phẫu thuật thì xạ trị hỗ trợ tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại, mang đến hiệu quả lớn hơn so với chỉ phẫu thuật đơn thuần.
  • Xạ trị tại chỗ (xạ trị áp sát): dùng nguồn phóng xạ áp sát vào tổn thương ung thư lưỡi để tiêu diệt tổn thương ác tính tại chỗ là phương pháp xạ trị áp sát.
  • Xạ phẫu bằng dao gamma hoặc gia tốc toàn não: điều trị tổn thương di căn não nhằm cải thiện chất lượng sống và kéo dài thời gian sống cho người bệnh.

Hóa trị

Hóa trị là phương pháp sử dụng hóa chất đưa vào cơ thể người bệnh để điều trị ung thư, có thể hóa trị bằng đường toàn thân hoặc tại chỗ (động mạch lưỡi). Tùy vào tình hình từng trường hợp bệnh nhân cụ thể mà bác sĩ sẽ quyết định dùng liệu pháp đơn hóa trị hay đa hóa trị cho bệnh nhân.

Có thể chỉ định hóa trị trước phẫu thuật hoặc xạ trị (gọi là hóa trị tân bổ trợ) để thu nhỏ tổn thương và giúp phương pháp điều trị chính gia tăng hiệu quả. Hóa trị trước phẫu thuật mang lại hiệu quả trong quá trình điều trị các ung thư vùng cổ, mặt, đầu ở giai đoạn muộn.

3. Các cách phòng tránh bệnh ung thư lưỡi

Hiện nay chưa có cách nào có thể ngăn ngừa hoàn toàn ung thư lưỡi phát triển. Tuy nhiên nếu phát hiện thấy bất kỳ triệu chứng nào của bệnh cần đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt. Phát hiện bệnh sớm, điều trị sớm, kết quả mang lại cao và tiên lượng tốt.

  • Thay đổi một số thói quen, lối sống để giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư lưỡi:
  • Bỏ hút hoặc cai thuốc lá.
  • Bỏ, cai hoàn toàn, hoặc hạn chế lượng rượu uống vào.
  • Hạn chế nhai trầu.
  • Chế độ ăn lành mạnh, cân bằng, nhiều hoa quả và rau xanh.
  • Vệ sinh, chăm sóc răng miệng đúng cách: đánh răng thường xuyên, dùng chỉ nha khoa, khám răng định kỳ.
  • Quan hệ tình dục an toàn và sử dụng màng chắn nếu quan hệ bằng miệng.
  • Tiêm phòng HPV

4. Lời kết

Vệ sinh răng miệng tốt, loại bỏ các thói quen không tốt như hút thuốc lá, nhai trầu để phòng bệnh ung thư lưỡi một cách tốt nhất. Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào trên lưỡi, đến ngay cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời.

4/5 - (1 bình chọn)
4/5 - (1 bình chọn)