[Nổi mề đay] – nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Nổi mề đay là bệnh lý dị ứng phổ biến ở mọi lứa tuổi khác nhau. Bệnh gây ngứa ngáy, khó chịu, từ đó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sinh hoạt của bệnh nhân. Vì vậy, người bệnh cần phải hiểu rõ các nguyên nhân, triệu chứng của bệnh để biết cách điều trị phù hợp.

Trong bài viết này, cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị nổi mề đay hiệu quả.

1. Tìm hiểu đặc điểm chung về bệnh nổi mề đay

1.1 Như thế nào là nổi mề đay?

Nổi mề đay (mày đay) là một dạng của bệnh dị ứng, do nhiều nguyên nhân gây ra và có tính phổ biến cao. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là xuất hiện các sẩn phù, xung quanh sẩn phù là các quầng đỏ, rất ngứa. Các sẩn phù này là kết quả của việc các mao mạch ở dưới da phản ứng với các tác nhân gây dị ứng.

Bệnh nổi mề đay

Bệnh nổi mề đay

Thời gian tồn tại trên da của các sẩn phù bệnh mề đay có thể kéo dài từ 30 phút đến 36 giờ và thường có kích thước vào khoảng 1mm cho đến vài cm.

Khi nổi mề đay, các mạch máu dưới da bị giãn ra và tăng tính thấm ở trung bì nông. Mạng lưới mao mạch tại vị trí phát bệnh có liên quan mật thiết đến điều này. Ngoài ra, nổi mề đay rất dễ phát hiện nhưng rất khó tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh.

1.2 Triệu chứng ban đầu là gì?

Trong từng giai đoạn của bệnh nổi mề đay có biểu hiện triệu chứng nặng, nhẹ khác nhau. Nhưng nhìn chung bệnh nhân thường có các dấu hiệu sau:

Nổi mẩn đỏ, sần phù: Trên da người bệnh nổi nhiều nốt mẩn có kích thước khác nhau, tạo thành từng mảng, nằm tập trung hoặc nằm rải rác khắp cơ thể. Ban đầu các nốt đỏ chỉ xuất hiện ở một vùng, sau đó lan ra toàn thân.

Ngứa: Bệnh nhân cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu ở vùng da bị nổi nốt mề đay, càng gãi càng ngứa kèm theo nóng rát. Cơn ngứa thường kéo dài và dữ dội hơn khi về đêm và chiều tối.

Một số triệu chứng khác có thể gặp: Mệt mỏi, tiêu chảy, xuất hiện mụn nước, sưng phù ở môi, mắt, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim…

Ngoài ra có hiện tượng da vẽ nổi kèm theo rát ngứa ở một số bệnh nhân

Điều trị nổi mề đay

Điều trị nổi mề đay

1.3 Những biến chứng có thể gặp

Nếu vùng da nổi mề đay bị tổn thương, trầy xước có thể gây nhiễm trùng, bội nhiễm hoặc hoại tử khó lành.

Sốc phản vệ: Nổi mề đay gây ra phù nề thanh quản và lưỡi gà khiến người bệnh khó thở, viêm đường hô hấp, sốt cao, tụt huyết áp, trụy tim. Người bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Cơ thể mệt mỏi, sức khỏe suy giảm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và cuộc sống.

2. Những nguyên nhân nào dẫn đến nổi mề đay?

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng nổi mề đay, trong đó thường xảy ra do các nguyên nhân sau:

Do dị ứng thức ăn: Thành phần của một số loại thực phẩm như trứng, sữa, đậu phộng…. có thể gây dị ứng cho một số người.

Do dị ứng thuốc: Một số người bị nổi mề đay do mẫn cảm với một số thành phần của thuốc như ibuprofen, aspirin, kháng sinh, paracetamol…

Do dị ứng với hóa mỹ phẩm: Các loại mỹ phẩm không rõ thành phần và nguồn gốc khi sử dụng trên da có thể làm tăng nguy cơ bị nổi mẩn ngứa, mề đay.

Nguyên nhân nổi mề đay là gì?

Nguyên nhân nổi mề đay là gì?

Do di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì tỷ lệ thế hệ sau bị bệnh thường cao gấp 2 lần so với người bình thường.

Do côn trùng cắn: Nọc độc của côn trùng (ong, nhện, rết…) có thể là tác nhân gây nổi mề đay mà ít ai ngờ tới.

Nổi mề đay trong các bệnh lý: Bệnh tuyến giáp tự miễn, lupus ban đỏ, cryoglobulinemia…. gây ra rối loạn trong nội tiết và làm giảm khả năng miễn dịch trong cơ thể.

3. Cách chữa trị và phòng ngừa nổi mề đay hiệu quả

3.1 Các phương pháp trị nổi mề đay hiệu quả

Cần căn cứ vào loại mề đay, nguyên nhân gây bệnh, thời gian diễn ra bệnh, diễn biến và tình trạng của bệnh và để có phương án điều trị phù hợp nhất.

3.1.1 Các phương pháp có thể thực hiện tại nhà

Thực hiện tốt hướng dẫn về phòng chống nổi mề đay kể trên.

Tránh gãi hoặc ma sát trên vùng da nổi mẩn.

Sử dụng nước lạnh để tắm hoặc áp lạnh để làm dịu cơn ngứa.

Không nên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Tránh lao động nặng, hạn chế các hoạt động thể chất gây toát mồ hôi.

Nghỉ ngơi hạn chế căng thẳng.

Điều trị nổi mề đay bằng thuốc tây

Điều trị nổi mề đay bằng thuốc tây

3.1.2 Dùng các loại thuốc kháng sinh

Trường hợp nổi mề đay nhẹ thì có thể sử dụng các loại thuốc như:

Thuốc kháng histamin H1: Loratadin (Clarytin), Acrivastin (Semplex) hoặc Cetirizin (Zyrtec). Cách dùng và liều lượng cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Người bệnh nổi mề đay cần dùng các thuốc kháng histamin H1 kết hợp với điều trị bằng corticoid. Trong đó:

Corticoid: Được dùng khi tình trạng bệnh cấp tính, mề đay nặng có tổn thương gây phù thanh quản, bệnh do viêm mạch hoặc không đáp ứng với một số loại thuốc kháng histamin. Thuốc có thể dùng qua đường uống hoặc tiêm theo chỉ định của bác sĩ. Chống chỉ định với các trường hợp nổi mề đay mãn tính tự phát.

Adrenalin dùng kết hợp với thuốc kháng histamin liều cao: Sử dụng khi bệnh nhân nổi mề đay có xuất hiện phù mạch cấp tính.

Trường hợp là mề đay mãn tính thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm các xét nghiệm để tìm nguyên nhân, khi đó việc điều trị sẽ có ý nghĩa hơn.

Một số bệnh nhân bị nổi mề đay có thể được chỉ định điều trị kết hợp giữa kháng histamin H1 và kháng histamin H2.

3.1.3 Các bài thuốc Nam hiệu quả

Lá khế:  Lá khế tươi sau khi rửa sạch được dùng sắc lấy nước uống hoặc nấu nước tắm hàng ngày để giảm các nốt sưng đỏ trên da và giảm cảm giác ngứa ngáy.

Trị nổi mề đay bằng gừng: Gừng tươi rửa sạch, gọt vỏ, thái sợi rồi thêm giấm, đường phèn, nước. Đem đun ở lửa nhỏ liu diu đến khi cô đặc còn ½ bát nước thì chắt lấy nước cốt và uống khi còn ấm.

Bài thuốc chữa nổi mề đay từ kinh giới: Rửa sạch một nắm lá kinh giới, để ráo rồi vò nát và bôi lên vùng da bị ngứa để giảm ngứa.

Lá tía tô: Xay nhuyễn lá tía tô, lọc lấy nước cốt để uống và bôi nước lá tía tô lên da hoặc nấu nước tắm hàng ngày để giảm triệu chứng ngứa.

Chú ý an toàn: Để tránh nhiễm trùng người bệnh cần vệ sinh da sạch sẽ, làm sạch các nguyên liệu trước khi sử dụng thực hiện đắp, tắm bằng lá thuốc.

3.1.4 Một số điều cần lưu ý khi chữa trị nổi mề đay

Người bệnh cần nghỉ ngơi nhiều, giữ nhiệt độ ở mức hợp lý không quá nóng hoặc lạnh, hạn chế căng thẳng,.

Tránh sử dụng các thành phần thuốc có thể gây nổi mề đay như: Aspirin, codeine, NSAIDs, morphine, ức chế men chuyển….

Không dùng thuốc mỡ kháng histamin (phenergan) để thoa lên vùng da tổn thương của người bệnh nổi mề đay vì điều này có thể làm trầm trọng hơn tình trạng viêm. Ngoài ra, thuốc mỡ corticoides ít hiệu quả và có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nếu sử dụng trên diện tích quá lớn.

Tránh dùng thực phẩm có thể gây dị ứng: Hải sản, trứng, cà chua, socola… Ăn nhẹ, giảm muối.

Không sử dụng các chất kích thích như: Gia vị, cà phê, rượu, trà, thuốc lá…

Khi bị nổi mề đay hạn chế gãi, ma sát da, hoạt động thể chất mạnh gây đổ mồ hôi, mặc quần áo rộng, nhẹ, thấm hút mồ hôi tốt.

Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc tắm nước nóng.

Nếu quá ngứa, khó chịu thì có thể thoa hoặc tắm bằng giấm thanh pha nước ấm (tỷ lệ 1 giấm : 2 nước).

3.2 Làm sao để phòng tránh nổi mề đay hiệu quả?

Cần thực hiện những điều sau đây để phòng tránh nổi mề đay hiệu quả:

Người có cơ địa dị ứng với các chất trong hải sản, xà bông tắm, phấn rôm,… nên tránh ăn, tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng;

Người bị nổi mề đay do thời tiết lạnh cần giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh nhân nên tránh tiếp xúc với bụi bẩn, phấn hoa và giữ vệ sinh môi trường sống của mình sạch sẽ;

Quần áo làm từ những loại vải dễ gây kích ứng da như len, bố, da lộn,… nên hạn chế mặc. Ngoài ra, không mặc đồ quá chật để tránh quần áo cọ xát vào da gây tình trạng kích ứng tại chỗ;

Hạn chế sự xâm nhập của các loại ký sinh trùng như chấy rận, bọ chét, mạt nhà,… giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ,

Tránh sinh hoạt trong môi trường làm da khô, kích ứng, gây tái phát bệnh da dị ứng theo mùa (ví dụ như độ ẩm trong không khí thấp);

Sau khi sử dụng các loại thuốc điều trị như thuốc kháng sinh, thuốc an thần, thuốc đau nhức xương khớp,… nếu bị nổi mề đay nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn thay đổi loại thuốc để tránh nguy cơ dị ứng sau này;

Thường xuyên tập thể dục thể thao, vận động để tăng sức đề kháng cho cơ thể, tăng cường tuần hoàn máu, giảm nguy cơ mắc bệnh;

Nếu nguyên nhân nổi mề đay là do stress cần giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc;

Bổ sung cho cơ thể  thêm các thực phẩm giải nhiệt như đậu phụ, củ cải, bí đao,  mướp đắng,… và các loại nước ép hoa quả, rau củ như cà rốt, cam, mật ong, bưởi,…;

Nên đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu khi lần đầu bị nổi mề đay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, hiệu quả.

4. Những nguy hiểm khi bị nổi mề đay

Cơ thể bệnh nhân khi tiếp xúc với các dị nguyên sẽ hình thành một chất gọi là histamin. Chất này gây ngứa và khó chịu, bệnh nhân liên tục có phản ứng gãi dẫn đến da bị trầy xước, dễ nhiễm trùng và để lại sẹo, vết thâm, ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ và các sinh hoạt hằng ngày.

Ngoài ra, có thể gặp các triệu chứng khác ở người bệnh mày đay như sưng mạch ở khí quản, vùng họng dẫn tới khó thở, thở gấp, thậm chí nghẹt thở. Mày đay cũng có thể xuất hiện ở đường tiêu hóa, gây đau quặn bụng, nôn ói, tiêu chảy. Khi mề đay xảy ra ở tổ chức não bệnh nhân dễ gây phù nề não, nguy hiểm đến tính mạng.

Nổi mề đay cũng có thể gây giãn mạch nhanh, đột ngột gây tụt huyết áp, gây choáng váng. Trong một số trường hợp đặc biệt, tính mạng bệnh nhân có thể bị đe dọa nếu không được cấp cứu kịp thời. Thực tế đã có trường hợp sử dụng thuốc đã bị sốc phản vệ và tử vong.

Đặc biệt, đôi khi người bệnh mề đay đã thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết nhưng vẫn rất khó phát hiện nguyên nhân. Do vậy, việc điều trị thường gặp rất nhiều khó khăn và thường không thể triệt tiêu hoàn toàn căn nguyên gây nổi mề đay, sẩn ngứa.

5. Lời kết

Trên đây là những thông tin quan trong về bệnh nổi mề đay. Hy vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức bổ ích sẽ giúp phòng ngừa và trị bệnh hiệu quả.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)