[ Nghẹt Mũi ] – nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Những người bị cảm cúm thường hay mắc phải tình trạng nghẹt mũi về đêm, gây ra cảm giác khó chịu và ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ của người bệnh.

Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh nghẹt mũi ngay nào!

1. Tìm hiểu về bệnh nghẹt mũi

1.1. Chứng nghẹt mũi là gì?

Khi các mạch máu và mô bên trong mũi bị phù lên sẽ xảy ra tình trạng nghẹt mũi. Để tác động vào từng bên cánh mũi hệ thần kinh sẽ điều khiển mũi theo chu kỳ.

Chúng ta chỉ nhân được sự hoạt động của chu kỳ mũi khi bị ốm và chu kỳ mũi chỉ diễn ra vài lần trong ngày. Bạn sẽ không cảm nhận được sự thở mất cân xứng giữa hai bên mũi khi tình trạng sức khỏe ở mức bình thường.

Tuy nhiên, chu kỳ mũi sẽ khiến bạn bị nghẹt mũi khi bạ bị các bệnh như cảm cúm hay cảm lạnh. Thậm chí nếu bị nặng có thể bị nghẹt mũi cả hai bên.

Cách trị nghẹt mũi

Cách trị nghẹt mũi

1.2. Chứng nghẹt mũi về đêm

Lượng không khí hít vào và thở ra ở một bên mũi sẽ nhiều hơn so với bên mũi còn lại vào một thời điểm nhất định. Một bên mũi sẽ bị tắc nghẽn trong khoảng từ 3 đến 6 giờ do lượng máu tập trung dồn vào, sau đó mới chuyển sang mũi bên kia.

Các di chứng như đau đầu, đau tai, đau nhức xoang, khó chịu, khó ngủ, mất ngủ… rất dễ gặp phải nếu người bệnh bị nghẹt mũi khi nằm ngủ trong thời gian dài.

Do ta luôn có xu hướng thở mạnh một bên còn lại nên thường phổ biến nghẹt mũi một bên, hai bên mũi không cân bằng mà chỉ thay phiên nhau thở mạnh hơn. Khi bạn ngủ nằm nghiêng đầu về phía bên mũi bị tắc thì máu sẽ bị tắc nghẽn càng nhiều.

Nghẹt mũi khi ngủ cũng rất khó chịu và gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cũng như chất lượng giấc ngủ dù là nghẹt mũi một bên hay hai bên.

2. Nguyên nhân nghẹt mũi về đêm

1. Do ảnh hưởng bởi trọng lực

Theo cơ chế, chất nhầy sẽ được niêm mạc mũi sản xuất ra, chảy xuống cổ họng và bị nuốt xuống cùng nước bọt. Tuy nhiên, chất nhầy sẽ khó đi xuống mặt sau cổ họng hơn khi ở tư thế nằm.

Ngoài ra, lượng máu chảy vào mũi cũng bị giảm đi do trọng lực khi ta nằm xuống cũng là nguyên nhân gây ra nghẹt mũi khi nằm ngủ.

2. Do bệnh lý mùa lạnh 

Những nguyên nhân khác gây ra nghẹt mũi là những bệnh như cảm cúm, cảm lạnh, viêm phế quản cấp, viêm phổi. So với khi bạn đứng hoặc di chuyển thì chất nhầy trong mũi sẽ có xu hướng nhiều hơn khi ta nằm xuống.

Hướng dẫn trị nghẹt mũi

Hướng dẫn trị nghẹt mũi

3. Do ảnh hưởng bởi không khí khô 

Không khí khô cũng khiến chứng đau nhức ở mũi trở nên trầm trọng hơn. Niêm mạc mũi mạc mũi phải tăng tiết chất nhầy để giữ độ ẩm cho mũi vì không khí thiếu độ ẩm, nếu chất nhầy quá dư thừa có thể dẫn tới khi nằm ngủ.

4. Vách ngăn mũi bị lệch 

Vách ngăn mũi sẽ nằm giữa chính giữa mũi theo như cấu tạo tự nhiên. Tuy nhiên, vách ngăn mũi có thể bị lệch do nhiều lý do. Khi vách ngăn mũi bị lệch chất nhầy sẽ có xu hướng tích tụ ở phía mũi bị hẹp hơn dẫn đến nghẹt mũi nhất là khi đang nằm.

5. Do dị ứng

Ngoài ra cũng có thể bị nghẹt mũi do dị ứng. Phấn hoa, lông vật nuôi trong nhà, khói bụi, thường là những nguyên nhân gây dị ứng. 

Để giảm các dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng có thể sử dụng dòng thuốc kháng sinh histamin. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn nên đi khám bác sĩ và xác định nguyên nhân chính xác của dị ứng để hạn chế càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, để hạn chế nghẹt mũi do dị ứng và dễ ngủ về đêm hơn thì nên thường xuyên thay gối và ga giường.

Triệu chứng ngạt mũi là gì?

Triệu chứng ngạt mũi là gì?

Nghẹt mũi mặc dù là bệnh không nghiêm trọng nhưng nếu không điều trị trong một thời gian dài thì có thể trở thành nghẹt mũi mãn tính và gây ra các biến chứng phức tạp.

3. Cách khắc phục tình trạng khó chịu do bị nghẹt mũi

Thông thường sẽ cảm thấy khó chịu khi bị nghẹt mũi đặc biệt là về đêm. Bạn có thể tham khảo một số cách giảm chứng nghẹt mũi khi nằm ngủ để khắc phục tình trạng khó chịu và mất ngủ này:

  • Tư thế nằm rất quan trọng: Lựa chọn tốt nhất là nằm ngửa vì sẽ giúp chất nhầy không bị ứ đọng trong khoang mũi mà sẽ chảy xuống cổ họng. Ngược lại, tư thế nằm nghiêng sẽ gây khó thở  do nó khiến một hoặc cả hai mũi bị tắc hoàn toàn
  • Để nằm ngủ dễ chịu và dễ đi vào giấc ngủ hơn thì khi nằm nên kê gối cao hơn bình thường, để đầu và cổ tạo thành góc 15 độ với giường.
  • Bạn có thể dùng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ nếu không khí quá khô. Chất nhầy tích tụ trong mũi sẽ loãng ra và chảy ra ngoài khi độ ẩm không khí tăng hơn, từ đó giúp mũi thông thoáng và dễ thở hơn.
  • Một cách thức giảm nghẹt mũi khác là tắm nước nóng trước khi đi ngủ. Trong khi tắm Người bệnh có thể dùng khăn tắm rồi áp lên vùng trán và xoang mũi để hơi ấm thẩm thấu vào bên trong và tăng hiệu quả.
  • Hạn chế sử dụng  máy lạnh hoặc điều hòa, không để quạt thổi thẳng vào mặt khi ngủ, chú ý giữ ấm vùng mũi họng.

Tuy nhiên, nếu tình trạng nghẹt mũi quá lâu và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thì bạn nên đi khám để được điều trị kịp thời.

4. Những cách trị nghẹt mũi nhanh có thể tự làm

Bạn có thể áp dụng một số cách sau đây để giảm thiểu tình trạng nghẹt mũi:

4.1. Massage điểm giữa hai cung lông mày 

Hãy massage điểm giữa lông mày nhẹ nhàng trong khoảng 1 phút khi bị nghẹt mũi gây khó thở. Phương pháp này giúp ngăn ngừa viêm xoang và hạn chế dịch trong mũi trở nên khô do có tác động tích cực đến niêm mạc mũi làm giảm áp lực trong xoang trán và phòng ngừa nghẹt mũi hiệu quả.

4.2. Massage xoang  gốc mũi 

Bạn cũng có thể dùng ngón trỏ và ngón giữa của cả hai bàn tay để massage xoang mũi bằng các chuyển động tròn trên khu vực 2 bên cánh mũi trong vòng 1 đến 2 phút. Động tác này giúp mũi thông thoáng và dễ hơn.

Nghẹt mũi

Nghẹt mũi

4.3. Massage điểm giữa môi và mũi làm giảm nghẹt mũi

Một cách trị nghẹt mũi khác mà bạn nên áp dụng đó là massage nhẹ nhàng điểm giữa môi trên và mũi trong vòng 2 đến 3 phút. Động tác này giúp bạn thở dễ dàng hơn do nó giúp giảm tình trạng các mao mạch trong mũi bị sưng do viêm.

4.4. Tắm nước ấm, xông nước nóng

Dịch nhầy trong khoang mũi lỏng ra và giảm viêm nhờ vào việc hít thở hơi nước ấm trong nhà tắm. Vì vậy, bạn có thể đi tắm nước ấm hoặc ngồi trong phòng tắm và mở vòi sen cho nước chảy ra nếu bạn bị nghẹt mũi nhưng không có máy tạo độ ẩm.

Ngoài ra, bạn cũng có thể trị chứng nghẹt mũi bằng cách xông nước nóng làm theo cách như sau: Lấy một chậu nước nóng nhỏ đặt trước mặt. Sau đó trùm kín đầu vào thau nước bằng một cái khăn to, từ từ hít thở hơi nước nóng đang bốc lên. Lưu ý, không để mặt quá gần chậu nước vì hơi nước nóng có thể gây bỏng mặt.

4.5. Dùng máy tạo độ ẩm

Các vi khuẩn gây tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp nếu trong mũi có quá nhiều chất nhầy và độ ẩm thấp, điều này khiến cho các mô trong mũi bị kích thích dẫn đến sổ mũi hoặc nghẹt mũi…

Để cung cấp độ ẩm tối ưu trong không khí một cách nhanh chóng và dễ dàng việc sử dụng máy tạo độ ẩm là rất cần thiết. Máy giúp làm tăng độ ẩm trong phòng do hoạt động theo cơ chế chuyển đổi nước thành hơi ẩm và từ từ hòa vào không khí.

Bạn có thể giúp các mô bị kích thích, các mạch máu bị sưng trong mũi và xoang của bạn được làm dịu bằng cách hít thở không khí ẩm này. Chất nhầy trong xoang mũi cũng gián tiếp bị làm loãng nhờ việc hít thở không khí ẩm giúp cho dịch nhầy thoát ra ngoài dễ dàng hơn và từ đó giúp bạn thở dễ dàng hơn.

Việc bỏ ra một khoản tiền để mua máy tạo độ ẩm để cả nhà cùng sử dụng nếu cả nhà bạn có đông người có lẽ là một khoản đầu tư mang lại rất nhiều lợi ích.

4.6. Cung cấp nhiều nước cho cơ thể

Uống nhiều nước cũng là một cách giúp hạn chế tình trạng nghẹt mũi. Nước trái cây, nước lọc, nước giải khát là tất cả những loại nước mà bạn có thể uống. Khi mũi bạn đang bị nghẹt việc uống nhiều nước sẽ khiến chất nhầy được làm loãng khiến chúng thoát ra ngoài dễ dàng hơn làm bạn dễ thở hơn. Việc này cũng có thể giảm kích ứng mũi.

Bạn nên uống trà, nước ấm có pha mật ong cùng vài giọt chanh và ăn các món như súp, cháo ấm nếu bạn bị nghẹt mũi và cs kèm với đau họng. Phương pháp này sẽ giúp hạn chế giảm bớt sự khó chịu cho cổ họng của bạn.

4.7. Sử dụng bình xịt nước biển sâu

Bạn cũng có thể dùng chai xịt nước biển sâu hoặc nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý để trị nghẹt mũi nhanh chóng. Phương pháp này giúp tăng độ ẩm cho xoang mũi, đồng thời làm giảm dịch nhầy giúp làm giảm viêm trong các xoang mũi. Bạn có thể tới các nhà thuốc để mua bình nước biển sâu hay nước muối sinh lý.

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng chai xịt nước biển sâu vì có một số loại có chứa thuốc thông mũi. Điều này có thể khiến tình trạng nghẹt mũi của bạn thêm tồi tệ hơn nếu bạn sử dụng quá 3 ngày. Ngoài ra, chúng còn có thể tương tác các loại thuốc khác và dẫn tới các tác dụng không mong muốn.

4.8. Vệ sinh mũi

Rửa mũi bằng dụng cụ chuyên dụng với nước cất hoặc nước chuyên dùng cũng là một trong những cách trị nghẹt mũi nhanh chóng.

Thực hiện cách rửa mũi như sau: Đứng trước bồn rửa mặt, đặt vòi của bình rửa mũi vào một bên mũi sau đó nghiêng đầu hoặc bơm cho đến khi thấy nước chảy vào mũi. Nước sẽ chảy qua mũi bên kia và cuốn theo chất nhầy ra ngoài một khi nước được bơm hoặc chảy vào mũi của bạn. Hãy thực hiện việc này trong vòng 1 phút và đổi bên còn lại.

Bạn có thể ra nhà thuốc tìm mua dụng cụ rửa mũi hoặc đặt mua trên các trang bán hàng trực tuyến.

4.9. Đắp khăn ấm, gạc lên mũi

Một trong những cách trị nghẹt mũi nhanh và hiệu quả đó là đắp một miếng gạc ấm lên sống mũi, hoặc đắp khăn ấm lên trán nóng. Hơi ấm từ khăn và gạc có thể giúp giảm viêm trong lỗ mũi và giúp bạn thoải mái hơn.

Thực hiện như sau: 

Nhúng khăn vào gạc vào nước nóng rồi vắt cho khô. Gấp khăn lại làm đôi rồi đắp lên trán và đắp gạc lên sống mũi. Hãy thường xuyên lặp lại việc này nếu cần thiết.

Bạn cũng có thể nhỏ một vài giọt tinh dầu yêu thích để cảm thấy thư giãn hơn như tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu xả, tinh dầu cam.

4.10. Sử dụng thuốc

Bạn có thể dùng thuốc thông mũi để giảm sưng và giảm đau nếu nguyên nhân khiến bạn bị nghẹt mũi là do kích ứng. Thuốc thông mũi gồm có 2 dạng là thuốc xịt mũi và thuốc miên

  • Thuốc xịt mũi: oxymetazoline (Afrin) và phenylephrine (Sinex) 
  • Thuốc thông mũi: pseudoephedrine (Sudafed, Sudogest).

Ngoài ra, bạn cũng có thể đến nhà thuốc để hỏi mua một số loại thông mũi không cần kê toa. Nhưng nếu kích ứng là nguyên nhân gây nghẹt mũi, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị nhắm tránh các rủi ro không mong muốn.

Lưu ý, phải nên hỏi ý kiến của dược sĩ bán thuốc trước khi dùng, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và không được dùng thuốc thông mũi quá 3 ngày.

4.11. Sử dụng thuốc kháng sinh

Hãy vận động thể chất bằng cách tập thể dục nếu nguyên nhân gây nghẹt mũi là do dị ứng.

Tình trạng nghẹt mũi sẽ được giảm bớt một cách hiệu quả chỉ với 15 phút hoạt động thể chất, tuy nhiên bạn cần tuyệt đối tránh xa các tác nhân gây dị ứng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng thuốc chống dị ứng hoặc thuốc kháng sinh histamin để giảm triệu chứng nghẹt mũi. Tác dụng của cả 2 loại thuốc này đều là giúp giảm nghẹt mũi, giảm sưng trong đường mũi.

Để giảm áp lực xoang do cảm ứng, dị ứng bạn có thể sử dụng các loại thuốc kết hợp có chứa cả thuốc kháng hoặc thuốc histamin.

4.12. Giảm nghẹt mũi bằng trà gừng

Thực ra khả năng điều trị chảy nước mũi gừng chưa được một nghiên cứu nào chứng minh rõ ràng . Tuy nhiên, chứng nghẹt mũi và chảy nước mũi có thể được hạn chế rất hiệu quả nhờ chất cay nồng có trong gừng.

Bên cạnh đó, trong trà gừng còn có nhiều chất có lợi trong cơ thể như vitamin C, canxi, axit amin, photpho, kẽm… Đặc biệt, nó có nhiều lợi ích trong việc điều trị các vấn đề liên quan đến tiêu hóa.

5. Lời kết

Hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị dứt điểm bệnh nghẹt mũi. Hy vọng bài viết đã cung cấp tới bạn đọc những kiến thức hữu ích về căn bệnh nghẹt mũi.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)