Ra nhiều mồ hôi là do đâu? nguyên nhân, chẩn đoạn bệnh và lưu ý

Thời tiết nóng nực, vận động quá nhiều thường là nguyên nhân bị mọi lầm tưởng khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi. Tuy nhiên, việc đổ mồ hôi không chỉ do một nguyên nhân đó.Khi bạn mắc một số bệnh lý ảnh hưởng đến tuyến mồ hôi thì cũng có thể  biểu hiện bằng việc cơ thể ra nhiều mồ hôi hơn bình thường. 

Khám phá ngay trong bài viết này nào!

1. Tìm hiểu về tuyến mồ hôi

1.1 Thế nào là tuyến mồ hôi?

Tuyến mồ hôi hay ống dẫn mồ hôi thường cuộn lại nằm dưới vùng hạ bì. Phần cuộn là nơi sản xuất mồ hôi, đường nối tuyến mồ hôi với bề mặt của da và tế bào thần kinh (hệ thống thần kinh giao cảm) là phần ống dài có tác dụng kết nối với các tuyến mồ hôi. Tình trạng đổ mồ hôi nhiều xảy ra khi tâm lý gây tác động lên hệ thần kinh giao cảm.

Khi gặp bất ký tác động nào đều sẽ xảy ra tình trạng đổ mồ hôi do khắp nơi trên cơ thể đều có tuyến mồ hôi ( trừ núm vú và môi ).

Bệnh ra nhiều mồ hôi

Bệnh ra nhiều mồ hôi

Tuyến mồ hôi có 2 loại là:

Tuyến mồ hôi toàn vẹn (Eccrine)

Tuyến mồ hôi có mặt ở bất kỳ cơ quan nào trên cơ thể nhưng chủ yếu nhất vẫn là ở chân và tay. Mồ hôi được tiết ra từ tuyến này chỉ bao gồm muối, chất khoáng và nước. Các bạn đang ở độ tuổi dậy thì thường có tuyến mồ hôi tay chân hoạt động mạnh do có sự liên quan đến nội tiết tố và sự phát triển của cơ thể. Các em học sinh ở độ tuổi dậy thì thường hay đổ nhiều mồ hôi là do nguyên nhân này. 

Tuyến mồ hôi đầu hủy (Apocrine)

Nách, hậu môn và bộ phận sinh dục là những vị trí hoạt động  chủ yếu của tuyến mồ hôi này. Không chỉ có nước và muối, mồ hôi ở tuyến này còn có các protein và axit béo. Khác với những tuyến mồ hôi khác, mồ hôi ở vùng kín hoặc vùng nách sẽ có mùi khó chịu hoặc có màu vàng do sự chuyển hóa thành phần protein và các axit béo. 

Cơ thể đổ mồ hôi là một hiện tượng sinh lý rất bình thường để loại bỏ độc tố bên trong cơ thể hoặc giúp cân bằng nhiệt độ. Tuy nhiên nếu cơ thể tiết nhiều mồ hôi hơn bình thường thì nên đi khám để tìm hiểu nguyên nhân vì rất có thể đó là biểu hiện của 1 số bệnh lý nghiêm trọng khác. 

1.2 Những lợi ích do mồ hôi mang lại

Một biểu hiện bình thường của sự trao đổi chất trong cơ thể là sự đổ mồ hôi. Ngoài tác dụng đó, hoạt động đổ mồ hôi còn mang đến một số lợi ích khác cho sức khỏe mà chúng ta ít để ý đến như: 

Thải độc cơ thể

Các chất thải độc hại như ure, amoniac… có trong cơ thể sẽ được thải ra ngoài thông qua quá trình bài tiết mồ hôi. 

Thúc đẩy tiêu hóa

Các mạch máu trong cơ thể sẽ hoạt động tốt hơn nhờ sự bài tiết mồ hôi, nhờ vậy mà các hoạt động của hệ tiêu hóa, hệ thần kinh sẽ diễn ra khỏe mạnh, trơn tru hơn. 

Ngăn ngừa loãng xương

Mồ hôi còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng loãng xương do giúp “bảo lưu” canxi. 

Làm đẹp da

Lỗ chân lông sẽ được làm sạch khi da tiết mồ hôi. Việc bài tiết mồ hôi còn giúp nhẹ nhàng làm sạch các tế bào chết trên da. Một tác dụng khác của mồ hôi là giúp duy trì độ ẩm trên da và nhờ đó giúp da trở nên láng mịn, căng bóng. 

Giảm cân

Việc tiết mồ hôi là do cơ thể vận động nhiều, mà càng vận động nhiều sẽ giúp đốt cháy mỡ thừa hiệu quả, từ đó giúp giảm cân một cách hiệu quả. 

2. Tìm hiểu về bệnh đổ nhiều mồ hôi

2.1 Nguyên nhân gây đổ mồ hôi nhiều là gì?

Một cơ chế tự làm mát của cơ thể là thông qua việc đổ mồ hôi. Khi nhiệt độ cơ thể tăng lên, hệ thần kinh của cơ thể tự động kích hoạt hoạt động của các tuyến mồ hôi. Ngoài ra khi chúng ta đang lo lắng, đổ mồ hôi cũng hay thường xảy ra trong lòng bàn tay. 

Tăng tiết mồ hôi khu trú nguyên phát là thể thường gặp nhất của tăng tiết mồ hôi. Chức năng của dây thần kinh đối với thể này là thông báo cho các tuyến mồ hôi trở nên tăng động hơn, nhiều khi trong cả trường hợp các tuyến mồ hôi không được kích hoạt do tăng nhiệt độ hoặc hoạt động thể chất. 

Vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn khi cơ thể bắt đầu căng thẳng và lo lắng. Trong lòng bàn tay và đôi khi là ở mặt thường là vị trí xảy ra của thể tăng tiết mồ hôi này. 

Thể tăng tiết này không xảy ra do nguyên nhân bệnh lý. Mà nguyên nhân của thể tăng tiết này có thể là do di truyền vì đôi khi nó cũng xuất hiện giữa các thành viên trong gia đình với nhau. 

Khi mồ hôi đổ quá nhiều do vấn đề sức khỏe thì xảy ra tăng tiết mồ hôi thứ phát, tuy nhiên nguyên do này ít gặp hơn. Thể tăng tiết mồ hôi này thường gây đổ mồ hôi khắp cơ thể. Một số tình trạng sau đây thường gây đổ mồ hôi quá mức: 

Bệnh tiểu đường

Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây đổ mồ hôi nhiều là do đường huyết thấp ở những bệnh nhân tiểu đường. 

Rối loạn tuyến giáp

Ngoài làm tăng tốc độ của quá trình trao đổi chất, gây giảm cân và làm nhịp tim bất thường thì rối loạn tuyến giáp cũng gây nên tình trạng đổ mồ hôi nhiều. 

Rối loạn giấc ngủ

Những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ cũng sẽ bị đổ mồ hôi nhiều, điều này có thể gây tắc nghẽn đường thở của người bị và làm chậm hoặc nghiêm trọng hơn có thể gây ngừng thở hoàn toàn.

Ung thư

Trong một số trường hợp, dấu hiệu sớm của bệnh lymphoma cũng có thể là đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm. Hằng năm đã có tới hơn 32.000 phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh u lympho không Hodgkin và tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh này càng tăng. Ngoài ra, bạch huyết mở rộng, đau ngực, khó thở hoặc giảm cân cũng là triệu chứng của căn bệnh nguy hiểm này. 

Bị nhiễm trùng

Nguyên nhân khác của chứng mồ hôi đổ nhiều quá mức là bệnh lao. Trong một số trường hợp hiếm gặp khác, viêm xương cũng có thể gây đổ mồ hôi nhiều và còn có thể ảnh hưởng đến xương chậu hoặc đốt sống ở người đã trưởng thành. Viêm nội tâm mạc, viêm van tim và đặc biệt là chứng đổ mồ hôi nhiều cũng có thể xảy ra do nguyên nhân nhiễm trùng do vi khuẩn. 

Tác dụng phụ của thuốc

Đổ mồ hôi nhiều cũng có thể xảy ra do tác dụng của một số loại thuốc. Những loại thuốc kê đơn có tác dụng phụ gây đổ nhiều mồ hôi có thể kể đến như thuốc giảm đau, các thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị bệnh tim hoặc bệnh về huyết áp. 

Nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác cũng gây đổ nhiều mồ hôi như ăn quá nhiều đồ cay, nóng, tâm lý bị xúc động mạnh, phụ nữ mang thai hoặc bước vào giai đoạn mãn kinh, mắc bệnh lý vùng hệ thống thần kinh giao cảm.

2.2. Triệu chứng của bệnh là gì?

Khi tập luyện thể thao hoặc gắng sức làm việc, đang lo lắng hoặc căng thẳng hoặc sống trong môi trường nóng nực thường là nguyên nhân gây đổ mồ hôi nhiều. Tuy nhiên, tình trạng tăng tiết mồ hôi có thể tiết ra lượng mồ hôi nhiều hơn mức bình thường. 

Tay, chân, nách thường là những vị trí  bị ảnh hưởng bởi tăng tiết mồ hôi, thường xảy ra ít nhất 1 lần trong 1 tuần, khi cơ thể thức và thường xảy ra ở cả 2 bên cơ thể của chúng ta. 

Một vài trường hợp cơ thể đổ quá nhiều mồ hôi thì có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh rất nguy hiểm. Nếu bạn đổ nhiều mồ hôi đi kèm với triệu chứng chóng mặt, buồn nôn hoặc đau ngực thì hãy đến ngay bác sĩ để thăm khám. Một khi có các dấu hiệu sau hãy đến bác sĩ ngay lập tức: 

  • Các thói quen hằng ngày bị gián đoạn bởi đổ nhiều mồ hôi
  • Tình cảm hoặc vấn đề giao tiếp xã hội gặp khó khăn do đổ nhiều mồ hôi 
  • Cơ thể bỗng dưng tiết nhiều mồ hôi hơn bình thường
  • Không rõ lý do vì sao cơ thể đổ nhiều mồ hôi vào ban đêm 

2.3 Đổ nhiều mồ hôi có thể để lại những biến chứng nào?

Tăng tiết mồ hôi có thể gây ra một số biến chứng sau:

  • Bệnh về nhiễm trùng. Các bệnh nhiễm trùng da thường xảy ra với những người bị đổ nhiều mồ hôi. 
  • Đời sống xã hội và cảm xíc bị ảnh hưởng. Dễ lúng túng hoặc ngại ngùng khi bàn tay dơ hoặc ướt  mồ hôi, quần áo ướt đẫm. Việc theo đuổi công việc yêu thích cũng như mục tiêu học tập dễ bị ảnh hưởng bởi điều này. 

3.Làm thế nào để điều trị đổ nhiều mồ hôi?

Việc xác định được nguyên nhân gây bệnh là yếu tố quan trọng tiên quyết để đạt hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh. Bởi mỗi phương pháp điều trị sẽ phù hợp với những nguyên nhân gây bệnh khác nhau. 

Chẳng hạn bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc kháng sinh theo phác đồ điều trị nếu nguyên nhân gây đổ nhiều mồ hôi là do nhiễm trùng. Bạn sẽ cần bổ sung các loại hormone phù hợp nếu đổ nhiều mồ hôi do rối loạn nội tiết,… 

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị theo các phương pháp sau nếu đổ mồ hôi nhiều là do nguyên nhân rối loạn thần kinh thực vật: 

3.1 Sử dụng thuốc Tây

Thuốc bôi ngoài da và thuốc kháng cholinergic dạng uống là 2 loại thuốc phổ biến được dùng để điều trị chứng tăng tiết mồ hôi: 

Thuốc bôi

Cách đơn giản nhất để điều trị chứng đổ nhiều mồ hôi đó là dùng thuốc bôi ngoài da. Thành phần nổi bật chứa trong các loại thuốc bôi thông thường là muối nhôm clorua, chúng có tác dụng ngăn mồ hôi thoát ra bên ngoài nhờ bịt miệng các lỗ chân lông.

Tuy nhiên, thuốc này chỉ thích hợp dùng cho các vùng da nhỏ như nách, lòng bàn chân, bàn tay nên bạn phải sùng đều đặn hằng ngày và thường chỉ có tác dụng tạm thời.

Thuốc kháng cholinergic

Một số loại thuốc kháng như oxybutynin, propantheline hay glycopyrrolate,… có tác dụng ức chế hoạt động của hệ thần kinh giao cảm giúp giảm ra mồ hôi. Khô miệng, táo bón, mờ mắt, loạn nhịp tim, bí tiểu,… là một số tác dụng phụ do thuốc gây ra. Vì vậy, chỉ khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa bạn mới nên dùng thuốc. 

3.2 Làm di điện ion

Khi bị đổ mồ hôi tay và chân thường sẽ được chỉ định sử dụng phương pháp này. Khi thực hiện phương pháp này, bạn sẽ được yêu cầu ngâm tay hoặc chân vào dung dịch điện ly có dòng điện thấp khoảng 10 miliampe trong thời gian khoảng từ 20 đến 30 phút.

Trong tháng đầu tiên để việc điều trị có hiệu quả bạn cần thực hiện đều đặn ít nhất là 3 lần/tuần. Bạn có thể giảm xuống thành 2 đến 4 lần/ tháng từ những tháng tiếp theo. 

Phương pháp này có thể đem lại hiệu quả trong 6 tháng và khá an toàn với nhiều người, tuy nhiên bệnh vẫn có thể tái phát sau đó. Dù là an toàn nhưng những đối tượng sau không nên sử dụng phương pháp này: người đang đặt máy tạo nhịp tim, người bệnh động kinh hoặc phụ nữ đang trong thời gian mang thai,…

3.3 Tiêm botox giảm tăng tiết mồ hôi

Phương pháp này phù hợp điều trị cho những người bị chứng tăng tiết mồ hôi ở lòng bàn tay, bàn chân và nách. 

Để ngăn chặn cơ thể giải phóng chất dẫn truyền thần kinh có thể kích thích tăng bài tiết ở tuyến mồ hôi bác sĩ sẽ tiến hành tiêm nhiều mũi botulinum dưới da. Tuy nhiên, sụp mí, giảm thị lực, tim đập nhanh, bí tiểu, buồn nôn, dị ứng da, đau đầu,… là một số tác dụng phụ bạn có thể gặp phải khi tiêm botox.

3.4 Phẫu thuật cắt hạch giao cảm

Nếu các phương pháp trên không có hiệu quả thì có thể sẽ phải thực hiện phương án cuối cùng đó là phẫu thuật cắt hạch giao cảm. Mồ hôi tay và nách sẽ không thể tiết ra nữa một khi hạch giao cảm ở ngực bị cắt bỏ. 

Bên cạnh hiệu quả điều trị triệt để chứng tăng tiết mồ hôi thì phương pháp này cũng ẩn chứa nhiều biến chứng khác như dị ứng thuốc gây mê, nhiễm trùng, hội chứng Horner gây sụp mí và đặc biệt là mồ hôi sẽ ra bù trừ ở các vùng khác như bụng, lưng, chân.

4. Làm thế nào để phòng ngừa đổ mồ hôi nhiều?

– Để khử các mùi hôi khó chịu bạn có thể dùng các loại thuốc xịt khử mùi tại chỗ đối với những vùng dễ đổ mồ hôi nhiều như bẹn, nách,…để khắc phục tạm thời tình trạng. 

– Nên bổ sung nước đầy đủ và thường xuyên, không để cơ thể rơi vào trạng thái thiếu nước nghiêm trọng.

– Có thể dùng các loại thảo dược để ngăn mồ hôi tiết ra như bạch thược, sơn thù, thiên môn đông, …

– Để cân bằng và giúp ổn định hệ thống thần kinh giao cảm, bạn có thể áp dụng các biện pháp như xoa vai, châm cứu, ấn huyệt.

5. Lời kết

Một số bệnh lý có thể gây nên tình trạng đổ nhiều mồ hôi. Vì vậy, người bệnh cần tìm đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu có dấu hiệu bị đổ mồ hôi quá nhiều hoặc quá nhiều hơn bình thường.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)