[ Huyết Áp Thấp ] – triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Huyết áp thấp là căn bệnh rất thường gặp trong đời sống hiện nay. Đặc biệt tỷ lệ mắc căn bệnh này ở phụ nữ cao hơn đàn ông. Triệu chứng thường thấy nhất ở người mắc bệnh huyết áp thấp là đột nhiên mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, tay chân bủn rủn không rõ nguyên nhân.

Bạn không nên chủ quan với bệnh huyết áp thấp. Căn bệnh này có thể diễn biến phức tạp kéo theo những biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng như sốc tim, đột quỵ, suy thận.

Cách điều trị huyết áp thấp

Cách điều trị huyết áp thấp

Huyết áp được hiểu là áp lực ở các lòng mạch, nó quan trọng để máu từ hệ thống tuần hoàn bơm đến các cơ quan trong cơ thể, duy trì sự sống.

Ở trạng thái bình thường, huyết áp có thể tụt đột đột rồi hồi phục nhanh chóng sau khi cơ thể bù đắp chế độ dinh dưỡng phù hợp, nghỉ ngơi thư giãn, sinh hoạt điều độ. Tuy nhiên không ít trường hợp hiện tượng huyết áp tụt nhanh không xử lý kịp dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là gây tử vong.

Huyết áp thấp không chỉ ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt thường nhật của người bệnh mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu cho sức khỏe. Hiện tượng hạ huyết nhẹ có thể xử lý tại nhà bằng cách sử dụng các loại thuốc hay phương pháp massage, thực phẩm ăn uống, bổ sung bên ngoài kết hợp với nghỉ ngơi. Trong bài viết hôm nay, cùng tìm hiểu về bệnh cao huyết áp và cách phòng tránh bệnh cao huyết áp nhé!

1. Huyết áp thấp có gây nguy hiểm cho người bệnh?

Huyết áp thấp vốn là một dạng bệnh lý tim mạch rất phổ biến. Huyết áp của người khỏe mạnh ở mức 120/80mmHg được coi là bình thường. Tuy nhiên khi chỉ số huyết áp đó được sụt giảm xuống 90/60mmHg hoặc giảm hơn 20mmHg so với huyết áp bình thường trước đó thì được coi là bị tụt huyết áp.

Bản chất của huyết áp vốn là lực đẩy máu tại thành động mạch trong lúc tim bơm máu đi khắp cơ thể. Khi huyết áp bị giảm đột ngột khiến cho lực đẩy bị yếu dần đi, tim không bơm đủ máu đến các cơ quan trong cơ thể khiến cho não bị thiếu oxy, xuất hiện tình trạng hoa mắt, chóng mặt, tay chân bủn rủn.

Nếu hiện tượng hạ huyết áp trở thành bệnh mãn tính, thường xuyên xuất hiện sẽ gây suy yếu chức năng của tim và các bộ phận khác trong cơ thể do thiếu hụt nghiêm trong oxy và chất dinh dưỡng.

Hướng dẫn điều trị huyết áp thấp

Hướng dẫn điều trị huyết áp thấp

Huyết áp tụt giảm đột ngột thực sự rất nguy hiểm bởi có thể gây sốc tim. Nhất với người đang mắc bệnh hay ở một mình nếu không được sơ cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Nghiên cứu cho thấy những người bị huyết áp thấp kéo dài nguy cơ mắc bệnh tai biến mạch máu não lên đến 10 – 15%. Nếu bệnh huyết áp thấp kéo dài trên 2 năm thì nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cao gấp đôi người bình thường.

Bên cạnh đó, những người ở độ tuổi từ 50 trở đi cần theo dõi huyết áp thường xuyên vì khả năng diễn biến bệnh tử huyết áp thấp sang huyết áp cao rất cao.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh huyết áp thấp

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh huyết áp thấp. Một số nguyên nhân phổ biến, thường gặp có thể kể đến như:

Huyết áp thấp do bẩm sinh: Nguyên nhân bẩm sinh chiếm 7% người nhiễm huyết áp thấp hiện nay. Biểu hiện rõ ràng nhất là thể trạng từ khi sinh ra đã gầy yếu, bình thường không thấy dấu hiệu gì của bệnh nhưng lại cảm thấy khó chịu khi huyết áp tăng lên mức bình thường.

Huyết áp thấp do tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc kháng sinh, an thần liều cao hay có chứa nitrogliserin có nguy cơ gây nên huyết áp thấp

Huyết áp thấp do thường xuyên bị căng thẳng, lo lắng, stress kéo dài, cơ thể suy nhược, mắc bệnh trầm cảm.

Huyết áp thấp do các cơn đau dạ dày, chứng viêm tụy khiến cơ thể thoát mồ hôi lạnh, đau vùng bụng và nhanh mất sức.

Người bình thường sau khi tắm hơi, xông hơi cũng có thể bị giảm huyết áp đột ngột

Ngoài ra nguyên nhân còn do bệnh suy tim, rối loạn trương lực.

3. Những triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh huyết áp thấp

3.1. Xuất hiện hiện tượng hoa mắt chóng mặt

Triệu chứng thường gặp nhất báo hiệu bạn có nguy cơ mắc bệnh huyết áp thấp là đột nhiên bị chóng mặt. Những cơn chóng mặt này xuất hiện khi bạn đột ngột thay đổi tư thế sau khi ngồi quá lâu hay nằm ngủ nhiều.

Lúc này bạn sẽ thấy mắt mình hoa lên, không nhìn rõ, đầu chếnh choáng, mọi thứ quay tròn, lòng vòng trước mắt. Bình thường những cơn chóng mặt sẽ nhanh chóng biến mất sau một vài phút nghỉ ngơi. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài bạn cần hết sức cẩn thận.

3.2. Tình trạng đau đầu

Khi bị chóng mặt thường sẽ kèm theo chứng đau đầu. Đây cũng là các triệu chứng dễ thấy của bệnh huyết áp thấp. Đặc biệt cơn đau đầu sẽ trở nặng hơn khi bạn rơi vào trạng thái căng thẳng hay hoạt động thể lực nặng.

Những cơn đau tập trung nhiều nhất ở vùng đỉnh đầu, kéo theo những triệu chứng nhức óc, tê cứng nếu tình trạng bệnh nặng.

3.3. Hiện tượng ngất

Nếu bệnh huyết áp trở nặng sẽ dẫn đến tình trạng mất ý thức đột ngột hay còn gọi là ngất xỉu. Ngất xỉu nghiêm trong hơn những gì bạn nghĩ. Nếu bạn ở một mình hay làm việc trên cao, đang di chuyển trên đường mà bị ngất xỉu sẽ khiến cho tính mạng trực tiếp bị đe dọa nếu không cấp cứu kịp thời.

Hướng dẫn điều trị huyết áp thấp

Hướng dẫn điều trị huyết áp thấp

3.4. Người bệnh bị mất tập trung

Bệnh huyết áp thấp khiến cho lượng máu không bơm đủ đến não duy trì chức năng của não bộ như người bình thường gây nên tình trạng mất tập trung, trí nhớ kém.

Tình trạng này kéo dài không chỉ gây nên những phiền phức trong đời sống và sinh hoạt không đâu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tinh thần, gây suy giảm chức năng của não bộ rất nguy hiểm.

3.5. Giảm thị lực

Tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng khiến cho các cơ quan trong cơ thể suy yếu, đặc biệt dễ nhất thấy nhất là mất thính giác và giảm thị lực, gây mờ mắt. Nếu bạn đang di chuyển trên đường hay làm việc trên cao mà đột nhiên bị mờ mắt thực sự rất nguy hiểm.

Cách tốt nhất là bạn nên ngồi xuống nghỉ ngơi, tránh di chuyển nhiều khiến cho cơ thể bị tổn thương. Khi huyết áp trở lại bình thường tình trạng mắt mờ sẽ biến mất.

3.6. Cảm giác buồn nôn, khó chịu

Khi bạn cảm thấy bụng mình khó chịu , cổ họng lợm cợm muốn nôn có lẽ là dấu hiệu của bệnh huyết áp thaaos. Lúc này bạn nên uống một cốc nước chanh và ngồi ở tư thế thoải mái sẽ giúp đẩy lùi cảm giác buồn nôn.

3.7. Cảm giác lạnh trong cơ thể

Huyết áp bị giảm đột ngột sẽ gây nên hiện tượng tay chân tê cóng, sống lưng lạnh buốt. Nguyên nhân là do máu không cung cấp đủ cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động nên gây nên tình trạng thiếu oxy đến da, thân nhiệt đột ngột giảm.

Để xử lý tình trạng này, bạn nên uống một ly nước nóng để cân bằng lại nhiệt độ trong cơ thể.

Phương pháp điều trị huyết áp thấp

Phương pháp điều trị huyết áp thấp

3.8. Tim đập nhanh, gây khó thở

Hiện tượng tim đập nhanh gây khó thở cũng có thể xuất phát từ việc huyết áp bị hạ thấp. Khi huyết áp hạ, tim buộc phải co bóp nhiều hơn để tạo máu đưa đến các cơ quan trong cơ thể khiến cho tim đập nhanh hơn và đường thở cũng bị ảnh hưởng.

3.9. Cơ thể mệt mỏi, rời rã

Khi bị bệnh huyết áp thấp, bạn sẽ thấy cơ thể mình rệu rã, mệt mỏi, không có sức sống. Đặc biệt là vào thời điểm buổi sáng sau khi ngủ dậy, tình trạng mệt mỏi này lại càng trở nên nghiêm trong hơn. 

Hiện tượng mệt mỏi này có thể xuất phát từ việc chức năng của hệ thần kinh bị rối loạn do các cơ bị co thắt hơn bình thường. Khi xuất hiện hiện tượng mệt mỏi bạn nên uống một cốc nước hoặc hay một ít trái cây, các loại hạt sẽ khiến cho cơ thể của bạn được tiếp thêm năng lượng, cảm thấy thoải mái hơn.

3.10. Trầm cảm

Người bị bệnh huyết áp thấp khiến cho tâm trạng mệt mỏi, tinh thần sa sút, rất dễ dẫn đến bệnh trầm cảm.

3.11. Cảm giác khát

Cơ thể sẽ cảm thấy khát hơn khi huyết áp đột ngột giảm. Do đó bạn nên uống thêm nước để cải thiện tình trạng của cơ thể.

4. Khi bị tụt huyết áp cần xử lý nhanh bằng những cách sau

4.1.Thay đổi tư thế thích hợp

Thay đổi tư thế thích hợp là cách đơn giản mà hiệu quả để xử lý nhanh hiện tượng huyết áp tụt đột ngột. Bạn nên nằm nghỉ trên giường hay ghế sofa, đầu hơi thấp và hai chân nâng cao bằng một chiếc gối. Điều hòa lại nhịp thở một chút bạn sẽ cảm thấy tốt hơn. Lúc này bạn bên đo lại huyết áp để tìm phương pháp giải quyết cho phù hợp.

4.2. Sơ cứu ngay khi bị huyết áp thấp

Khi bị huyết áp thấp bạn nên bổ sung nước vì nước giúp điều tiết và ổn định huyết áp, Ngoài ra bạn có thể uống một số nguồn bổ sung nước khác như trà gừng, nước ép nho, nước ép rau cần tây, nước sâm, trà gừng…

4.3. Sử dụng thuốc

Khi bị bệnh huyết áp thấp nghiêm trọng, trở thành mãn tính bạn nên đi khám bác sĩ để được hỗ trợ bằng thuốc và nhớ luôn mang theo thuốc bên người đẻ sử dụng khi cần thiết. Ngoài ra bạn có thể ăn một miếng socola đen. Nghiên cứu của đại học Harvard cho thấy thành phần flavon dồi dào trong socola là bị thuốc cấp cứu hiệu quả cho người bị tụt huyết áp.

4.4. Biện pháp xoa bóp bấm huyệt

  • Day huyệt thái dương: Day huyệt thái dương là biện pháp rất hiệu quả mà bạn có thể tự tiến hành khi bị hạ huyết áp. Bạn dùng hai ngón tay dạy nhẹ vào huyệt thái dương. Vị trí của huyệt thái dương ở cuối mi mắt. bạn day đi day lại khoảng 20 – 50 lần sẽ cảm thấy thoải mái hơn.
  • Day huyệt phong trì: Bạn dùng phần mềm của ngón tay đặt lên huyệt phong trì, các ngón còn lại ôm lấy đầu rồi day nhẹ và bấm mạnh vào huyệt phong trì khoảng 10 lần. Vị trí của huyệt phong trì nằm ở đốt xương gối giữa phần lõm dưới nơi gân cổ nổi lên. 
  • Vuốt trán: Vuốt tán cũng là phương pháp rất hiệu quả. Bạn dùng hai ngón tay vuốt phần trán ở giữa sang đến huyệt thái dương. Vuốt nhẹ như vậy khoảng 30 lần.

4.5. Dựa vào nguyên nhân để tìm cách chữa trị thích hợp

  • Tụt huyết áp do bị tiêu chảy hoặc sốt thì bạn cần truyền dịch theo đường tĩnh mạch.
  • Nếu nguyên nhân gây tụt huyết áp là do bệnh mãn tính thì phải uống thuốc điều trị bệnh mãn tính đó.

5. Các cách điều trị tại nhà khi bị tụt huyết áp

Bệnh huyết áp thấp nếu không kèm theo các triệu chứng lạ hay không nguy kịch có thể xử lý tại nhà. Một số biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh huyết áp thấp bạn nên thực hiện như :

– Ăn nhiều muối hơn: Những người mắc bệnh huyết áp thấp nên tăng lượng muối trong cơ thể bằng cách ăn mặn hơn để cân bằng lại chỉ số huyết áp.

– Tránh các loại thức uống có cồn: Các loại đồ uống có cồn như rượu bia không tốt cho sức khỏe, với những người mắc bệnh huyết áp thấp càng không nên uống vì nó khiến cho huyết áp giảm nhanh hơn.

– Nhờ bác sĩ tư vấn về thuốc: Nhiều loại thuốc có tác dụng phụ gây nên bệnh huyết áp thấp. Do đó bạn nên hỏi trước với bác sĩ và tìm phương pháp phù hợp nhất.

– Ngồi ở tư thế vắt chéo chân:  Ngồi ở tư thế vắt chéo chân không tốt cho người mắc bệnh cao huyết áp nhưng với người mắc bệnh huyết áp thấp lại thích hợp để tăng huyết áp đang sụt giảm.

– Uống nhiều nước: Uống nhiều nước vừa tránh mất nước vừa tăng sản sinh máu trong cơ thể.

– Chia nhỏ bữa ăn: Chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều bữa trong ngày giúp bạn ngăn chặn những triệu chứng của bệnh cao huyết áp rất hiệu quả, việc ăn no không tốt cho người mắc bệnh huyết áp thấp.

– Mang vớ ép y khoa: Các loại tất ép y khoa được thiết kế đặc biệt giúp cho máu không xuống chân nhiều gây tê nhức mà vận chuyển đến các cơ quan khác trong cơ thể, đặc biệt là bộ não. Nhờ đó cải thiện hiệu quả chứng giãn tĩnh mạch gây đau và áp lực.

– Tránh thay đổi tư thế đột ngột: Khi các triệu chứng của bệnh huyết áp ths xuất hiện bạn không nên đột ngột đứng lên ngồi xuống sẽ khiến cho những triệu chứng chóng mặt, hoa mắt nặng nề hơn và gây nguy hiểm. Thay vào đó bạn nên nằm xuống hay ngồi nghỉ ngơi để cân bằng lại huyết áp.

Nhận biết các triệu chứng: Bạn nên theo dõi và nhận biết chính xác triệu chứng của bệnh huyết áp thấp để xử lý cho phù hợp.

Lời kết

Huyết áp thấp là căn bệnh thường gặp nhưng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Bạn nên đi khám bệnh để tìm phương pháp điều trị tốt nhất cho mình.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)