Huyết trắng là bệnh gì? nguyên nhân, cách điều trị và lưu ý

Huyết trắng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như nguy cơ ung thư cổ tử cung hoặc vô sinh. Ngoài ra nó còn gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của chị em phụ nữ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về căn bệnh này.

1. Tìm hiểu về bệnh huyết trắng

1.1 Khái niệm bệnh huyết trắng

Huyết trắng là một chất dịch nhầy được tiết ra ở âm đạo, thường không có mùi, có màu trắng sữa như lòng trắng trứng. Phụ thuộc vào nồng độ hormon sinh dục trong cơ thể nữ giới mà lượng huyết trắng tiết ra nhiều hay ít. 

Bên cạnh vai trò là chất bôi trơn trong đời sống sinh lý, huyết trắng còn là chất giữ ẩm và giúp bảo vệ vùng kín khỏi các tác nhân gây hại. Tuy nhiên, tình trạng viêm nhiễm vùng kín hay còn gọi là huyết trắng sẽ xảy ra nếu mầm bệnh quá nhiều và vượt quá khả năng bảo vệ.

Khái niệm bệnh huyết trắng là gì?

Khái niệm bệnh huyết trắng là gì?

1.2 Dấu hiệu bệnh là gì?

  • Lượng huyết trắng tiết ra nhiều hơn bình thường, có mùi hôi khó chịu và có màu sắc bất thường như vàng, xanh, trắng đục 
  • Khiến âm đạo ngứa ngáy và bỏng rát
  • Cảm giác đau rát khi đi tiểu tiện hoặc quan hệ
  • Vùng bụng dưới đau âm ỉ

2. Vì sao bị bệnh huyết trắng?

2.1 Có thể bạn đã bị nhiễm trùng do nấm Candida albicans

Đây là một trong những bệnh phụ khoa phổ biến ở nữ giới. Các triệu chứng điển hình khi bị nhiễm trùng do loại nấm này bào gồm: Khí hư có màu trắng đục, thường không có mùi hôi, dính từng mảng như phô mai hoặc vón cục, kèm theo ngứa rát ở âm hộ. Nguyên nhân gây ra là do suy giảm miễn dịch, do sử dụng kháng sinh kéo dài hoặc có thai

2.2 Vùng kín bị tấn công bởi tạp trùng

Khí hư sẽ chuyển sang màu xám hoặc màu vàng, có mùi hôi tanh và loãng khi vùng kín bị tấn công bởi tạp trùng. Bệnh thường xuất hiện do  thụt rửa âm đạo quá sâu hoặc sau khi quan hệ tình dục. Thông thường tại vùng kín có rất nhiều vi khuẩn tồn tại và nó giúp tạo ra những chất có lợi cho hệ sinh dục của nữ giới.

Bệnh huyết trắng có thể xảy ra khi gặp những điều kiện bất thường như những vi khuẩn trú ngụ bị tiêu diệt do dùng kháng sinh lâu ngày hoặc những vi khuẩn từ ngoài xâm nhập vào do thụt rửa âm đạo quá sâu: làm mất cân bằng hệ vi khuẩn âm đạo.

2.3 Trùng roi Trichomonas

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh huyết trắng. Các triệu chứng thường gặp bao gồm: khí hư ra nhiều hơn bình thường, kèm theo ngứa rát âm đạo, thường loãng và có bọt, có màu vàng, xanh.

Nguyên nhân gây lên bệnh huyết trắng

Nguyên nhân gây lên bệnh huyết trắng

2.4 Một số bệnh lý khác có liên quan đến tử cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung hay u xơ tử cung là các bệnh phụ khoa là nguyên nhân của bệnh huyết trắng. Khí hư ra nhiều sẽ có màu sữa đục, gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu, có mùi hôi và dính thành từng mảng khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung.

Khí hư ra càng nhiều và càng nặng mùi hơn nếu tình trạng càng nặng. Ngoài ra một trong những đặc trưng của viêm lộ tuyến cổ tử cung là chảy máu khi quan hệ tình dục. Đối với bệnh u xơ tử cung, chị em sẽ thấy khí hư được tiết ra nhiều hơn và có lẫn máu hoặc mủ nếu bị nhiễm khuẩn bên cạnh các triệu chứng điển hình như chảy máu âm đạo bất thường, rối loạn kinh nguyệt.

Ngoài ra, một số thói quen xấu như mặc quần áo bó sát, không vệ sinh vùng kín đúng cách, không thay băng vệ sinh thường xuyên trong kỳ kinh nguyệt cũng có thể gây ra bệnh huyết trắng. Bên cạnh đó bệnh huyết trắng còn có thể do căng thẳng đầu óc rối loạn tâm lý hoặc thường xuyên thức khuya.

3. Một số vấn đề liên quan đến huyết trắng và cách phòng bệnh hiệu quả

3.1 Trước kỳ kinh thường ra nhiều huyết trắng?

Đây là một điều hoàn toàn chính xác. Trước chu kỳ kinh nguyệt thường ra nhiều huyết trắng hơn và khiến cho cô bé trở nên ẩm ướt do lượng hormone estrogen trong cơ thể sẽ tiết ra. Đau bụng dưới, tăng kích thước vòng 1, đau tức ngực, nổi mụn là một số dấu hiệu khác có thể đi kèm.

Tuy nhiên vì không phải lúc nào huyết trắng ra nhiều cũng là dấu hiệu của ngày đèn đỏ nên các chị em cũng cần lưu ý. Một số các bệnh phụ khoa mà con gái có thể vô tình mắc phải nếu huyết trắng ra nhiều nhưng lại có một biểu hiện bất thường như chuyển sang màu xanh hoặc xám hoặc đỏ, gây khó chịu hay ngứa ngáy ở “cô bé”…  

Các chị em phụ nữ cần phải đi khám bác sĩ để được những chẩn đoán và có biện pháp điều trị tốt nhất, nhất là những trường hợp trên khi huyết trắng ra nhiều.

3.2 Sự ảnh hưởng của bệnh huyết trắng đến đời sống

 Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt

Bệnh huyết trắng gây những phiền toái, khó chịu cho chị em phụ nữ trong đời sống hằng ngày cũng như đời sống sinh hoạt vợ chồng, ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình

 Tác động xấu đến tâm lý người bệnh

Người bệnh thường mất tự tin trong giao tiếp, sinh hoạt làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống do vùng kín luôn ngứa ngáy, tiết nhiều dịch ẩm ướt và có mùi khiến chị em hoang mang, bất an, lo lắng

Đe doạ sức khoẻ sinh sản

Tuy rằng bệnh huyết trắng không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được phát hiện và điều trị triệt để bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần và dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe sinh sản như sinh non, dọa sảy thai, ung thư cổ tử cung thậm chí là vô sinh

3.3 Làm thế nào để phòng bệnh hiệu quả

  • Đặc biệt vào những ngày đèn đỏ hoặc trước và sau khi quan hệ tình dục cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Không nên sử dụng dung dịch rửa quá nhiều trong ngày dễ gây mất cân bằng pH
  • Không nên mặc quần áo bó sát hoặc chật chội và cần thay quần lót mỗi ngày. Nên sử dụng loại quần thấm hút mồ hôi tốt
  • Chỉ nên rửa nhẹ nhàng bên ngoài, hạn chế thụt rửa âm đạo thường xuyên
  • Quan hệ tình dục an toàn
  • Đi khám ohuj khoa định kỳ

Đây là một trong các bệnh phụ khoa phổ biến nhất của các chị em phụ nữ. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp phòng ngừa những nguy cơ biến chứng nghiêm trọng như ung thư cổ tử cung hoặc vô sinh.

Đối với phụ nữ trên 40 tuổi nên thực hiện tầm soát ung thư phụ khoa định kỳ nếu có triệu chứng nghi ngờ ung thư như tiết dịch âm đạo bất thường, chảy máu âm đạo hoặc đau vùng chậu.

3.4 Sự khác nhau giữa khí hư và huyết trắng

Phụ thuộc vào hàm lượng estrogen trong cơ thể của người phụ nữ mà lượng huyết trắng tiết ra là nhiều hay ít. Ví dụ như khi còn nhỏ trong âm đạo nhìn chung không có nội tiết do bộ phận sinh dục chưa phát triển đầy đủ nên không có huyết trắng.

Đến tuổi dậy thì bộ máy sinh dục sản sinh ra các chất nội tiết do buồng trứng dần dần phát triển và tiết ra các chất kích thích vì thế mới có huyết trắng. Huyết trắng ra nhiều hay ít là tùy vào hàm lượng estrogen và progesteron.

Huyết trắng có thể nhiễm bệnh bởi một số vi khuẩn như trung roi(Trichomonas), vi nấm hạt men (Candida albicans), tạp trùng… Bên cạnh huyết  trắng sinh lý thì huyết trắng bị nhiễm các bệnh lý nêu trên thì y học gọi là khí hư, Khí hư có nhiều tính chất khác nhau tùy theo đặc thù nhiễm từng loại bệnh.

4. Lời kết

Tóm lại tình trạng huyết trắng ra nhiều là một biểu hiện sinh lý hết sức bình thường ở nữ giới và đôi khi cũng là dấu hiệu trước chu kỳ kinh nguyệt.

Tuy nhiên, để tránh những vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng thì các chị em phụ nữ nên thường xuyên theo dõi khi ra nhiều huyết trắng và đi khám nếu có những dấu hiệu bất thường để đảm bảo cho mình.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)