Sốt siêu vi là gì – nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sốt siêu vi là một trong những căn bệnh rất hay thường gặp do virus gây ra. Căn bệnh này có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ, ở mọi lứa tuổi. Biểu hiện của sốt siêu vi là nhiệt độ cơ thể tăng cao kèm theo các triệu chứng như ho, sổ mũi, buồn nôn, mệt mỏi, đau nhức cơ thể.

Phần nhiều các trường hợp mắc sốt siêu vi đều có thể tự khỏi sau khi thực hiện các biện pháp hạ sốt trước khi để nhiệt độ cơ thể tăng cao.

Tìm hiểu về bệnh sốt siêu vi

Tìm hiểu về bệnh sốt siêu vi

Tuy nhiên, trường hợp để bệnh trở nặng hay không thể hạ sốt kèm theo các biểu hiện lạ, nghiêm trọng thì cần đưa người bệnh đến trung tâm y tế gần nhất để điều trị kịp thời.

Bệnh sốt siêu vi có biểu hiện cụ thể như thế nào, các xử trí khi bị sốt siêu vi ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!

1. Tìm hiểu thông tin cơ bản về sốt siêu vi

1.1 Sốt siêu vi có triệu chứng gì?

Nhiều trường hợp người bệnh bị sốt siêu vi có các biểu hiện giống như những cơn cảm lạnh thông thường khiến cho nhiều người bị nhầm lẫn.

Tuy nhiên bạn có thể nhận biết sốt siêu vi qua biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh là thân nhiệt tăng cao, có khi lên đến hơn 39 độ C rất nguy hiểm. Nhiệt độ có thể tăng hoặc giảm liên tục trong thời kỳ phát bệnh. Bên cạnh đó còn xuất hiện một số triệu chứng 

Đau đầu: đau đầu là biểu hiện bệnh thường gặp nhất của bệnh sốt siêu vi. Khi bị sốt siêu vi, người bệnh bị đau đầu dữ dội, choáng váng do thân nhiệt tăng khiến cho quá trình tuần hoàn máu nhanh mạnh hơn và làm căng các mạch máu.

Đau nhức cơ bắp: Các cơ bắp mất sức, thường xuyên đau nhức toàn thân.

Đau nhức mắt: Mắt mỏi, lờ đờ, nước mắt chảy nhiều kèm theo cảm giác đau nhức, nóng rát.

Triệu chứng khác

Mệt mỏi: Khi virus xâm nhập vào cơ thể hệ miễn dịch sẽ xuất hiện các phản ứng để chống lại sự xâm nhập của virus nên gây ra nhiều triệu chứng viêm đau. Điều này khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, không có năng lượng.

Nghẹt mũi, khó thở: Khi phản ứng sưng viêm trở nên nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp. Do đó người bệnh sẽ cảm thận ho, hắt hơi, khó thở hay đau rát cổ họng.

Triệu chứng của sốt siêu vi là gì?

Triệu chứng của sốt siêu vi là gì?

Phát ban đỏ trên da: Sau 2 – 3 ngày sốt cao cơ thể sẽ xuất hiện những chấm ban đỏ li ti, ngứa ngay. Tuy nhiên đây không phải là triệu chứng của sốt xuất huyết như nhiều người lầm tưởng.

Viêm hạch bạch huyết: Nguyên nhân do bội nhiễm đường hô hấp nên xuất hiện các hạch sưng to, đau ở vùng cổ, đầu mặt, các hạch này có thể nhìn thấy được bằng mắt thường.

Triệu chứng khác

Bên cạnh các triệu chứng trên, bệnh sốt siêu vi còn xuất hiện các biểu hiện khác như cảm giác ớn lạnh toàn thân, bàn tay, bàn chân lạnh, tiêu chảy, buồn nôn…

Nếu thể trạng bạn tốt nhưng cơn sốt siêu vi thường không gây nguy hiểm, có thể tự khỏi sau khi xử lý hạ thân nhiệt. Tuy nhiên nếu cơn sốt kéo dài trên 39 độ C kèm theo các biểu hiện lạ thì bạn nên đi khám bệnh nhay. Ở người lớn biểu hiện của bệnh sốt siêu vi thường là đau đầu, tức ngực, khó thở, nôn mửa, phát ban, cổ họng đau, nặng hơn là co giật và mất tỉnh táo.

1.2 Sau bao lâu thì người bị sốt siêu vi sẽ khỏi?

Thời gian kéo dài của cơn sốt siêu vi phụ thuốc vào thể trạng và đột tuổi. Nghiên cứu cho thấy người lớn bị sốt siêu vi thường lâu khỏi và nặng nề hơn trẻ em. Nguyên nhân là do biểu hiện ở người lớn không rõ ràng và nhiều người chủ quan nhầm lẫn với cảm sốt thông thường nên không đi khám bệnh sớm.

Khi không nhận ra dấu hiệu sớm của bệnh, vẫn đi làm đi học sinh hoạt bình thường khiến cho bệnh tình trở nặng hơn. Bên cạnh đó những sai lầm trong cách ăn uống và xử lý bệnh khiến cho bệnh sốt siêu vi chẳng những không khỏi mà còn nghiêm trọng hơn trước.

Tuy nhiên điều đáng mừng ở những cơn sốt siêu vi ở người lớn không quá nguy hiểm. Nếu xử lý tốt có thể tự khỏi trong 5 – 7 ngày, nhiều nhất cũng chỉ 10 ngày.

Cách điều trị sốt siêu vi như thế nào?

Cách điều trị sốt siêu vi như thế nào?

1.3 Liệu sốt siêu vi có tự khỏi?

Bệnh sốt siêu bị nhẹ sẽ tự khỏi nếu xử lý kịp thời. Ngoài ra với người lớn có sức khỏe tốt sau một thời gian bệnh sẽ tự khỏi khi tự điều trị bằng các biện pháp như dùng thuốc hạ sốt, nghỉ ngơi đầy đủ, bổ sung vitamin, cân bằng điện giải.

Trường hợp bệnh nặng hay người bệnh có tiền sử bị co giật, động kinh khi sốt cao thì phải đưa ngay đến cơ sở gần nhất để khám chữa, xét nghiệm, chẩn đoán để có phác đồ điều trị kịp thời, nhanh chóng.

Khi mắc bệnh sốt siêu vi, người bệnh sẽ cảm thấy người mệt mỏi, ăn uống khó khăn. Do đó nên cho cho người bệnh nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, ăn những loại thức ăn dễ tiêu, uống nhiều nước và cân bằng điện giải, hạn chế tiếp xúc với người khác.

Ngoài ra cũng cần theo dõi người bệnh thường xuyên. Nếu người bệnh có biểu hiện lạ hay sốt cao không giảm thì nên đưa đến bệnh viện ngay để được can thiệp kịp thời.

2. Sốt siêu vi ở người lớn được điều trị như thế nào?

2.1 Cách điều trị sốt siêu vi

Hầu hết trường hợp sốt siêu vi ở người lớn đều có thể tự khỏi trong vòng vài ngày hoặc từ 1 – 2 tuần tùy theo thể trạng người bệnh nếu được xử lý hạ sốt đúng cách.

Tuy nhiên không ít trường hợp bệnh sốt siêu vi kèm theo nhiều triệu chứng khác khiến cho tình trạng bệnh trở nặng và lâu khỏi. Trong trường hợp này, cách xử lý hiệu quả nhất là dùng thuốc.

Một số loại thuốc hạ sốt thường dùng để điều trị sốt siêu vi ở người lớn là paracetamol (Hapacol). Ngoài ra có thể dùng aspirin để điều trị sốt siêu vi.

Tuy nhiên trẻ nhỏ, người dưới 18 tuổi nên cẩn thận khi dùng aspirin vì có thể phát sinh hội chứng Reye. Bệnh sốt siêu vi không dùng thuốc kháng sinh để điều trị.

Một số trường hợp thuốc kháng sinh cũng được bác sĩ kê cho người bệnh sốt siêu vi. Nhưng thuốc kháng sinh không có tác dụng kháng virus mà chỉ dùng để phòng chống nhiễm trùng thứ cấp.

Cần làm gì khi bị sốt siêu vi?

Cần làm gì khi bị sốt siêu vi?

2.2 Các biện pháp điều trị sốt siêu vi tại nhà

1. Bổ sung nhiều nước cho cơ thể

Khi bị sốt siêu vi nhiệt độ cơ thể của bạn sẽ tăng cao hơn bình thường, khiến cho cơ  thể bị mất nước. Do vậy việc chúng ta cần làm ngay lúc này là bổ sung nước.

Bên cạnh nước lọc bạn có thể bổ sung nước cho cơ thể bằng các loại nước khác như nước trái cây, sữa, nước điện giải, nước dùng canh, soup, trà decaf (loại trà đã khử caffeine)

2. Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi

Sốt siêu vi có thể được hiểu là dấu hiệu phản ánh nỗ lực chống lại nhiễm trùng của cơ  thể. Vì vậy khi bị sốt siêu vi việc bạn nên làm là nghỉ ngơi thật nhiều, tránh làm những công việc nặng nhọc hay suy nghĩ nhiều gây ra những lo lắng, bất an. Bạn nên ngủ nhiều hơn để cơ thể có thời gian hồi phục.

Nếu bạn có thói quen tập thể dục mỗi ngày thì cũng nên ngưng lại trong thời gian này vì khi bạn hoạt động nhiều sẽ càng khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, gây khó khăn trong việc điều trị bệnh sốt siêu vi. Nếu cảm thấy buồn chán có thể ra ngoài hít thở một chút.

3. Sử dụng dược liệu điều trị sốt siêu vi

Một số bài thuốc dân gian có chứa thảo dược tự nhiên tác dụng hỗ trợ điều trị sốt siêu vi rất hiệu quả, bạn có thể thực hiện nay tại nhà. Tuy nhiên điểm hạn chế của các loại dược liệu này là không phải đối tượng nào cũng có tác dụng.

Mức độ an toàn cũng chưa được kiểm chứng chính xác. Do đó bạn rất cẩn thận và nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thảo dược này.

Dùng cây chùm ngây

Chùm ngây là loài cây có tính mát và chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Trong chùm ngây có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất.

Ngoài ra còn có chất chống oxy hóa và hoạt chất có tính kháng khuẩn giúp cải thiện hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Một nghiên cứu thực hiện năm 2014 đã cho thấy tác dụng giảm sốt trên thỏ của vỏ cây chùm ngây. 

Tuy nhiên loài cây này có tác dụng giảm sốt trên người không thì vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu. Bên cạnh đó, phụ nữ có thai và người đang dùng một số loại thuốc như lovastatin, fexofenadine, ketoconazole không nên sử dụng rau chùm ngây.

4. Thực hiện làm mát cơ thể

Công việc cần làm ngay khi cơ thể bị sốt chính là hạ thân nhiệt. Có nhiều cách làm mát cơ thể. Tuy nhiên bạn không nên quá lạm dụng các phương pháp này. Nếu thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng rùng mình thì nên dừng ngay bởi đây có thể là biểu hiện của nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn.

Lưu ý khi làm mát cơ thể:

  • Dùng một chiếc khăn giặt nước ấm lau thân mình sẽ giúp giảm nhiệt độ cơ thể. Bạn không nên tắm hay ngâm mình bằng nước lạnh vì sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn.
  • Thay quần áo khô, thoáng mát
  • Không nên đắp quá nhiều chăn kể cả khi cảm giác ớn lạnh xuất hiện
  • Uống nhiều nước
  • Thay vì điều hòa nên dùng quạt để làm mát không khí.

3. Khi nào cần đi đến gặp bác sĩ?

Sốt là bệnh thường gặp, sẽ tự khỏi sau khi thực hiện các biện pháp hạ thân nhiệt. Tuy nhiên nếu sốt kéo dài kèm theo một số triệu chứng lạ sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng nếu không cấp cứu kịp thời.

Người lớn

Người trưởng thành không thể chủ quan khi bị sốt. Nếu nhiệt độ cao trên 39 độ C không thể hạ sốt tại nhà thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay để được can thiệp bằng các biện pháp y tế kịp thời.

Sẽ rất nguy hiểm nếu sốt cao kèm theo các triệu chứng như: đau đầu nhiều, phát ban, đau cứng cổ, nôn mửa, sợ ánh sáng, tức ngực, khó thở, lên cơn co giật…

Trẻ em

Trẻ em bị sốt cao rất nguy hiểm và hay xảy ra những biến chứng khó lường. Bạn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu xuất hiện các triệu chứng như:

Nhiệt độ đo ở trực tràng là 38 độ C hoặc cao hơn 38 độ C với trẻ dưới 3 tháng tuổi. Với trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi có thân nhiệt đo ở trực tràng trên 39 độ C, kèm theo các triệu chứng khác như tiêu chảy, ho,  phát ban.

Với trẻ trên 2 tuổi nếu nhiệt độ tăng vọt, cơn sốt kéo dài trên 3 ngày dùng thuốc hạ sốt không có hiệu quả thì nên đi khám ngay.

Lời kết.

Sốt siêu vi là căn bệnh rất hay thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên không  thể chủ quan với bệnh này. Cần đi khám bệnh ngay nếu gặp những biểu hiện nghiêm trọng.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)