10 cách trị phỏng tại nhà hiệu quả – những lưu ý quan trọng

Bỏng hay có thể gọi là phỏng bởi các nguyên nhân do bức xạ, do sự cọ sát, điện, nhiệt, các hóa chất,…làm tổn thương da. Trong thực tế, bỏng tác động lên bề mặt da, hay thậm chí nó còn gây ảnh hưởng sâu đến tất cả các tầng lớp biểu bì da. Không chỉ làm hỏng các mô mà bỏng còn làm tổn thương đến xương cũng như cơ bắp.

Cách trị bỏng tại nhà

Cách trị bỏng tại nhà

Dựa vào mỗi mức độ bỏng, có nhiều cách khác nhau mà bạn có thể dùng để xử lý các vết bị bỏng. Nhưng với những vết bỏng đơn giản, bạn có thể dễ dàng tự điều trị theo những cách vô cùng đơn giản và tự nhiên.

Sau đây là một số lời khuyên cho bạn về những cách chữa trị bỏng tại gia, có thể giúp bạn bớt khó chịu nếu bị bỏng.

10 cách trị phỏng đơn giản – hiệu quả tại nhà

Thông thường, các vết phỏng nhẹ muốn lành lại sẽ có thể mất từ 1 – 2 tuần và thường ít khi để lại sẹo. Mục tiêu chính của việc trị bỏng ở nhà là giúp giảm sự đau đớn, ngăn ngừa sự nhiễm trùng và đẩy nhanh tốc độ lành lại của da.

1. Sử dụng nước lạnh trị bỏng

Một cách chữa trị bỏng trên tay vô cùng hiệu quả đó là sử dụng nước lạnh. Đây là một cách ít tốn kém tiền bạc để có thể tự chữa các vết bỏng tại nhà. .Nếu bạn muốn giảm cơn đau do bỏng ngay tức thì, hãy thực hiện những điều sau:

Sử dụng nước lạnh trị bỏng

Sử dụng nước lạnh trị bỏng

Dội nước lạnh lên vùng da bị bỏng và giữ trong vòng vài phút. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng gạc lạnh dán lên vùng da bị tổn thương do bỏng trong vài phút.

Để có thể giảm bớt được sự đau đớn do bỏng hay sự bất tiện thì bạn có thể lặp lại cách trên sau mỗi giờ. Nhưng bạn không nên dùng đá viên do đá có thể gây hạn chế việc lưu thông của máu và làm các mô ở da bị tổn thương.

2. Trị bỏng bằng khoai tây

Chỉ với những lát khoai tây mỏng là ta có một nguyên liệu có công dụng vô cùng tốt để chữa vết bỏng ở trên tay trong khoảng thời gian ngắn vì khoai tây có công dụng làm dịu và có khả năng chống kích ứng. Đây có thể xem là một liều thuốc hữu hiệu cho các vết bỏng nhỏ, tiêu biểu là các vết bỏng trên tay.

Dùng khoai tây trị bỏng

Dùng khoai tây trị bỏng

Bạn có thể làm giảm khả năng xuất hiện mụn nước và cơn đau khi bị bỏng bằng việc dùng khoai tây sống. Phương thức này được thực hiện như sau:

Lấy một củ khoai tây sống rồi cắt thành lát và thoa lên những vết bỏng, đợi trong khoảng 15 phút rồi lấy các lát khoai ra. Không chỉ thế, bạn có thể giữ nguyên cả củ khoai rồi xoa lên chỗ có vết bỏng trong khoảng 15 phút. Bạn nên sử dụng biện pháp này ngay khi bạn bị bỏng như vậy sẽ đem đến được hiệu quả tốt nhất.

3. Sử dụng dầu dừa trị bỏng

Có lẽ bạn đã từng nghe qua về lợi ích của dầu dừa đối với sức khỏe, làn da và mái tóc. Tuy nhiên, dầu dừa ngoài việc sử dụng cho việc làm đẹp mà nó còn rất phổ biến trong việc chữa trị những bệnh ngoài da không loại trừ cả chữa bỏng da.

Sự kết hợp của dầu dừa cùng với nước chanh sẽ giúp bạn có thể đạt được kết quả vô cùng tốt. Vô cùng đơn giản, hãy làm theo các điều sau:

Trộn đều dầu dừa cùng với nước cốt chanh. Thoa hỗn hợp thu được lên trên vết bỏng rồi để khô. Việc này đối với chữa trị các vết thương bỏng vô cùng tốt do trong dầu dừa có nhiều axit béo cùng với vitamin E, trong khi đó nước cốt chanh lại có tính axit giúp làm mờ vết sẹo một cách hiệu quả.

Nha đam hoặc mật ong trị bỏng

Nha đam hoặc mật ong trị bỏng

4. Dùng mật ong trị bỏng

Mật ong là bí quyết vô cùng hiệu quả cho việc làm lành các vết thương do bỏng gây ra bởi vì đặc tính có thể chống viêm cũng như kháng khuẩn của nó nên đối với các vết bỏng và vết thương có công hiệu rất tốt.

Mật ong có tác dụng giúp liền sẹo nhanh chóng và đây công thức dùng mật ong khi bị bỏng bạn nên biết: chuẩn bị một miếng băng rồi thoa mật ong lên đó, sau đó đem đắp lên những chỗ có vết bỏng. Giữ băng trong vài giờ và mỗi ngày thay bằng từ 3-4 lần.

5. Sử dụng cây nha đam

Nha đam (lô hội) là một biện pháp chữa vết bỏng ở nhà có thể đem lại những hiệu quả vô cùng bất ngờ. Sau đây là hướng dẫn sử dụng cây nha đam để chữa bỏng:

Cắt lá cây nha đam rồi bôi keo của nó lên những vùng da bị bỏng. Ngoài ra cùng có thể trộn keo nha đam cùng với bột nghệ rồi bôi vào chỗ da bị bỏng.

6. Dùng trà đen trị bỏng

Trong trà đen có axit tannic giúp giảm đau và giảm cảm giác khó chịu khi bị bỏng. Nhưng trà đen được sử dụng như thế nào mới trị bỏng hiệu quả? Bạn chỉ cần làm theo những điều sau:

Đem túi trà đổ vào nước ấm và ngâm trong vài phút. Để nguội nước trà đã ngâm tự nhiên rồi cho một miếng vải sạch vào ngâm trong nước trà đã pha, sau đó đặt miếng vải lên những nơi bị bỏng. Ngoài ra, có thể dùng túi trà ướt hoặc túi trà được làm lạnh để lên trên chỗ bị bỏng.

Giấm ăn

Giấm ăn

7. Sử dụng giấm ăn trị bỏng

Đặc tính của giấm ăn là có khả năng khử trùng và làm se nên rất hữu hiệu cho việc điều trị những vết bỏng nhẹ hoặc nhiễm trùng. Hãy theo dõi phương pháp dùng giấm ăn chữa bỏng sau đây:

Pha loãng giấm ăn vào nước (bạn có thể dùng giấm táo hay giấm trắng đều được), sau đó rửa thật sạch nơi da bị bỏng. Bạn dùng một miếng vải mềm ngâm trong nước giấm rồi quấn quanh chỗ bị bỏng. Sau 2-3 giờ thì thay băng.

8. Sử dụng cây mã đề

Cũng như các biện pháp chữa bỏng ở trên, lá của cây mã đề là một nguyên liệu hữu hiệu vô cùng trong việc chữa trị vết bỏng do có khả năng kháng khuẩn cũng như chống viêm.

Đầu tiên, bạn lấy lá của cây mã đề đem nghiền nát. Sau đó thoa lên những vết bị bỏng và dùng một miếng vải sạch bằng cotton quấn quanh những vết bỏng đó. Đợi sau khi khô thì bạn thay bằng một miếng dán khác.

9. Trị phỏng bằng nước ép hành tây

Trong nước ép hành tây có hợp chất của lưu huỳnh giúp làm giảm đau cũng như tránh xuất hiện mụn nước hay chữa bỏng.

Lấy một củ  hành tây tươi đem cắt và ép lấy nước để chữa bỏng. Chú ý là phải dùng nước hành tây tươi thì mới có hiệu quả tốt. Có thể thực hiện biện pháp này nhiều lần vào mỗi ngày để có thể đạt được kết quả mong muốn.

10. Tinh dầu oải hương có tác dụng tốt

Trong tinh dầu của hoa oải hương có chất làm giảm đau và có khả năng sát trùng làm giảm sẹo. Bạn có thể làm theo các bước sau để làm lành vết bỏng bằng tinh dầu oải hương:

Cho vài giọt tinh dầu oải hương trộn cùng với ly nước. Dùng miếng vải mềm ngâm trong hỗn hợp rồi chấm nhiều lần vào nơi da bị bỏng. Không chỉ thế, bạn cũng có thể sử dụng tinh dầu hoa oải hương kết hợp cùng với mật ong rồi đặt lên trên vết bỏng hàng ngày.

2. Điều trị bỏng và một số thông tin hữu ích

2.1 Cần lưu ý gì trong quá trình điều trị

Không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng của mặt trời

Khi bạn đang bị phỏng thì tốt nhất là tránh để ánh mặt trời chiếu trực tiếp dù bỏng nặng hay bỏng nhẹ. Bởi vì chỗ da bị bỏng trở nên vô cùng nhạy cảm với tia nắng mặt trời cùng với khói bụi ở ngoài. Hay kể cả da bạn có khỏe mạnh thì cũng cần được bảo vệ cẩn thận khi ra ngoài.

Tránh chạm vào vùng da có hiện tượng phồng rộp

Vì bất kỳ một lý do gì đi nữa thì bạn nên tránh tác động tới phần da đang bị phồng rộp dù cảm thấy khá khó chịu hay ngứa. Nếu như vô ý chọc vào những chỗ bị phồng rộp trên da và bị vỡ ra thì có thể sẽ khiến cho da bị nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn. Tình huống mà bạn cảm thấy phần bị phồng rộp thật sự làm bạn vô cùng khó chịu thì bạn cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

2.2 Nên gặp bác sĩ trong trường hợp nào?

Thật sự là rất quan trọng trong việc xác định được xem vết bỏng như thế nào có thể tự chữa trị tại nhà và trình trạng như thế nào thì cần phải tới bác sĩ để điều trị. Hãy đến ngay bệnh viện hay gặp bác sĩ để khám ngay nếu:

  • Phản ứng sốt
  • Nơi vết bỏng đau nhức và xuất hiện mùi
  • Bị bỏng ở những vị trí như mặt, tay, ở mông và ở háng
  • Trước đó bạn chưa tiêm vắc xin ngăn ngừa uốn ván
  • Vết bỏng lan rộng ra và có đường kính trên 7,5cm

Lưu ý thêm

Nếu bạn có cảm giác vết bỏng ở độ 3 thì không nên tự mình chữa trị tại gia. Việc chữa trị tại nhà sẽ có khả năng gây ra một số biến chứng trầm trọng có thể là nhiễm trùng cũng, có thể là mất máu.

Những vết bỏng ở cấp độ 3 còn có thể tác động đến ở dưới hay thậm chí tổn thương cả đến thần kinh. Những với những vết bỏng loại này, vết thương có thể nặng đến nỗi mà bạn không còn cảm nhận được đau do đã tổn hại đến dây thần kinh. Vết bỏng độ 3 có các dấu hiệu mà bạn nên chú ý là:

  • Da trở nên sần sùi
  • Da có thể như sáp
  • Da đổi sang màu trắng hay nâu sẫm
  • Không có các bóng nước xuất hiện ở trên da

Ngoài ra, những vết bỏng do bị giật điện cũng nên đến khám bác sĩ chứ không nên chữa tại nhà. Vết bỏng này tác động phổ biến đến các mô bên dưới da và làm tổn thương đến nội mô một cách nghiêm trọng hơn những gì bạn nghĩ. Bạn hãy nhanh chóng tới bệnh viện ngay nếu gặp trường hợp này.

2.3 Có những cấp độ bỏng nào?

Cho dù vết bỏng đến từ nguyên nhân chạm vào nồi thức ăn nóng lúc chế biến đồ ăn, từ việc ở ngoài trời nắng lâu hay từ việc sơ ý đổ nước sôi lên người thì cũng sẽ đều cảm thấy rất khó chịu. Dù vậy, việc bị bỏng là một trong những tai nạn mà bạn thường gặp khi ở nhà. Những vết bỏng đó dựa vào mức nghiêm trọng mà được phân loại theo các cấp độ:

  • Bỏng cấp 1: Da bị đỏ lên, có chút sưng nhẹ và không xuất hiện phồng rộp hay biến chứng có tính nguy hiểm, khả năng để lại sẹo thấp.
  • Bỏng cấp 2: Trường hợp da xuất hiện vết phồng rộp làm cho da dày lên bởi tổn thương trực tiếp vào lớp mô da ở bên trong.
  • Bỏng cấp 3: Khi lớp da sâu bên trong bị tổn thương, đồng thời cũng có tác động đến dây thần kinh làm cho dây thần kinh bị tê liệt, chỗ da bị bỏng sẽ thường là màu trắng, đen hoặc xám.
  • Bỏng cấp 4: Cấp độ này vô cùng nguy hiểm, vết bỏng tác động làm tổn thương đến tận gân, ăn sâu vào xương.
  • Bỏng ở cấp độ 3 và cấp độ 4 là vô cùng nghiêm trọng yêu cầu bạn cần đến bệnh viện điều trị. Đa số những vết bỏng cấp độ 1, cấp độ 2 và những vết bỏng với đường kính dưới 2,5cm là có thể tự điều trị tại nhà.

3. Lời kết

Đừng nên quá lo lắng khi bị phỏng, bạn nên xem xét sử dụng những cách trị bỏng tại gia an toàn cùng các nguyên liệu có thể tìm được dễ dàng tùy vào mức độ vết bỏng là nặng hay nhẹ. Hơn nữa, bạn cũng nên lưu ý kiêng những thực phẩm không tốt cho vết thương như hải sản hay rau muống để không lưu lại sẹo nếu bị bỏng nhé.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)