[ Khàn tiếng ] là do đâu? nguyên nhân, cách điều trị và lưu ý

Tình trạng bị thay đổi giọng nói hay gặp do khô hoặc ngứa rát họng thì được gọi là khàn tiếng hay khản tiếng. Các vấn đề liên quan đến dây thanh âm hoặc viêm thanh quản là nguồn gốc thường gặp của tình trạng này. 

Do khàn tiếng có thể do các nguyên nhân y học nghiêm trọng khác nên nếu tình trạng khản tiếng kéo dài hơn 10 ngày thì nên đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị. 

1. Tìm hiểu về viêm thanh quản khàn tiếng (khàn tiếng)

1.1 Thế nào là viêm thanh quản khàn tiếng?

Tình trạng sử dụng quá mức, kích thích hoặc nhiễm trùng thanh quản hay hộp giọng nói gây ra viêm thì gọi là viêm thanh quản. Cấu tạo bên trong của thanh quản gồm có hai nếp gấp của mạng nhầy bao phủ cơ với sụn và dây thanh âm. Thông thường âm thanh được tạo ra thông qua sử chuyển động và rung động của dây thanh âm khi mở và đóng. 

Tình trạng viêm thanh quản xảy ra khi dây thanh âm của bạn bị kích thích quá mức. Khi không khí đi qua dây thanh, tình trạng sưng sẽ làm âm thanh bị biến dạng khiến giọng nói của bạn bị biến đổi và trở nên khàn khàn. 

Bệnh khàn tiếng do đâu?

Bệnh khàn tiếng do đâu?

Trong một số trường hợp giọng nói của người bị bệnh có thể gần như không nghe thấy được hay gọi là tắt tiếng. 

Thời gian bị viêm thanh quản hoặc kéo dài (mãn tính) tùy trường hợp. Nhiễm virus tạm thời hoặc nói quá mức là nguyên nhân thường thấy ở những người bị viêm thanh quản và thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên một số tình trạng y tế nghiêm trọng hơn có thể khiến khản giọng dai dẳng. 

1.2 Vì sao bị khàn tiếng?

Nguyên nhân gây nên tình trạng khàn tiếng thường là do nhiễm virus gây viêm nhiễm đường hô hấp trên. Trong đó nguyên nhân gây khàn tiếng hay gặp nhất là viêm thanh quản. Viêm thanh quản là tình trạng dây thanh âm bị kích thích quá mức, nhiễm trùng hoặc làm việc quá nhiều dẫn đến viêm nhiễm. 

Viêm thanh quản cấp tính thường xảy ra dưới 4 tuần, còn viêm thanh quản mạn tính thường kéo dài từ 3 tuần trở lên. Nguyên nhân gây viêm thanh quản có rất nhiều như nhiễm vi khuẩn, virus hoặc các yếu tố môi trường khác như độ ẩm thấp, khói thuốc, các chất gây dị ứng,…

Nguyên nhân thường gặp

  • Viêm thanh quản do trào ngược dạ dày thực quản 
  • Người hút nhiều thuốc lá 
  • Thường xuyên uống rượu, bia hoặc các loại thức uống có chứa cafein 
  • Nói chuyện lớn, hát kéo dài hoặc một số nguyên nhân khác khiến dây thanh âm làm việc quá mức 
  • Phản ứng dị ứng 
  • Hít trúng một số khí độc trong không khí 
  • Bị ho nặng và dai dẳng 

Nguyên nhân không hay gặp

  • Người bị poly dây thanh âm
  • Mắc các bệnh ung thư liên quan đầu, mặt, cổ như ung thư vùng hầu họng, ung thư tuyến giáp, ung thư phổi. 
Cách điều trị khi bị khàn tiếng

Cách điều trị khi bị khàn tiếng

Nguyên nhân cơ học

  • Vỡ giọng khi đến tuổi dậy thì ở nam
  • Tình trạng suy giáp nặng
  • Mắc bệnh phình động mạch chủ ngực
  • Chức năng thanh quản suy giảm do các rối loạn thần kinh cơ 

1.3 Thời điểm cần đến bác sĩ khám

Khàn tiếng nói chung không phải bệnh nghiêm trọng, tuy nhiên một số trường hợp có thể liên quan đến các bệnh nghiêm trọng khác. 

Nếu trẻ em bị khàn tiếng kéo dài trên 1 tuần và người lớn thì trên 10 ngày thì nên đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và chữa trị. Hoặc nếu trẻ nhỏ bị khàn tiếng kèm thêm chảy dãi hay khó nuốt hoặc khó thở thì cũng nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ. 

2. Biện pháp hạn chế khàn tiếng đơn giản

  • Thiết lập chế độ nghỉ ngơi cho thanh quản và dây thanh âm của bạn trong vài ngày bằng cách:hạn chế la hét hoặc nói lớn, nói nhiều. Cũng không nên nói thì thào và dây thanh âm có thể bị căng và tình trạng sẽ nặng thêm.
  • Cung cấp nhiều nước là cơ thể hoặc ăn các loại trái cây chứa nhiều nước để làm dịu họng và có thể giúp giảm các triệu chứng.
  • Đồ uống có cồn hoặc cafein có thể làm khô họng và khiến tình trạng khàn tiếng nặng hơn, vì vậy không nên sử dụng.
  • Làm ẩm không khí trong nhà bằng máy làm ẩm 
  • Tắm bằng nước ấm.
  • Dừng hẳn hoặc hạn chế hút thuốc vì khói thuốc sẽ gây khô và kích thích vòm họng.
  • Loại bỏ tác nhân gây dị ứng trong môi trường bằng cách vệ sinh nơi ở sạch sẽ.
  • Không sử dụng thuốc xịt mũi 

Thông thường sau vài tuần thì viêm thanh quản do virus sẽ tự hết dần nên bạn có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc, nghỉ ngơi tại nhà cho đến khi khỏi bệnh. 

Tuy nhiên, bạn vẫn nên đến cơ sở y tế để chữa trị nếu viêm thanh quản xảy ra ở trẻ em hoặc tình trạng nặng để nhanh chóng khỏi bệnh. 

3. Cách điều trị điều trị và tác dụng phụ của thuốc

3.1 Điều trị với thuốc

Bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 1 đến vài tuần đối với viêm thanh quản cấp tính. Vì vậy trong thời gian bị bệnh bạn có thể tự áp dụng những cách tự chữa viêm thanh quản và chăm sóc, nghỉ dưỡng tại nhà để nhanh khỏi bệnh. 

Mục đích của những phương pháp điều trị viêm thanh quản cấp tính là điều trị các nguyên nhân cơ bản như hút thuốc, lạm dụng rượu hoặc ợ nóng. 

Đối với một số trường hợp sau bạn sẽ được bác sĩ kê thuốc điều trị:

Kháng sinh

Do đa số nguyên nhân gây viêm thanh quản đều là do nhiễm virus nên hầu hết thuốc kháng sinh sẽ không phát huy được tác dụng. Nhưng bác sĩ vẫn có thể chỉ định kháng sinh nếu bạn bị viêm thanh quản do nhiễm vi khuẩn. 

Corticosteroid

Tác dụng của corticosteroid sẽ giúp làm giảm viêm thanh âm. Tuy nhiên chỉ khi có nhu cầu chữa viêm thanh quản khản tiếng cấp thiết thì mới sử dụng đến phương pháp điều trị này. Chẳng hạn như khi phát hiện trẻ mới mới đi bị viêm thanh khí phế quản cấp hoặc khi bạn cần sử dụng giọng nói một cách cấp thiết.

Bệnh khàn tiếng ở trẻ nhỏ

Bệnh khàn tiếng ở trẻ nhỏ

3.2 Tác dụng phụ của thuốc

Thuốc Tây cũng gây ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn bên cạnh ưu điểm là hiệu quả chữa trị nhanh. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải như: 

Kháng thuốc

Bệnh nhân có thể gặp các hiện tượng như lờn thuốc hay gây đột biến các loại virus, vi khuẩn gây bệnh khiến bệnh khó điều trị hơn nếu làm dụng thuốc kháng sinh quá mức. Do vậy, trong quá  trình điều trị tiếp theo bác sĩ sẽ phải tăng liều lượng hoặc dùng kháng sinh thế hệ mới để tăng hiệu quả việc điều trị. 

Gây mệt mỏi 

Đôi khi bạn sẽ gặp phải tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu buồn nôn, cũng có thể sốt nếu nghiêm trọng kèm lúc lẫn, nước tiểu sẫm màu… 

Rối loạn tiêu hóa

Sự mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn đều có thể xảy ra khi bạn dùng bất kỳ một loại kháng sinh nào. Do đó dẫn đến tình trạng rối loạn hệ tiêu hóa. Hiện tượng này sẽ tự khỏi nếu nhẹ, còn nếu rối loạn tiêu hóa nặng thì có thể dẫn đến viêm kết tràng, viêm đại tràng,.. cần phải kịp thời điều trị. 

Giảm sức đề kháng

Sức đề kháng của cơ thể có thể suy giảm nếu sử dụng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài liên tục. Khi sức đề kháng suy giảm sẽ là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. 

Ảnh hưởng đến thai nhi

Trong thời kỳ mang thai mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc nếu bị bệnh mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Việc tránh dùng thuốc sẽ giúp hạn chế việc thai nhi sinh ra bị dị tật hoặc có vấn đề về hệ thần kinh,…

3.3 Bài thuốc dân gian chữa khản tiếng hiệu quả

Ngoài dùng thuốc Tây để chữa bệnh thì người bệnh cũng có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian sau đây cũng vô cùng hiệu quả, vừa an toàn, lại cung cấp dinh dưỡng tự nhiên cho cơ thể, giúp giảm đi các triệu chứng viêm họng, khản tiếng: 

Kết hợp chanh tươi với mật ong

Cách làm: cắt nhỏ chanh thành lát rồi ngâm với mật ong để mật ong ngấm vào chanh. Sau từ 1 đến 2 tiếng thì dùng lát chanh để ngậm. Kiên trì một thời gian bệnh sẽ giảm đáng kể.  

Đây không chỉ là liều thuốc chữa bệnh mà còn là món ăn bổ dưỡng có thể giúp phòng chống lại viêm họng. Ngoài ra còn có thể ăn như một món ăn vặt ngon miệng.

Dùng mật ong hấp lá hẹ

Cách làm: rửa sạch 3 đến 5 lá hẹ, để ráo nước rồi cắt nhỏ đem trộn với mật ong. Sau đó đem hỗn hợp hấp hoặc chưng cách thủy tới khi lá hẹ nhừ hẳn rồi dùng . 

Dùng ấm sẽ tốt hơn nên bạn nên hâm nóng hỗn hợp trước khi dùng.  Dùng khoảng 3 lần mỗi ngày và 2 đến 3 thìa cho mỗi lần dùng. Bạn nên ngậm một lúc rồi nuốt thay vì nuốt ngay để phát huy hiệu quả. Nên dùng trong một thời gian nhất định để thấy hiệu quả chữa bệnh. 

Kết hợp quất với mật ong

Cách làm: chuẩn bị vài lát quất thái mỏng, 1 cục đường phèn hoặc mật ong đều được. Đem hỗn hợp đi chưng cách thủy khoảng 20 phút. Khi dùng thì ngậm rồi ăn sẽ vừa có tác dụng chữa viêm thanh quản vừa giúp bổ phế. Nên sử dụng trong một thời gian nhất định để thấy được hiệu quả nhé!

Sử dụng gừng tươi

Cách làm: dùng nước sôi hoặc trà mới pha rồi thêm gừng thái chỉ hoặc vài lát gừng. Ủ trà khoảng 10 phút là gừng đã hòa vào trà và bạn có thể dùng ngay. Có thể thêm ít mật ong thấy thấy khó uống. Kiên trì sử dụng một thời gian sẽ thấy tình trạng viêm họng giảm bớt. 

4. Phòng bệnh viêm thanh quản khản tiếng như thế nào?

Để bảo vệ dây thanh âm, thanh quản và phòng ngừa tình trạng khàn tiếng thì việc thay đổi một số thói quen sau đây là rất cần thiết: 

  • Hãy bỏ ngay thói quen hút thuốc và tránh tiếp xúc với người đang hút thuốc. Vì khói thuốc lá có thể kích thích thanh quản và làm họng khô rát. 
  • Thường xuyên rửa tay sạch sẽ để phòng khàn tiếng do nhiễm trùng đường hô hấp trên bởi vi khuẩn.
  • Bổ sung nhiều nước cho cơ thể, ít nhất là 8 ly nước mỗi ngày để tránh họng bị khô.
  • Nói chuyện từ tốn, tránh lá hét lớn trong thời gian dài
  • Loại bỏ đồ uống có cồn và cafein ra khỏi thực đơn hằng ngày 

5. Lời kết

Trên đây là thông tin chi tiết về bệnh viêm thanh quản khản tiếng. Hy vọng những điều được chia sẻ trên đây sẽ giúp ích các bạn trong việc phát hiện bệnh, chữa trị cũng như phòng chống bệnh. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)