Mất ngủ do đâu? cách trị mất ngủ đơn giản và hiệu quả

Khó chìm vào giấc ngủ, ngủ không sâu, nửa đêm hay tỉnh giấc. Nếu kéo dài liên tục trong một khoảng thời gian dài thì đây là biểu hiện của mất ngủ. Thiếu giấc ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải và dẫn đến một số căn bệnh khác.

Vậy nguyên nhân từ đâu khiến chúng ta mất ngủ? Cũng như phương pháp điều trị nào để cải thiện? 

1. Tình trạng mất ngủ là như thế nào? Những triệu chứng đặc trưng nhất của việc mất ngủ

1.1 Tình trạng mất ngủ là như thế nào?

Ngủ đủ giấc và sâu sẽ giúp con người bổ sung chất dinh dưỡng và oxy cho da, loại bỏ các chất độc trong cơ thể. Khi ngủ sâu, bộ não sẽ được nghỉ ngơi, loại trừ căng thẳng, tăng cường trí nhớ. 

Mất ngủ được xem là một bệnh lý nếu thỏa mãn được hai yếu tố sau đây:

  • Tình trạng mất ngủ diễn ra hơn 03 lần trong một tuần;
  • Kéo dài liên tục trong vòng 01 tháng.

Tuy nhiên, đối với một số trường hợp thì mất ngủ không được xem là một bệnh lý. Ví dụ như: phụ nữ đến thời kỳ mãn kinh, mãn dục ở nam, …

Căn bệnh khó ngủ

Căn bệnh khó ngủ

Nguyên nhân dẫn đến mất ngủ có vô vàn. Tuy nhiên, có thể chia thành 03 loại nguyên nhân như sau: 

  • Thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt hàng ngày tưởng chừng vô hại nhưng lại là nguyên nhân gây nên mất ngủ. Uống cà phê đậm đặc, ăn no trước khi đi ngủ, phòng ngủ nhiều ánh sáng hoặc tập thể dục trước khi đi ngủ.

  • Nguyên nhân thực thể

Bị các bệnh lý như trầm cảm, đau nhức xương khớp, tâm thần phân liệt,… cũng dẫn đến mất ngủ. 

Áp lực trong cuộc sống, lo lắng, lo âu, buồn phiền, suy nghĩ nhiều khiến không vào được giấc ngủ.

Tuổi tác: càng lớn tuổi thì khó ngủ hơn so với trẻ em hoặc thanh thiếu niên. 

1.2 Những triệu chứng đặc trưng nhất của việc mất ngủ 

Mất ngủ có thể được biểu hiện qua một số triệu chứng như sau:

  • Khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn, tỉnh dậy sớm

Con người nên đi ngủ trước 12h đêm để cho các cơ quan bài tiết độc tố. Khó đi vào giấc ngủ là khi bạn lên giường nhưng trằn trọc, mắt sáng ráo. 12h bạn bắt đầu đi ngủ nhưng đến 1h sáng bạn vẫn tỉnh khiến bạn khó chịu. Một giấc ngủ tốt nếu kéo dài từ 6 tiếng đến 8 tiếng (dành cho người trưởng thành). Nhưng tình trạng mất ngủ chỉ làm cho bạn ngủ được 3-4 tiếng, kéo dài lâu gây nguy hại đến sức khỏe. 

  • Tỉnh giấc, khó đi vào giấc ngủ lại 

Một biểu hiện đặc trưng của bệnh mất ngủ. Chỉ ngủ được 01 -02 tiếng, bạn tỉnh bởi những tiếng động nhỏ hay đi wc giữa đêm, sau đó nằm trằn trọc đến sáng. Cơ thể mệt mỏi vì giấc ngủ không sâu và đủ. 

Nguyên nhân mất ngủ là do đâu?

Nguyên nhân mất ngủ là do đâu?

  • Sáng sớm ngủ dậy cơ thể mệt mỏi, đau đầu

Ngủ quá nhiều hoặc mất ngủ đều khiến cơ thể đau nhức. Đầu thì nặng nề như chì, mắt thâm, uể oải. Ban đêm thì tỉnh táo nhưng ban ngày thì liên tục ngáp và buồn ngủ. Điều này cản trở rất nhiều đến học tập và làm việc. 

  • Hay cáu gắt, buồn bã, mất tập trung. Lâu dần dẫn đến buồn bã, bi quan

Cơ thể không khỏe mạnh khiến tinh thần sa sút, không đạt được sự tập trung. Ban ngày bạn chỉ cố gắng mọi cách để được ngủ. Lâu dần gây căng thẳng, dễ bực bội với người xung quanh. Kết quả học tập hay làm việc không đạt nên gây buồn bã. Ban đêm lại một vòng luẩn quẩn khiến cuộc sống bế tắc. 

2. Nguyên nhân do đâu lại xảy ra tình trạng mất ngủ?

2.1 Do tuổi tác

Càng lớn tuổi, hormone trong cơ thể con người càng giảm. Trong hệ thần kinh, hormone melatonin giữ vai trò điều chỉnh giấc ngủ của con người. Vì vậy, tuổi càng cao, hormone này càng giảm khiến số lượng và chất lượng ngủ bị suy giảm. 

Ngoài ra, lớn tuổi nên các cơ quan hoạt động yếu. Đau xương khớp hay đi tiểu đêm nhiều cũng ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ của ông bà. 

Cuộc sống hiện đại, con cháu lo công việc, gia đình riêng mà không quan tâm đến cha mẹ, ông bà. Điều này ảnh hưởng đến tâm lý – một trong nguyên nhân khiến người già khó ngủ. 

2.2 Do bị stress quá mức

Stress là từ ngắn gọn của căng thẳng, lo âu và mệt mỏi. Điều này dễ gặp ở người trẻ và những ai đang có gia đình. Cơm, áo, gạo, tiền và những mối lo khác khiến đêm về suy nghĩ nhiều hơn. Điều này khiến chúng ta không thể vào giấc ngủ. 

Stress quá mức dẫn đến mất ngủ kéo dài gây nên trầm cảm. Tâm lý không ổn định, thể trạng suy kiệt khiến người tự tử ngày càng cao. 

cách trị bệnh mất ngủ

cách trị bệnh mất ngủ

2.3 Do mắc phải một số bệnh lý

Cơ thể bị mắc các bệnh lý như đau dạ dày, viêm đường ruột, đại tràng,… cũng ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ. 

Đối với những ai bị ung thư hay trong quá trình hóa trị, xạ trị thì càng khó có giấc ngủ ngon. Những cơn đau quặn người hay tác dụng của thuốc, hết thuốc gây mê khiến họ đau đớn, không ăn được cũng như khó ngủ. 

2.4 Yếu tố ngoại cảnh tác động 

Một số tác động dưới đây là nguyên nhân khiến con người không ngủ được:

  • Ánh sáng mạnh

Đèn ngủ quá sáng nên mắt bị lóa, khó chịu. Sức nóng từ điện khiến con người nóng bức.

  • Bóng tối

Ngược lại với số đông, nhiều người rất sợ bóng tối nên khi không có ánh sáng khiến họ mất bình tĩnh, khó thở. Cúp điện giữa đêm nên họ chới với vì ánh sáng mất đi, không ngủ được hoặc khó vào giấc ngủ lại.

  • Tiếng ồn

Ở đô thị, những thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn tiếng ồn từ các phương tiện giao thông rất ồn ào, nhiều lúc tiếng ồn vượt mức trung bình gây hại cho người.  

Nhạc từ đám cưới, loa kẹo kéo cũng là một nguyên nhân. 

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe

2.5 Một số nguyên nhân khác

  • Sử dụng chất kích thích trước khi ngủ: cà phê, trà, nước tăng lực

Trong trà, cà phê có caffein khiến con người tỉnh táo hơn. Vào buổi tối, sử dụng chúng trước khi đi ngủ khiến chúng ta mất ngủ. 

  • Rối loạn giờ giấc

Điều này có thể là do 02 nguyên nhân cơ bản sau đây:

Một là, ngủ ngày nhiều khiến đêm khó ngủ. Lâu dần cơ thể tạo một đồng hồ sinh học khác với bình thường. Gần sáng mới có thể ngủ, ban ngày không thể dậy sớm.

Hai là chênh lệch múi giờ: những ai thường xuyên bay đi công tác hoặc ở một thời gian dài ở nước ngoài sẽ gặp trường hợp này. 

  • Ăn quá no

Cơ thể có giấc ngủ đủ và sâu sẽ giúp các cơ quan bài tiết độc tố hiệu quả. Tuy nhiên, khi ăn quá no khiến dạ dày phải lao lực nên cơ thể khó ngủ. 

  • Phụ nữ mang thai

Nhiều người mang thai sẽ bị mất ngủ, khó ngủ do thay đổi hoocmon trong cơ thể. 

  • Lướt điện thoại, xem phim 

Nhiều bạn trẻ và người trưởng thành có thói quen này. Thường chúng ta sẽ xem điện thoại, xem phim đến khi pin cạn hoặc quá buồn ngủ mới cất smartphone. Ánh sáng của điện thoại khiến chúng ta đau đầu và khó vào giấc ngủ. Lâu dần tạo một thói quen, giờ giấc sinh hoạt đảo lộn, gây nhiều tổn hại cho sức khỏe. 

3. Mất ngủ có thể  là triệu chứng của các căn bệnh

Mất ngủ thường xuyên là dấu hiệu của một số căn bệnh sau đây:

  • Bệnh xương khớp

Những khớp gối đau khi trời trở lạnh hoặc bị va đập mạnh khiến xương tổn thương. Lâu dần không điều trị, khiến bệnh trở nặng và ban đêm những cơn đau nhức hành hạ khiến người bị không ngủ được. 

  • Bệnh dị ứng

Nổi mề đay, dị ứng thời tiết gây nên các mảng ngứa lớn trên da. Lúc này, người bị liên tục gãi mà không hết ngứa. Viêm xoang cũng là nguyên nhân của mất ngủ. Nghẹt mũi, khó thở, chảy nước mũi, cơ thể không được nghỉ ngơi, lâu dần khó ngủ vào ban đêm. 

  • Bệnh tim mạch

Ngủ không đủ giấc khiến cơ thể mệt mỏi. Hiện nay, nhiều người sử dụng cà phê, chất kích thích để tỉnh táo vào sáng hôm sau. Vô tình tạo nên sức ép lên tim, huyết áp tăng cao. Lâu dần làm tim tổn thương và gây nên bệnh tim mạch hay cao huyết áp. 

  • Mất trí nhớ tạm thời

Não không được nghỉ ngơi khiến cơ thể tạo nên một loại protein có tên là betaamyloid gây nên hiện tượng mất trí nhớ tạm thời. Nghiêm trọng hơn là khởi đầu của bệnh Alzheimer. Lúc này những hiện tượng hay quên, không nhớ hành vi, giảm khả năng gây nhớ là hậu quả của mất ngủ kéo dài.

  • Bệnh ung thư

Các gốc tự do là nguyên nhân gây nên các loại bệnh ung thư. Sức đề kháng yếu, cơ thể thiếu chất, khó ngủ gây nên bệnh mất ngủ mãn tính. Lúc này, các gốc tự do tấn công cơ thể mạnh mẽ gây nên bệnh ung thư. 

4. Phương pháp điều trị bệnh mất ngủ

Mất ngủ có thể điều trị bằng cách thay đổi lối sống. Trong trường hợp cần thiết hãy can thiệp bằng y khoa. Dưới đây là những phương pháp điều trị bệnh mất ngủ

  • Thay đổi thói quen sinh hoạt bằng cách nói không với:

Đầu tiên, hãy cài lại đồng hồ sinh học cơ thể bằng cách đi ngủ đúng giờ. Người lớn cần ngủ đủ giấc từ 6 đến 8 tiếng, trẻ em từ 8 đến 12 tiếng. Hãy đi ngủ trước 12h đêm và thức dậy sớm vào sáng hôm sau. Ngủ nướng chỉ khiến bạn buồn ngủ nhiều hơn vào ban ngày và không ngủ được vào ban đêm. Không thức đêm nhé.

Không uống cà phê, trà trước khi đi ngủ.

Không vận động mạnh vì khiến cơ thể đau nhức gây khó ngủ

Không ăn no trước khi đi ngủ 02 tiếng. 

Không sử dụng điện thoại, laptop khi đi ngủ khoản 30 phút. 

Không uống nhiều nước vì sẽ buồn tiểu giữa đêm. 

  • Thư giãn trước khi ngủ

Nghe nhạc không lời hoặc nhạc nhẹ để cơ thể thả lỏng. Đọc sách trước khi đi ngủ cũng giúp bạn ngủ ngon hơn. 

Thiền cũng là một phương pháp thú vị để ngủ sâu.

Ngoài ra, uống nước gừng hoặc ngửi hương sả giúp đầu óc thư thái, sảng khoái. 

  • Điều trị tâm lý

Với những ai đang bị căng thẳng hoặc gặp những chuyện không biết phương hướng hãy liên hệ bác sĩ tâm lý. Không nên một mình chịu đựng và gây tổn thương cơ thể. 

  • Sử dụng thuốc

Vấn đề can thiệp tây y, đông y hay thuốc bắc cần kê đơn của bác sĩ uy tín. Không nên tự ý uống sẽ gây nguy hiểm. Đồng thời dùng đúng liều lượng, tránh tác dụng phụ. 

  • Điều trị các căn bệnh gây nên mất ngủ

Chữa được các bệnh đau xương khớp, dị ứng hoặc tim mạch sẽ giúp bạn ngủ ngon vì cơ thể lúc này đã được khỏe mạnh. 

5. Lời kết

Mất ngủ nếu là một bệnh lý thì đừng chủ quan mà hãy điều trị dứt điểm. Ăn được, ngủ được là tiên vì vậy hãy bảo vệ và yêu thương bản thân nhiều hơn để sống khỏe, sống tốt. 

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)