Sỏi thận là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Có thể nói đây là căn bệnh liên quan đến đường tiết niệu nhiều người mắc nhất hiện nay. Các viên sỏi không chỉ tồn tại trong hai quả thận mà tại niệu quản, bàng quang hay niệu đạo nam giới đều có thể xuất hiện sỏi thận.

Sỏi thận tùy vào số lượng và kích thước mà sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người mắc. Nhẹ thì không có triệu chứng gì mà chỉ gây ứ nước trong cơ thể, nặng hơn sẽ gây đau thắt cần cấp cứu.

1. Tìm hiểu về bệnh sỏi thận

1.1 Như thế nào là sỏi thận?

Sỏi thận thực chất là các tinh thể dạng rắn do các chất trong nước tiểu gây ra. Nó có thể lớn từ vài mm đến vài cm. Khi các viên sỏi thận lớn lên che lấp ống dẫn tiểu và bể thận được mọi người gọi là sỏi san hô. 

Hiện nay sỏi thận là bệnh phổ biến, rất thường gặp ở người dân Việt Nam. Từ trẻ con đến người già đều có nguy cơ mắc sỏi thận nhưng phần đa số là trung niên. 

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh này và nó sẽ gây ảnh hưởng đến việc bài tiết của cơ thể, đến các cơ quan như thận, bàng quang,…

Khi phát hiện bị mắc sỏi thận bạn cần chữa trị kịp thời để tránh gây ra biến chứng như teo thận, ứ nước, viêm thận, suy thận,…

Sỏi thận là gì?

Sỏi thận là gì?

1.2 Triệu chứng bệnh sỏi thận như thế nào?

Tuy nói khi bị sỏi thận nhẹ thường không có triệu chứng nhưng đôi khi nó vẫn xuất hiện một số triệu chứng dưới đây:

Hay bị đau lưng và vùng mạn sườn

Khi bị sỏi thận bạn sẽ thấy thỉnh thoảng có một vài cơn đau thắt vùng bên hông và bụng dưới. Nước tiểu di chuyển từ thận xuống bàng quang, nên khi xuất hiện sỏi thận sẽ gây đau nhức ở hông, lưng, vùng bụng dưới và có thể lan xuống bắp đùi do nước tiểu bị tắc ứ và sỏi cọ xát vào thành bụng. Cơn đau dữ dội xuất hiện cũng chứng tỏ sỏi ở thận đã di chuyển xuống niệu quản khiến nước tiểu bị tắc ứ ở bể thận. 

Tiểu tiện ra máu

Những viên sỏi có kích thước lớn sẽ động chạm gây ra thương tổn cho người bệnh. Triệu chứng này thường xảy ra khi bị sỏi thận. Lượng máu nhiều hay ít phụ thuộc vào độ thương tổn mà bạn bị, nếu chỉ nhẹ thì mắt thường sẽ không thấy mà có thể cần dụng cụ mới nhìn thấy. 

Tần suất tiểu tiện tăng và tiểu buốt

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi bị sỏi thận chính là bạn đi tiểu ngày càng nhiều dù không uống nhiều nước hay thay đổi thói quen gì. Dù lượng nước tiểu mỗi lần đi không nhiều nhưng cảm giác buồn tiểu vẫn xảy ra. 

Nếu bạn cảm thấy hơi buốt và khó chịu khi tiểu tiện thì có thể niệu đạo của bạn đã bị xước do sỏi thận di chuyển xuống. Nếu không cẩn thận các vết xước này sẽ bị viêm nhiễm. 

Hay nôn và buồn nôn

Thận và ruột có mối liên hệ mật thiết với nhau, đường truyền là các dây thần kinh. Do đó khi bị sỏi thận ngoài tác động trực tiếp tới thận thì nó còn ảnh hưởng gián tiếp tới ruột. Tạo ra các chứng buồn nôn hay nôn.

Sốt và thấy ớn lạnh

Như đã nói ở trên các vết xước do sỏi thận gây ra nếu bị viêm nhiễm sẽ làm cơ thể bị sốt cao và ớn lạnh. Đôi khi bạn còn cảm thấy run rẩy khó chịu nữa. 

Vùng thận sưng

Khi sỏi thận đã lớn và trở nên nghiêm trọng thì có thể khiến thận bị sưng. Dấu hiệu là vùng hông, háng và vùng bụng gần thận bị sưng lên.

Trên đây là một số triệu chứng phổ biến nhất. Ngoài ra còn có trường hợp người mắc sỏi thận cảm thấy mất ngủ, hơi thở có mùi, tiểu mất kiểm soát. Bạn nên chú ý để phát hiện kịp thời nếu không may mắc bệnh.

Cách điều trị sỏi thận

Cách điều trị sỏi thận

1.3 Tại sao lại bị sỏi thận?

Bỏ bữa sáng

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Nó không chỉ cung cấp năng lượng cho ngày dài mệt mỏi mà còn giúp chuyển hóa axit và dịch mật còn tồn trong dạ dày. Do đó khi bạn không ăn sáng dịch mật sẽ tích tụ dần trong túi mật, ruột gây ra sỏi thận.

Tùy tiện sử dụng thuốc

Việc tự ý dùng thuốc chữa bệnh, thuốc kháng sinh khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ cũng sẽ tăng nguy cơ bị sỏi thận. Các chuyên gia ở Anh đã nghiên cứu và thống kê được rằng dùng thuốc kháng sinh nhiều sẽ tăng khả năng bị sỏi thận. Các loại kháng sinh được nói đến trong nghiên cứu này là Cephalosporin, Penicillin…

Hay mất ngủ

Sau 11 giờ đêm là thời điểm cơ thể bắt đầu nghỉ ngơi và tái tạo. Khi bạn chìm vào giấc ngủ cũng là lúc mô thận đang tự tái tạo lại tổn thương. Do đó khi bạn thức muộn hay mất ngủ, thận không có thời gian để hồi phục thì khả năng mắc sỏi thận sẽ tăng.

Ăn uống không khoa học

Nếu bạn có khẩu vị mặn, thích ăn đầu chiên, rán nhiều dầu mỡ thì cần thay đổi ngay. Vì muối và dầu khi vào cơ thể sẽ làm tăng thể tích của tuần hoàn, vì thế lượng chất khoáng đi qua thận cũng tăng lên khiến khả năng mắc sỏi thận cao hơn. 

Cơ thể thiếu nước

Nước chiếm đến 80% trọng lượng cơ thể. Khi bạn lười uống nước, lượng nước cần cho thận lọc và đào thải chất độc ra ngoài bị thiếu nên lượng chất khoáng động lại ngày càng nhiều và gây ra sỏi thận.

Hay nhịn tiểu

Tiểu tiện là hoạt động sinh lý thường ngày của mỗi người. Vì thế khi nhịn tiểu sẽ làm cho các chất khoáng trong nước tiểu dần lắng đọng lại và dần tạo ra sỏi thận.

Nguyên nhân và cách điều trị sỏi thận

Nguyên nhân và cách điều trị sỏi thận

1.4 Những ai có nguy cơ mắc sỏi thận?

  • SỎi thận là bệnh có di truyền nên nếu trong gia đình bạn có người bị sỏi thận thì nguy cơ bị bệnh của bạn sẽ cao hơn. 
  • Những người có khẩu vị đậm, thích ăn đồ nhiều protein. 
  • Người ít bổ sung nước và thường xuyên ra mồ hôi.
  • Sống ở vùng nhiệt đới.
  • Người có cân nặng cao, béo phì cũng dễ bị sỏi thận.
  • Từng phải phẫu thuật và uống nhiều thuốc. 

2. Làm sao để điều trị sỏi thận?

Các viên sỏi thận với kích thước rất nhỏ đến nhỏ có thể tự ra ngoài qua đường nước tiểu. Nhưng để điều trị hết bệnh thì cần phụ thuộc vào số lượng, kích thước viên sỏi và thói quen của người mắc.

Cách đơn giản và quan trọng nhất chính là bạn phải uống đủ lượng nước cơ thể cần. Khi bổ sung nước thì nước tiểu loãng hơn và cũng nhiều hơn, dễ dàng cho các viên sỏi thải ra ngoài hơn. 

Nếu bạn bị nhiễm trùng thì hãy đi khám để được kê các toa thuốc kháng sinh và có thể cả giảm đau

Nếu như sỏi không tự tiêu hay tự thải được thì cần đến sự giúp đỡ của y học để  loại bỏ chúng. Có nhiều phương pháp trị sỏi thận như: Soi niệu quản, phẫu thuật lấy sỏi ra và tán sỏi bằng sóng xung. Mỗi cách có một ưu điểm riêng và phù hợp với thể trạng từng người. Bình thường sẽ dùng 2 phương pháp là soi niệu quản hoặc sóng xung (ESWL) để phá vỡ các viên sỏi, ít gây đau đớn và thời gian hồi phục nhanh. Tuy nhiên nếu viên sỏi quá to hoặc ở vị trí đặc biệt thì bác sĩ sẽ yêu cầu bạn phẫu thuật để gắp chúng ra. 

Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng là một cách tốt để bệnh không tái phát: 

  • Chăm uống nước, trung bình 2 lít nước một ngày.
  • Ngủ sớm trước 11h
  • Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Nên tham khảo ý kiến của chuyên gia về chế độ ăn uống. 
  • Khi thấy tình trạng bệnh trở nên nặng hơn hãy gọi cho bác sĩ điều trị. 
Phòng ngừa sỏi thận như thế nào?

Phòng ngừa sỏi thận như thế nào?

3. Các cách phòng ngừa sỏi thận hiệu quả

  • Thường xuyên uống nước ngay cả khi chưa quá khát. 
  • Mỗi ngày uống 1 cốc nước chanh trước khi ăn sáng rất tốt. Vừa cung cấp nước vừa phòng ngừa sỏi axit uric hiệu quả.
  • Không nên uống nhiều caffeine 
  • Giảm thiểu sử dụng các loại thực phẩm có nguy cơ làm tăng khả năng bị sỏi thận như trà đá, các loại hạt,…
  • Nên tập ăn nhạt. Không chỉ giảm nguy cơ bị sỏi thận mà còn tránh được nhiều loại bệnh khác. 
  • Không ăn nhiều thức ăn chiên, rán nhiều dầu, mỡ. 
  • Giữ thân hình cân đối khỏe mạnh.

Ngoài yếu tố di truyền thì các nguyên nhân khác gây ra sỏi thận đều có thể thay đổi. Các thói quen xấu như hút thuốc lá, ăn uống không lành mạnh, lười vận động,… khi loại bỏ không chỉ tốt cho thận mà đối với sức khỏe chung hay ngoại hình của bạn đều có chỗ tốt. Các cách làm có thể liệt kê như sau:

  • Nên theo chế độ ăn chay, eat clean,…
  • Hạn chế dùng đồ uống có ga
  • Các đồ hộp, thực phẩm chế biến sẵn như thịt xông khói, bánh mì ăn liền,… cũng nên hạn chế thay bằng đồ ăn tự nấu. 

4. Người bị sỏi thận nên ăn gì?

Phân loại thức ăn và chế độ ăn phù hợp là việc cần làm để phối hợp để điều trị bệnh. Tùy vào mức độ của bệnh mà chế độ ăn uống phù hợp cũng khác nhau. Nhìn chung cần tuân theo các nguyên tắc như sau:

  • Nên hạn chế số lượng thức ăn chứa nhiều canxi như tôm, sữa bò, rau cần, ốc,… cũng như táo, cà phê, cần tây, tỏi,… cũng nên giảm vì chứa axit oxalic.  
  • Không dùng cà phê, nước chè hay các chế phẩm từ chúng. 
  • Nếu bạn mắc sỏi axit oxalic thì nên dùng thịt nạc, thịt gia cầm, cá, nho,…
  • Nếu bạn bị sỏi axit uric thì sữa và rau quả tươi là thực phẩm cần bổ sung nhiều. 
  • Tập thể dục thường xuyên cũng giúp sỏi thận dễ dàng thải ra ngoài. Kết hợp ăn uống và vận động để đạt được hiệu quả trị bệnh cao nhất.

5. Lời kết

Khi bị sỏi thận bạn có thể đi khám các bác sĩ chuyên khoa thận để biết rõ về nguyên nhân, xem nó có liên quan đến tình trạng của các cơ quan trong cơ thể không. 

Sỏi thận là loại bệnh khó nhận biết, nhiều người chỉ đến khi bệnh chuyển biến nặng mới đi khám. Các triệu chứng của nó cũng dễ nhầm lẫn sang các chứng bệnh khác. Do đó bạn nên chú ý đến tình trạng sức khỏe của mình, quan tâm đến sự thay đổi của cơ thể hoặc đi khám thường xuyên để kịp thời chữa trị. 

Cách chữa bệnh tốt nhất chính là uống nhiều nước. Vì sử dụng các vị thuốc nội khoa sẽ có rất nhiều ảnh hưởng không tốt nên #kiza khuyên bạn nên áp dụng các biện pháp ngoại khoa. Canxi không phải là nguyên nhân gây ra sỏi thận nên bạn có thể dùng sữa và các chế phẩm từ sữa bình thường.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)