Hạch sau tai có nguy hiểm không? dấu hiệu, triệu chứng và lưu ý

Nổi hạch sau tai khá phổ biến và mỗi người đều có thể gặp phải trong bất kỳ thời điểm nào mà khó lường trước được. Nếu ưu ái hơn bệnh sẽ cho bạn biết một số dấu hiệu cơ bản.

Lúc này điều bạn cần làm là quan sát kỹ lưỡng để có hành động đúng đắn. Bởi trong nhiều trường hợp, nổi hạch sau tai cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư.

1. Tìm hiểu về chứng nổi hạch sau tai

1.1 Như thế nào là nổi hạch sau tai?

Không phải hạch nào sinh ra cũng có “bản chất xấu”. Đây vốn dĩ là một phần quan trọng của hệ bạch huyết trong cơ thể. Cụ thể, hạch đảm nhận chức năng sản sinh ra dòng bạch cầu lympho và sản xuất kháng thể để chống lại các tác nhân gây bệnh.

Khám hạch sau tai

Khám hạch sau tai

Trong cơ thể, hạch phân bố ở nhiều nơi như vùng cổ, trên xương đòn, nách và bẹn. Bình thường, hạch ở thể chìm, chỉ đến khi bắt buộc phải hoạt động mạnh mẽ để chống lại bệnh tật, hạch sẽ sưng to.

Tương tự như hệ miễn dịch, hệ thống hạch có vai trò quan trọng trong việc nhận diện và tiêu diệt vi khuẩn, vi rút cùng các tế bào lạ xâm nhập vào cơ thể.

1.2 Vì sao bị nổi hạch sau tai?

Đây là hiện tượng khá phổ biến thường hay gặp phải. Nguyên nhân nổi hạch có thể do nhiễm trùng cơ thể, lao hay ung thư vùng đầu cổ, trong đó có cả ung thư tuyến giáp. Ở trẻ em có sức đề kháng kém, hạch xuất hiện theo lẽ tự nhiên mà không cần phải có bệnh. Hạch sẽ tự hết sau khi sức khỏe được hồi phục. 

Thường thì hạch chỉ to khoảng vài milimet, mềm và khó sờ thấy. Trong tình trạng viêm nhiễm hay ung thư ( kể cả ung thư hạch nguyên phát và hạch di căn), hạch sẽ phát triển lớn hơn và có thể gây đau, dính, cứng lại.

2. Khi bị nổi hạch sau tai có thể là báo hiệu cho một số bệnh lý

Đột nhiên nhận thấy hạch nổi sau tai là một dấu hiệu bất thường của cơ thể. Tuy nhiên rất nhiều người nhầm lẫn với tình trạng mụn trứng cá hay do lipoma gây ra. Bạn cần cẩn trọng vì đây chính là cảnh báo sớm của nhiều căn bệnh nguy hiểm.

2.1 Dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư

Các dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư thường khó nhận thấy. Vì hạch sau tai thường lành tính, không gây đau nên ít khi được chú ý đến. Thế nhưng đây có thể lại là một dấu hiệu hàng đầu cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề ở vùng đầu cổ, đặc biệt là ung thư tuyến giáp.

Trong hầu hết người bệnh ung thư tuyến giáp, cục hạch thường có kích thước tăng dần theo thời gian. Hạch có thể di động lúc đầu nhưng càng về sau, hạch càng bám chặt hơn ở vùng tai.

Khi ấn vào sẽ thấy rất cứng và có cảm giác đau. Bạn nên chủ động tìm đến bác sĩ để được thăm khám và làm các xét nghiệm giúp sớm phát hiện bệnh.

Thường xuyên thăm khám và tầm soát ung thư định kỳ là việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe mỗi người. Ngoài ra, bạn còn có thể chủ động mua sản phẩm bảo hiểm bệnh ung thư VITA – Lá Chắn Vàng từ Generali để bảo vệ chính mình cùng người thân trước nguy cơ mắc nhiều loại bệnh ung thư khác.

Hạch nổi sau tai

Hạch nổi sau tai

2.2 Có thể bạn đã mắc bệnh liên quan đến hệ bạch huyết

Hệ bạch huyết trong cơ thể bao gồm các mạch bạch huyết và rất nhiều hạch bạch huyết. Hệ thống này có vai trò lọc vi khuẩn và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Khi hệ bạch huyết bị vỡ, các hạch bạch sẽ sưng to và phình lên để kịp thời giúp cơ thể thích nghi. Hiện tượng sưng phù này có thể xảy ra ở khu vực quanh cổ. 

Theo tiến sĩ Shashi Sahai, thuộc khoa Nhi Carman và Ann Adams, Bệnh viện Nhi đồng Michigan, Trường Đại học Y khoa bang Wayne, Detroit, căn bệnh này có thể làm cho các hạch bạch huyết ở các bộ phận khác nhau như cổ, vùng xung quanh tai và cả dưới cánh tay trở nên lớn hơn. Do đó khi bạn nhận thấy có dấu hiệu bất thường, hãy tìm đến bác sĩ.

2.3 Có thể đã mắc bệnh nhiễm trùng nếu hạch sưng tấy

Sự tích tụ virus và vi khuẩn cũng có thể gây sưng đau, nổi hạch ở quanh cổ và tai. Lúc này bạn có thể bị bệnh viêm họng, thủy đậu, sởi, mononucleosis hay bệnh truyền nhiễm… Lưu ý là nếu không được chữa trị sớm, bạn có thể có nguy cơ cao gặp biến chứng như viêm vú. 

Đây là một nhiễm trùng của xương mastoid thường được tìm thấy phía sau tai. Trong trường hợp nhiễm trùng tai không được điều trị sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, được gọi là viêm vú.

Những khối u này có thể kèm theo sự phát triển của u nang chứa đầy mủ và được nhìn thấy dưới dạng cục u sau tai.

2.4 Đó cũng có thể là dấu hiệu của u nang bã nhờn

U nang bã nhờn có thể gây ra các u hạch ở vùng cổ và tai. Đây là tình trạng xuất hiện ở các tuyến bã nhờn do bị tổn thương hoặc do quá trình sản xuất dầu bị ứ đọng. Một số chấn thương ngoài da như vết trầy xước và mụn trứng cá cũng khiến cho tuyến bã nhờn suy yếu dễ dẫn đến bệnh u nang bã nhờn.

3.Làm thế nào để phân biệt hạch lành tính hay ác tính? 

Dựa vào một số tính chất đặc trưng, hạch có thể phân biệt thành 2 cấp độ:

  Hạch lành tính Hạch ác tính
Kích thước  Hạch nhỏ, kích thước chỉ vài mm, thường không phát triển theo thời gian. Kích thước hạch lớn hơn và tăng trưởng dần, thường xuất hiện tại nhiều vị trí.
Khả năng di động Di động tốt, không bám dính vào các tổ chức xung quanh. Khả năng di động kém, thường ở vị trí nhất đinh.
Bệnh lý đi kèm Viêm nhiễm các vùng lân cận, hạch nhỏ và sẽ lặn dần khi chấm dứt tình trạng viêm nhiễm. Ung thư tuyến giáp, ung thư vùng đầu cổ…
Thời gian nổi hạch Lâu nhất trong khoảng 3-4 tuần. Thường kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm trên 1 tháng.

Do đó khi bị nổi hạch sau tai, bạn vẫn không nên chủ quan xem thường. Điều bạn có thể làm là quan sát các dấu hiệu của cơ thể để nhận định sơ bộ tính chất của hạch. Khi cần thiết bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám tránh dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm hơn.

4. Cách điều trị như thế nào? 

Để điều trị, bạn cần chống viêm tại chỗ và toàn cơ thể. Nhất là đối với trường hợp viêm hạch cấp, nâng cao thể trạng là điều hết sức cần thiết. Nếu hạch có mủ, phải rạch dẫn lưu mủ phối hợp với việc sử dụng thuốc kháng sinh.

Muốn có chẩn đoán chính xác về tình trạng hạch viêm hay do các nguyên nhân khác gây nên, cần dựa vào việc siêu âm chọc hạch và sinh thiết hạch.

Vì vậy, khi bị nổi hạch sau tai, bạn cần đi khám sớm để được các bác sĩ chẩn đoán và có phác đồ điều trị đúng đắn, nhanh đẩy lùi tình trạng bệnh.

5. Lời kết

Những thông tin cơ bản trên đây đã phần nào giải đáp đầy đủ những thắc mắc và điều cần biết về chứng nổi hạch sau tai. Mong rằng bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích trong việc bảo vệ sức khỏe của mình và những người xung quanh.

4.5/5 - (2 bình chọn)
4.5/5 - (2 bình chọn)