Mụn Cóc là gì? nguyên nhân, cách điều trị dứt điểm – an toàn

Mụn cóc là dạng đặc biệt của mụn. Không nổi trên mặt mà chúng thường nổi ở tay và chân. Đặc điểm nhận dạng là những cục mụn sần sùi, có thể trùng màu da hoặc màu đen, nâu tùy từng người. Vậy nguyên nhân và cách điều trị mụn cóc như thế nào? 

1. Nguyên nhân gây mụn cóc và các triệu chứng của mụn cóc

1.1 Nguyên nhân gây nên 

Virus HPV là nguyên nhân gây nên mụn cóc. HPV lây truyền từ người này qua người khác thông qua sự tiếp xúc các hạt mụn. 

Dùng chung các đồ vệ sinh cá nhân như: quần áo, khăn lau mặt, khăn tắm,… 

Những người bị HIV có hệ miễn dịch yếu cũng xuất hiện nên mụn cóc.

Vệ sinh cơ thể không sạch sẽ gây nên bệnh da liễu, dần xuất hiện nên các hụt mụn cám. 

Quan hệ tình dục không an toàn cũng là con đường lây bệnh mụn cóc.

Trẻ sơ sinh có mẹ bị mụn cóc cũng rất dễ bị lây. 

Ngoài ra, nếu không chú ý và chữa trị, hạt mụn cóc mẹ sẽ lây và sinh ra nhiều mụn cóc con trên cơ thể người bị. 

Mụn cóc

Mụn cóc

1.2 Các triệu chứng gặp phải khi bị mụn cóc

Trên tay hoặc chân xuất hiện những khối u nhỏ sần sùi. Hình dáng giống mào gà hoặc súp lơ. Màu sắc có thể trắng, hồng, đen,…

Người bị mụn cóc sẽ thấy bị cộm ở chân, tay. Khi chạm vào hoặc bị tiếp xúc thì gây nên cảm giác đau đớn, khó chịu. Có thể gây chảy máu nếu bị tổn thương nặng. 

Bị mụn cọc khiến người mắc phải tự ti vì chúng gây mất thẩm mỹ.

Đây là u lành tính nên việc điều trị  cũng đơn giản, không quá phức tạp. 

2. Các loại mụn cóc và đối tượng bị mụn cóc

2.1 Phân loại các loại mụn 

Dựa vào hình dáng, vị trí mọc, mụn cóc được chia thành 4 loại như sau:

  • Mụn cóc thông thường

Loại mụn này thường mọc ở các ngón tay hoặc gần móng, mu bàn tay. Nguyên nhân gây nên là do vết xước hoặc thói quen cắn móng tay. Khi rờ vào thấy cộm, sần sùi, mụn có màu đen. 

  • Mụn cóc chân 

Như tên gọi, vị trí hay mọc của loại này là lòng bàn chân. Chúng mọc trên bề mặt hoặc ẩn sâu trong da. Khi đi hoặc chạy gây cảm giác đau. Có thể lây lan gây ra những cụm mụn cóc dày, có màu đen sần sùi. 

  • Mụn cóc phẳng 

So với hai loại mụn cóc nêu trên, thì loại này mọc ít sần sùi hơn hẳn. Chúng thường xuất hiện ở mọi đối tượng. Thông thường sẽ gây lây lan với hàng chục, hàng trăm hạt mụn cóc li ti. 

  • Mụn cóc dạng sợi mảnh

Chúng có hình dạng như sợi dây dài và mảnh mọc trên da. Ba vị trí dễ xuất hiện là mắt, mũi và miệng. Tốc độ phát triển rất nhanh, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch yếu. Vì vậy, những người mắc HIV thường bị mụn cóc dạng sợi mảnh. 

Mụn cóc là gì?

Mụn cóc là gì?

2.2 Những đối tượng có thể bị mụn cóc

Trẻ em thường xuyên nghịch bẩn như đất, cát,…là đối tượng dễ bị mụn cóc nhất. Mụn cóc xuất hiện từ môi trường bẩn có nhiều vi khuẩn gây hại cho da. 

Cắt móng tay, móng chân gây vết xước trên da.

Sử dụng chung dao cạo râu, khăn mặt,…của người bị mụn cóc nên bị lây.

Những người có hệ miễn dịch yếu cũng rất dễ bị mụn cóc. 

Ngoài ra, sử dụng có dịch vụ công cộng chung, như đi chân trần trên sàn, các vật dụng ở hồ bơi. 

2.3 Các cách chuẩn đoán mụn cóc

Khi đi khám ở bệnh viện, bác sĩ sẽ sử dụng những phương  sau để chuẩn đoán bệnh này:

  • Xem vết bị chai, sần sùi xuất hiện trên da;
  • Cắt phần mô bị nổi mụn để xem xét có phải mụn cóc hay không;
  • Tiến hành đưa mô đi xét nghiệm. 

3. Sự lây lan mụn cóc như thế nào? Cách giảm sự lây lan mụn cóc

3.1 Sự lây lan mụn cóc

 3.1.1 Tiếp xúc chỗ mụn cóc của người bệnh

Việc lây mụn cóc từ người qua người là do có sự tiếp xúc với mụn cóc. Ví dụ như cầm, nắm, ….

Hoặc thói quen dùng chung tất, bao tay, khăn,…

3.1.2 Tự lây nhiễm

Một mụn có mọc trên da, lâu dần chúng lan ra thành nhiều mụn cóc con, lan rộng tay, chân, mặt. 

Mụn cóc mọc ở tay

Mụn cóc mọc ở tay

3.2 Các cách làm giảm lây lan mụn cóc

Mụn có sau khi nổi vài tuần sẽ tự biến mất trên da mà không cần điều trị. Tuy nhiên, để phòng ngừa cũng như giảm lây lan chúng, cần lưu ý những điều sau:

  • Không cho trẻ nhỏ chơi ở vùng có đất, nước ô nhiễm;
  • Sau khi trẻ chơi ở vườn hoặc bất kỳ đâu phải cho trẻ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng;
  • Người lớn cần vệ sinh chân tay bằng cách rửa tay thường xuyên, không đưa tay lên mặt;
  • Không làm vỡ mụn khi chúng xuất hiện;
  • Cẩn thận không làm xước da khi cạo râu, cắt móng tay, móng chân, cạo lông chân, ….
  • Không để chỗ có mụn bị ẩm ướt, cần lau khô sau khi chạm nước;
  • Làm theo lời dặn dò của bác sĩ;
  • Tiêm vắc xin HPV để phòng bệnh mụn cóc cũng như ung thư.

4 Cách điều trị mụn cóc

4.1 Phương pháp tự nhiên

Mụn cóc khiến bạn đau đớn và ghét bỏ chúng. Không muốn đi bệnh viện vì chỉ mới có dấu hiệu. Vậy thì hãy sử dụng những mẹo dân gian sau đây để trị mụn cóc xấu xí:

  • Khoai tây

Không phải làm công đoạn gì phức tạp. Bạn chỉ cần rửa sạch khoai tây, xắt thành lát mỏng và chà xát lên phần da mọc mụn cóc. 

Tiến hành mỗi ngày ba lần đến khi mụn cóc mất hẳn. 

  • Nước ép dứa

Dứa rửa sạch, đem ép hoặc xay nhuyễn lấy nước. Dùng bông thấm nước dứa, tiến hành chà nhẹ trên vết mụn cóc. Sau đó nhớ lau sạch bằng khăn khô nhé. Tiến hành mỗi ngày 03 lần, liên tục hàng ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. 

  • Lá húng quế

Húng quế rửa sạch, giã nhuyễn lấy nước cốt. Dùng bông thấm nước lá húng quế, rồi lấy băng quấn vào để giữ khoảng 15 phút – 30 phút. Ngày thực hiện 02 lần, kéo dài trong 02 tuần bạn sẽ thấy mụn cóc giảm rõ rệt. 

  • Nước giấm táo.

Tiến hành tương tự như cách làm với lá húng quế. Bạn nên chọn giấm táo nguyên chất để đạt hiệu quả. Dùng băng giữ cố định miếng bông thấm giấm táo. Để cố định khoảng 01 ngày, sau đó vệ sinh lại và lau khô. Lặp đi lặp lại mỗi ngày để mụn cóc biến mất hẳn. 

  • Sử dụng thuốc

Lấy que dũa móng tay hoặc đá mài để loại bỏ lớp tế bào chết trên mụn cóc. Sau đó lấy thuốc chấm vào bề mặt bị mụn cóc. Để một lúc, thuốc khô sẽ xuất hiện lớp màu trắng. Thoa mỗi ngày 01 lần sau khi tắm, bảo quản thuốc nơi khô ráo. 

4.2 Các cách để tránh mụn cóc tại nhà

Thứ nhất, vệ sinh độ dùng cá nhân sạch sẽ như giày dép, khăn, tất,….

Thứ hai, mang giày không quá chật hoặc quá rộng. Để chân thoải mái, không chảy mồ hôi tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. 

Thứ ba, để chân tay luôn khô ráo. Môi trường nước, ẩm ướt rất dễ bị mụn cóc. Vì vậy, sau khi tắm rửa, rửa tay chân cần lau khô. 

Cuối cùng, không cậy hay làm vỡ các mụn cóc nếu chúng xuất hiện để tránh sự lây lan.

4.3 Dùng các phương pháp điều trị tại bệnh viện

Một số phương pháp can thiệp bằng khoa học để điều trị mụn cóc như sau:

  • Chấm nitơ lỏng: dùng khí nitrogen ở dạng lỏng để chấm vào mụn cóc. Chia thành nhiều đợt để đạt hiệu quả. Ưu điểm là ít để lại sẹo. Tuy nhiên, gây đau khi chấm và có thể bị phồng khoảng mấy ngày sau khi chấm. 
  • Đốt điện: phương pháp này được sử dụng cho những mụn cóc có kích thước dưới 1cm và nằm ở khe bàn chân, bàn tay. Dùng tần số điện mạnh để xử lý mụn cóc. Ưu điểm là nhanh chóng và tiết kiệm. Khuyết điểm là vết thương sau khi đốt bị to và có thể chảy máu. Lâu lành, chăm sóc phải kĩ để tránh nhiễm trùng.
  • Tiểu phẫu: bác sĩ tiến hành gây tê tại chỗ cho bệnh nhân có mụn cóc dưới 2cm và mọc ở bàn tay, bàn chân. Tiểu phẫu nhanh, ít đau đớn, dễ vệ sinh. Tuy nhiên, chi phí cao và dễ tái phát vì chưa lấy hết nhân mụn ra. 
  • Sử dụng công nghệ laser: dùng các bước sóng với các tia phân nhỏ, tác động trực tiếp  vào sâu bên trong trị tận gốc mụn cóc. Khi sử dụng phương pháp này, bạn sẽ không tốn quá nhiều thời gian, vết thương mau hồi phục, không làm tổn thương mô. Ngoài ra, hạn chế tái phát mụn cóc về sau.

Kết

Trên đây là những phương pháp trị mụn cóc hiệu quả. Mọi người khi bị mụn cóc không nên chủ quan để mụn lây lan mà hãy áp dụng các cách trị bệnh trên để loại bỏ mụn cóc. 

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)