Nhiệt miệng là gì – nguyên nhân, cách trị dứt điểm và lưu ý

Nhiệt miệng khiến cho người mắc bệnh khó chịu và gặp khó khăn trong việc ăn uống hàng ngày. Ít ai biết rằng nhiệt miệng là một căn bệnh có thể di truyền và lây lan qua tiếp xúc chung một đồ vật.Nam ít mắc bệnh này hơn nữ giới.

Bệnh nhiệt miệng

Bệnh nhiệt miệng

Vậy căn bệnh này là như thế nào? Có phương thuốc nào để chữa trị căn bệnh này không, cùng tìm hiểu nhé.

1. Tìm hiểu thông tin chung về nhiệt miệng

1.1 Như thế nào là nhiệt miệng?

Nhiệt miệng (loét áp-tơ) có tên bệnh là aphthous ulcer có biểu hiện như sau trên những mô mềm bên trong má hoặc môi, dưới lưỡi hoặc trên nướu xuất hiện một vết loét nhỏ, nông hình tròn hay oval, có màu trắng hoặc vàng ở giữa, xung quanh viền tròn đó là màu đỏ gọi là nhiệt miệng.

Trước khi hình thành vết loét thì bạn sẽ cảm thấy miệng bạn chó chút ngứa hoặc rát. Nhiệt miệng không như mụn nước hay lở miệng, chúng không mọc bên ngoài miệng và không lây lan rộng. Chúng sẽ khiến bạn khó chịu, đau nhức quanh vùng miệng khi ăn hoặc khi nói chuyện. Bệnh này thường diễn ra từ 1-2 tuần và không có sẹo.

1.2 Triệu chứng của nhiệt miệng là gì?

+ Biểu hiện của bệnh là: 

  • Đầu tiên, xuất hiện các đốm trắng trong niêm mạc miệng (to 1 – 2 mm)
  • Đốm trắng phát triển to hơn và mọng nước
  •  Các đốm trắng vỡ ra tạo thành vết loét lớn.
  •  Vết loét lớn dần lên tới khoảng 10mm làm ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày và nói chuyện.

+ Một số biểu hiện tại vết loét: Các vết loét này gây viêm nhiễm, sưng nóng đỏ nên làm cho bạn cảm thấy đau. Việc nai nuốt, ăn uống của bạn sẽ rất khó khăn do những áp xe ở vùng dưới lưỡi, dưới niêm mạc, áp xe tiền đình ở phía trên hay dưới, có những vết loét ở lưỡi và niêm mạc miệng.

 Khi vết loét bị viêm ở dạng cấp tính cấp thường có biểu hiện tấy đỏ và rất đau,nặng hơn nữa là gây nên triệu chứng sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống khó khăn, bệnh bắt đầu giảm khi vết loét chuyển sang màu trắng và bạn sẽ cảm thấy bớt đau hơn.

Cách trị nhiệt miệng tại nhà

Cách trị nhiệt miệng tại nhà

1.3 Vì sao lại bị nhiệt miệng?

Người ta chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể của việc gây bệnh nhiệt miệng, nhưng có một số ý kiến cho rằng nguyên nhân của nhiệt miệng là do:

– Trong quá trình ăn uống, sinh hoạt bạn sơ ý cắn vào má.

– Ăn những thực phẩm chua, cay, có chứa nhiều gluten sẽ gây tổn thương vùng miệng và gây ra nhiệt miệng.

– Trong quá trình vệ sinh răng miệng, bạn dùng bàn chải tác động đến vùng răng nướu quá mạnh hay dùng nước súc miệng có chứa sodium lauryl sulfate cũng sẽ gây tổn thương miệng. 

– Bị stress cũng là một trong những nguyên nhân.

–  Nội tiết tố cơ thể bị thay đổi.

– Bị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn gây ra (Helicobacter pylori).

– Thành phần vitamin B, kẽm, axit folic hoặc sắt trong cơ thể bị thiếu.

– Nếu người bị nhiễm HIV hoặc AIDS thì sẽ bị Virus ức chế miễn dịch gây ra bệnh nhiệt miệng.

– Những người bị bệnh Celiac, người có hệ miễn dịch yếu, bệnh này có thể bị do di truyền, ruột non bị tổn thương do hấp thụ gluten. Theo ước tính, có một người bị mắc bệnh trong 100 người trên toàn thế giới

– Người bị bệnh về đường ruột như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, viêm ruột cũng có thể gây nhiệt miệng.

– Một số người bị một chứng bệnh là bệnh tự miễn hiếm gặp (bệnh Behcet), có những người cơ thể tự viêm khắp, bao gồm cả miệng không rõ nguồn gốc.

 Những người sống trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, trong quá trình ăn uống, sinh hoạt không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể cũng có nguy cơ mắc bệnh nhiệt miệng

2. Chữa nhiệt miệng như thế nào cho hiệu quả?

Tuy là nhiệt miệng có thể tự khỏi mà không cần chữa trị gì. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vết loét quá lớn gây đau nhức, khó chịu cho cuộc sống của bạn thì bạn có thể dùng những biện pháp sau:

  • Thực hiện súc miệng mỗi ngày từ 10- 15 giây để rửa sạch vi khuẩn bị nước súc miệng tự chế như sau dùng các nguyên liệu như baking soda, nước ép lô hội và nước ấm.
  • Nạp đầy đủ các chất dinh dưỡng như sắt, acid folic, vitamin B6, vitamin B12, kẽm,…cho cơ thể.
  • Có thể bôi một số thuốc như benzocaine, fluocinonide, hydrogen peroxide ở dạng bôi hoặc corticosteroid (dexamethasone) ở dạng xúc để trị nhiệt miệng.
  • Đặt một viên đá lạnh lên vùng nhiệt miệng để chườm sẽ làm giảm cơn đau và viêm, khiến bạn dễ chịu hơn.
  • Tránh những đồ cay nóng, món nướng và món có chứa nhiều dầu mỡ trong những ngày bị nhiệt miệng vì nếu ăn những món ăn thì tình trạng nhiệt miệng của bạn nghiêm trọng hơn đấy.
  • Đắp túi trà vào vết thương cũng là một cách để chữa nhiệt miệng rất tốt. Trong trà có chất tanin có thể làm dịu cơn đau và giảm viêm.
  • Dùng mật ong, nước ép rau ngót, cỏ nhọ nồi,…để trị bệnh nhiệt miệng cũng tốt đấy.

Ngoài những biện pháp trên bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

Sử dụng sữa chua trị nhiệt miệng

Sử dụng sữa chua trị nhiệt miệng

2.1 Ăn nhiều sữa chua

Lợi khuẩn trong sữa chua có tác dụng làm lành vết nhiệt, độ mịn và mát làm bạn cảm thấy dễ chịu hơn, cơn đau sẽ dịu xuống. Vì vậy, hãy ăn một cốc sữa chua mỗi ngày để chữa khỏi nhiệt miệng nhé.

2.2 Có thể dùng giấm táo

Trong giấm táo có một chất gọi là axit axetic có tác dụng như một kháng sinh tự nhiên có thể diệt vi khuẩn và gia tăng các lợi khuẩn để chữa nhiệt miệng. Vì thế hàng ngày bạn có thể dùng giấm táo pha với nước ấm, tỷ lệ 1:1, để súc miệng.

2.3 Loại bỏ kem đánh răng, nước súc miệng trong những ngày bị nhiệt miệng

Theo một nghiên cứu ở Na Uy, trong kem đánh răng và nước súc miệng có chứa sodium lauryl sulfate, chất này giúp tạo bọt trong việc đánh răng thường ngày. Tuy nhiên, nó cũng sẽ gây nhiệt miệng và tái phát nhiệt miệng. Vì thế nên tránh tiếp xúc với kem đánh răng, nước súc miệng trong những ngày nhiệt miệng.

Chất sodium lauryl sulfate trong kem đánh răng có thể gây hiệu ứng biến tính trên lớp niêm mạc miệng, tiếp xúc với các tế bào biểu mô cơ, làm gia tăng nhiệt miệng.

2.4 Bột sắn giúp chữa nhiệt miệng hiệu quả

Theo Đông y, sắn dây (cát căn) giúp ngăn chặn các tổn thương do nóng gan gây ra như mụn nhọt, lở loét do nhiệt miệng. Bởi vì sắn dây có tính mát giúp giải nhiệt cơ thể.

Chỉ cần mỗi ngày dùng 1 ly sắn dây pha với nước sôi để nguội là bạn có thể chữa và ngăn chặn bệnh nhiệt miệng tái một cách nhanh chóng rồi đó.

2.5 Nước khế cũng là một gợi ý hay

Bạn có thể dã nát 2-3 quả khế rồi đem đun sôi với chút nước, để nguội rồi ngậm nuốt nó hàng ngày cũng có thể chữa bệnh lở loét, viêm họng, nhiệt miệng rồi đó. Quả là một bài thuốc đơn giản phải không nào?

2.6 Dùng baking soda để súc miệng

Bạn có thể dùng baking soda súc miệng với nước ấm để trị bệnh nhiệt miệng bởi vì baking soda có thể kháng khuẩn, làm giảm viêm ngay vết loét.

Ngoài ra cũng nên lưu ý những điều sau:

  • Đá lạnh có tác dụng làm giảm sưng và viêm vì thế hãy dùng đá lạnh chườm lên chỗ viêm do nhiệt miệng để làm giảm cơn đau.
  • Nên tránh bớt những thức ăn có tính cay, nóng và nhiều dầu mỡ để giảm bớt tình trạng bệnh.
  • Có thể dùng túi lọc trà sau khi sử dụng để đắp lên chỗ đau để làm dịu cơn đau và giảm đau. Bởi vì trong trà có chất tanin làm giảm cơn đau rất tốt.

Khi bạn bị nhiệt miệng mà còn gặp phải tình trạng như tiêu chảy, sốt cao, đau đầu, phát ban đỏ ở da thì nên đến gặp bác sĩ để khám.

Nếu tình trạng vết loét càng ngày càng nghiêm trọng không rõ nguyên nhân, kéo dài hơn 14 ngày, vết loét khoét sâu vào bên trong môi hoặc thường xuyên có tiết dịch, thì bạn nên đến cơ sở y tế để khám liền.

Nếu vấn đề nhiệt miệng là do răng khểnh hoặc vệ sinh răng miệng chưa sạch thì bạn cũng có thể nha sĩ để khám. 

3. Cần điều cần làm để phòng tránh bị nhiệt miệng

Nhiệt miệng là vấn đề gây bất tiện và khó chịu trong cuộc sống với người mắc bệnh, tuy nhiên để phòng ngừa nó là điều không khó, bắt đầu từ những nguyên nhân trên bạn có thể đưa ra một số giải pháp như sau:

  • Khi ăn uống, làm việc, giao tiếp, vệ sinh răng miệng bạn nên tránh gây tổn thương đến niêm mạc miệng. 
  • Cần có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để không bị stress. 
  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tránh việc dùng bàn chải quá mạnh làm tổn thương đến niêm mạc lợi, nướu để không bị viêm .
  • Tập cho trẻ có thói quen tốt không ăn khuya, ăn đúng giờ giấc, vệ sinh răng miệng đúng cách để tránh gây tổn thương niêm mạc. Hãy để bé hình thành thói quen súc miệng bằng nước muối mỗi ngày. 

  • Đảm bảo cung cấp cho cơ thể đủ chất dinh dưỡng nhất là trong những ngày nóng,  cơ thể dễ bị mệt mỏi, cảm thấy không ngon miệng khi ăn. 
  • Tốt nhất là bạn nên tránh bớt các món cay nóng, đồ xào, nhiều dầu mỡ và tăng cường ăn các món luộc, rau, củ, quả và trái cây… tăng cường uống nước nhiều vào bạn nhé.
  • Trong quá trình bị nhiệt miệng nếu tình trạng diễn biến nặng hơn, gây đau nhiều hoặc bệnh diễn ra nhiều lần thì bạn nên đến cơ sở y tế để khám và điều trị dứt điểm đảm bảo cho cuộc sống bạn.
  • Hằng ngày bạn nên có thói quen súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý.

4. Lời kết

Nhiệt miệng là vấn đề gây khó khăn không ít đến cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, có rất nhiều cách chữa bệnh đơn giản tại nhà dựa trên những nguyên liệu dễ kiếm, an toàn có sẵn xung quanh bạn. Hãy áp dụng ngay những phương pháp chữa trị trên để bệnh nhiệt miệng không gây khó chịu, đau đớn trong ăn uống, giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày của bạn nhé.

4/5 - (1 bình chọn)
4/5 - (1 bình chọn)