Suy Thận là gì? sự nguy hiểm, nguyên nhân và cách điều trị

Thận là cơ quan quan trọng của cơ thể. Đảm nhận chức năng loại bỏ nước tiểu, chất dư thừa, duy trì cân bằng máu,…Khi chức năng của thận suy yếu sẽ dẫn đến bệnh suy thận.

Tùy vào mức độ mà bệnh có những triệu chứng và phương pháp điều trị khác nhau. Đây cũng là một trong những căn bệnh gây tử vong cao ở người. 

1. Tìm hiểu về suy thận (bệnh thận mãn tính)

Bệnh nhân cần phải chạy thận, lọc máu để duy trì sự sống là câu khiến nhiều bệnh nhân hoảng sợ. Đó là khi người bị suy thận phải đối mặt với tài chính, biến chứng và đào thải của cơ thể. Vậy suy thận là gì? Nguyên nhân, phương pháp điều trị ra sao?

1.1 Như thế nào gọi là suy thận?

Thận có hình dáng như hai quả đậu nằm ở sau lưng, đối xứng qua cột sống. Là bộ phận quan trọng của hệ tiết niệu. Thận phải nằm thấp hơn so với thận phải. Một mặt của thận thì nhẵn bóng, mặt còn lại thì sần sùi. 

Thận có những chức năng chính như: lọc máu cho cơ thể, lọc chất thải để đưa ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, thận điều chỉnh các chất điện giải, axit bazo và điều chỉnh huyết áp. 

Suy thận là bệnh gì

Suy thận là bệnh gì

Bệnh suy thận là khi thận suy giảm các chức năng chính của mình. Theo đó, sự bài tiết lượng nước dư thừa, chất độc trong cơ thể do thận thực hiện sẽ không hiệu quả. Một số hoocmon do thận sản xuất cũng bị gián đoạn. 

Rất nhiều trường hợp, khi phát hiện ra bệnh suy thận thì bệnh nhân đã vào giai đoạn cuối. Đó là vì giai đoạn đầu, bệnh không có triệu chứng rõ ràng, chúng âm thầm diễn biến bệnh. Đến khi các triệu chứng rõ ràng thì bệnh đã trở nặng. Vì vậy, bác sĩ khuyên mọi người nên đi khám sức khỏe hàng năm để phát hiện bệnh sớm. 

Suy thận có thể phát hiện bằng cách thử nước tiểu, thử máu, đo huyết áp thường xuyên. 

Phân loại suy thận

Tùy thuộc vào sự tổn thương và mất đi các chức năng của thận, bệnh được chia thành 03 loại: 

  • Suy thận cấp tính: Đây là lúc thận suy giảm một số chức năng trong khoảng vài ngày. Bệnh có thể điều trị dứt điểm khi được phát hiện và chữa trị. Tuy nhiên, nếu không phát hiện, bệnh sẽ phát triển lên mãn tính. 
  • Suy thận mãn tính: Tình trạng bệnh đã kéo dài một khoảng thời gian, khoảng trên 3 tháng. Bệnh nhân lúc này chỉ có thể điều trị để ngăn bệnh phát triển. Suy thận mãn tính không thể chữa khỏi dứt điểm. Bệnh được chia thành 05 mức độ, tùy vào tình trạng suy yếu của thận.
  • Suy thận mãn tính giai đoạn cuối: Bệnh đã nặng và bệnh nhân đối diện nguy cơ tử vong cao. Lúc này, để duy trì sự sống bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận. 
Điều trị suy thận

Điều trị suy thận

1.2 Những dấu hiệu cho biết bạn đang mắc suy thận

Khi cơ thể có những hiệu sau đây, bạn không nên chủ quan mà hãy đi gặp bác sĩ ngay nhé. 

  • Đi tiểu ít hơn trước. Nước tiểu có màu đục hoặc nhạt hơn, đôi khi có ra máu. Ban đêm tần suất đi nhiều hơn. Cảm giác đau tức khi đi vệ sinh. 
  • Người mệt mỏi, chán ăn.
  • Có cảm giác buồn nôn, chóng mặt.
  • Tay chân bị phù, sưng.
  • Giấc ngủ đủ giấc và sâu, tình trạng ngày càng kéo dài.
  • Đau ở vùng lưng.
  • Đau ngực, rối loạn nhịp tim.
  • Huyết áp không ổn định. 
  • Cảm giác luôn muốn ngủ.
  • Không tập trung vào công việc, học tập.
  • Hôn mê.
  • Co giật. 

Khi nhìn vào những triệu chứng của suy thận khá giống với nhiều căn bệnh thường ngày. Như người mệt mỏi, chán ăn hay buồn nôn có thể bạn chỉ bị đau vặt mà chủ quan không đi khám. Đó là lý do khi bệnh đã vào giai đoạn nặng chúng ta mới phát hiện. 

1.3 Nguyên nhân nào dẫn đến suy thận?

Suy thận hay nhiều căn bệnh khác xuất phát từ thói quen sinh hoạt của con người. Hãy lưu ý những thói quen sau để không bị căn bệnh quái ác này. 

Nhịn tiểu quá thường xuyên

Lười đi tiểu, nhịn tiểu quá thường xuyên sẽ biến bàng quang thành nơi màu mỡ cho vi khuẩn phát triển. Sau một thời gian, đi tiểu ra máu là báo hiệu của căn bệnh suy thận. Lúc này, thận đã suy giảm chức năng, việc thải độc tố ra cơ thể gặp khó khăn. 

Cơ thể thiếu nước

Người trưởng thành cần uống ít nhất 02l nước mỗi ngày. Ngày nay, nhiều người quên việc uống đủ nước khiến lượng nước tiểu thải ra giảm dần. Nước tiểu được bài tiết kèm theo các chất độc tố trong cơ thể. Thiếu nước và bệnh sỏi thận, thận tích nước có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. 

Dấu hiệu bệnh suy thận

Dấu hiệu bệnh suy thận

Thường xuyên ăn đồ ăn mặn

Ăn quá nhiều muối khiến thận phải hoạt động nhiều hơn mức bình thường. Lâu ngày, nước trong cơ thể khó đào thải chất độc do quá trình trao đổi chất dẫn đến căn bệnh suy thận. Hãy đảm bảo lượng muối nạp vừa đủ đồng thời uống đủ nước để thận bài tiết ổn định và tốt hơn. 

Có tiền sử các bệnh về thận

Một số bệnh nhân có tiền sử bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm cầu thận, sỏi thận, thận ứ nước,…là nguyên nhân của bệnh suy thận. Ngoài ra, suy thận là biến chứng của bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp. Một số bệnh nhân bị bẩm sinh bệnh thân đa nang cũng có thể bị bệnh suy thận.

Quan hệ quá thường xuyên

Trong đông y thì bộ phận sinh dục và hệ tiết niệu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Những dấu hiệu sau khi quan hệ như tiểu ra máu cũng là lúc thận đang gặp vấn đề. Thận yếu là nguyên nhân gây sinh lực yếu ở phái mạnh. Nếu quan hệ tần suất nhiều sẽ gây nên căn bệnh suy thận này. 

1.4 Làm thế nào để chẩn đoán tình trạng và phân loại suy thận?

1.4.1 Cách chẩn đoán

Để chẩn đoán bệnh nhân có mắc bệnh suy thận hay không? Bác sĩ cần tiến hành kiểm tra bằng những phương pháp dưới đây. 

  • Sinh thiết thận

Bác sĩ sẽ trao đổi với bệnh nhân những triệu chứng mà mình đang mắc phải. Đồng thời, những căn bệnh về tim, cao huyết áp cũng có thể gây nên bệnh suy thận. Bệnh nhân cần trả lời rõ ràng, chính xác và cụ thể để bác sĩ chẩn đoán được bước ban đầu.

  • Xét nghiệm máu

Thận có chức năng lọc và đào thải các chất gây hại trong máu. Khi thận có vấn đề, thành phần trong máu cũng sẽ thay đổi. Nồng độ của ure và kali nếu tăng cao đột biến là dấu hiệu của bệnh suy thận. 

  • Xét nghiệm nước tiểu

Bệnh nhân được bác sĩ hướng dẫn uống nhiều nước để có nước tiểu xét nghiệm. Tiểu tiện và thận là mối quan hệ mật thiết. Sự thay đổi về màu sắc, nồng độ, thành phần của nước tiểu là căn cứ để bác sĩ chẩn đoán bệnh. 

  • Siêu âm hình ảnh

Thận bình thường và thận bị suy yếu có hình dáng khác nhau. Vì vậy, việc kiểm tra hình dạng, biểu hiện tổn thương của thận sẽ là căn cứ rõ ràng nhất để phát hiện bệnh.

  • Thử nghiệm mô thận

Bác sĩ sẽ tiến hành lấy tế bào của thận để xét nghiệm. Phương pháp này áp dụng cho những ca bệnh khó chẩn đoán. Thử nghiệm mô thận sẽ đưa ra kết quả chính xác nhất. Vì những dấu hiệu tổn thương của thận sẽ thể hiện qua tế bào của chúng. 

1.4.2 Phân loại tình trạng bệnh

Để phân loại bệnh suy thận, chúng ta cần dựa trên tốc độ lọc cầu thận, viết tắt là GFR. 

GFR là viết tắt của “Glomerular Filtration Rate.

Suy thận cấp độ 1: GFR vẫn bình thường hoặc cao hơn trong khoảng GFR > 90ml/phút. Lúc này, triệu chứng bệnh vẫn chưa rõ ràng. Thường nhầm lẫn với các căn bệnh khác. Vì vậy, nếu bị đau lưng , mệt mỏi thường xuyên thì bệnh nhân cần đi khám để phát hiện và điều trị. 

Suy thận cấp độ 2: GFR nằm khoảng 60-89ml/phút. Đây vẫn là mức độ chưa nghiêm trọng nên chức năng của thận vẫn được đảm bảo. Biểu hiện bệnh vẫn chưa rõ ràng nên khó phát hiện. Chuyển từ giai đoạn 1 sang giai đoạn 2 thì chức năng lọc tiểu cầu thận đã suy giảm khoảng 50%. Nếu phát hiện sớm và chữa trị trong giai đoạn 1 và 2, bệnh nhân sẽ được chữa khỏi khoảng 90% – 100%. 

Suy thận cấp độ 3: lúc này được chia thành hai loại: suy thận độ 3A, GFR từ 45-59ml/phút. Suy thận độ 3B, GFR từ 30-44ml/phút. Khi suy thận chuyển từ nhẹ sang trung bình thì nằm ở mức độ 3A. Thận bị tổn thương từ trung bình sang nặng thuộc mức độ 3B. Lúc này cơ thể đã có biểu hiện như bàn tay, bàn chân sưng. Đi tiểu nhiều hoặc ít hơn. Mức độ đau lưng ngày càng nặng. 

Suy thận cấp độ 4: GFR từ 15-29 ml/phút. Bệnh nhân lúc này sẽ được chỉ định lọc máu.

Suy thận cấp độ 5: GFR<15ml/phút. Chức năng của thận đã suy yếu trầm trọng. Để kéo dài sự sống bệnh nhân phải lọc máu, chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận. 

2. Có thể điều trị suy thận bằng những cách nào?

2.1 Sử dụng thuốc Tây để trị bệnh

Hiện nay, để chữa bệnh suy thận bằng tây y, bệnh nhân sẽ sử dụng những loại thuốc sau: 

  • Thuốc để giảm cholesterol: cholesterol là nguyên nhân gây nên bệnh tim, nguồn căn của bệnh suy thận;
  • Thuốc kiểm soát huyết áp cao: giữ huyết áp ổn định cũng là bảo vệ chức năng của thận;
  • Thuốc làm giảm bệnh thiếu máu: khi bị suy thận bệnh nhân phải lọc máu thường xuyên. Thuốc làm giảm bệnh thiếu máu giúp kích thích sản sinh hồng cầu;
  • Thuốc giảm sưng phù: người bị bệnh thận thường sưng phù tay chân vì ứ nước;
  • Thuốc bảo vệ xương: những người bị suy thận thường nằm nhiều gây nên xương yếu. Vì vậy cần bổ sung chất để xương không bị yếu dần đi. 

Ưu điểm: bệnh nhân sẽ nhanh chóng giảm cơn đau.

Khuyết điểm: chỉ có tác dụng một khoảng thời gian. Chi phí điều trị tốn kém. Thời gian điều trị lâu. Ngoài ra, có thể xảy ra trường hợp kháng thuốc, đau dạ dày và ảnh hưởng đến xương khớp. 

2.2 Dùng các bài thuốc Nam cũng đem lại hiệu quả

Khi suy thận đang nằm ở mức độ 1 và 2, bệnh nhân có thể chữa trị tại nhà bằng thuốc nam. Những bài thuốc dưới đây sẽ giúp người bị suy thận cải thiện tình trạng bệnh.

  • Bài thuốc nhọ nồi và đỗ đen: dùng 30g nhọ nồi đã sao vàng cùng 40g đỗ đen nấu cùng 2l nước. Nấu khoảng 15 phút thì chắt nước uống. Sử dụng phần xác nấu khoảng 2-3 lần rồi thay nguyên liệu khác. 
  • Rau diếp cá: sử dụng 150g diếp cá khô nấu cùng 1l nước. Đun sôi khoản 30 phút rồi chắt uống. Dùng mỗi ngày sẽ đẩy lùi được bệnh.
  • Rau ngổ: dùng ngổ  tươi giã hoặc xay nhuyễn  để lấy nước cốt. Chắt thành 02 phần, uống liên tục trong 10 ngày để đạt hiệu quả. 

Ưu điểm: sử dụng thuốc nam là nguyên liệu lành tính, ít phản ứng phụ. 

Khuyết điểm: chỉ dùng cho tình trạng nhẹ. Nếu suy thận từ cấp độ 3 cần can thiệp y khoa để điều trị. 

2.3 Người bị suy nên chú ý gì khi ăn uống?

Người bị suy thận cần bổ sung nhiều chất xơ, chất béo, tinh bột tốt và các loại vitamin. Bổ sung nước đầy đủ bằng nước lọc, nước hoa quả, nước ép. Ăn nhiều trái cây để bổ sung chất dinh dưỡng. 

Thực phẩm người suy thận cần tránh là chất đạm, đồ ăn có nhiều muối, thực phẩm nhiều kali,…

Để biết được những thực phẩm nào cần tránh trong khi trị bệnh, hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Cần kiêng khem nhiều điều để thận có thể phục hồi cũng như bệnh không bị nặng thêm.

3. Lời kết

Uống nhiều nước, giảm ăn mặn, năng tập thể dục sẽ giúp thận luôn khỏe mạnh. Hai trái thận khỏe sẽ giúp cơ thể bài tiết độc tố tốt, giúp con người luôn khỏe mạnh. Hãy lưu ý những triệu chứng nêu trên để bạn theo dõi sức khỏe của bản thân nhé.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)