Hạch Cổ có nguy hiểm không? dấu hiệu, triệu chứng và lưu ý

Nổi hạch cổ là một hiện tượng khá nhiều người gặp phải. Sau một khoảng thời gian có hạch sẽ tự tiêu biến, một số khác lại không có dấu hiệu biến mất dù không gây đau.

Bạn cần nhận thức đúng nguyên nhân để có phương án điều trị hợp lý khi bị nổi hạch. Tránh xem thường bỏ qua vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh nguy hiểm.

1. Tìm hiểu thông tin về hạch ở cổ

1.1 Hạch ở cổ là dấu hiệu của bệnh gì?

Hạch cổ giống đảm nhiệm chức năng như một nơi tập kết và loại bỏ chất độc hại lưu thông trong máu ở vùng đầu mặt. Khi cơ thể có quá nhiều mầm bệnh, hạch sẽ “thu gom” lại và sưng to lên.

Trong trường hợp ung thư, hạch cũng bắt các tế bào gây bệnh, làm chậm tốc độ lan truyền ung thư. Đến một lúc nào đó, các tế bào ung thư sẽ tập trung lại trong hạch. Vì thế, hiện tượng nổi hạch vùng cổ cần được quan tâm và xem như một cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. 

Hạch nổi ở cổ

Hạch nổi ở cổ

Khi hạch cổ có các dấu hiệu như sưng, nóng, đỏ, đau, bạn cần đi thăm khám sớm để tìm ra các bệnh lý liên quan. Ở cấp độ nhẹ có thể là bệnh viêm họng cấp, nặng hơn là bệnh lý ác tính và ung thư. Vấn đề quan trọng nhất chính là xác định rõ hạch sưng to là do viêm đơn thuần hay do ung thư gây nên. 

1.2 Khái niệm nổi hạch

Thông thường, hạch đều ở thể chìm, khó sờ thấy được. Khi phải chống lại bệnh tật, hạch cần hoạt động mạnh hơn và trở nên sưng to. Bởi hạch đảm nhận chức năng sản sinh ra dòng bạch cầu lympho và kháng thể để giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Nổi hạch hay sưng hạch là hiện tượng xuất hiện các khối nhỏ bằng hạt đậu bất kỳ đâu trên cơ thể. Những khối u này thường phát triển dọc theo khớp cổ tay, bàn tay, mắt cá chân, bàn chân, nách, cổ, bẹn,… Hạch có hình bầu dục hoặc hình tròn chứa chất dịch bên trong. Khi ấn vào các hạch sưng, người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn.

Bệnh thường xuất hiện ở những người 20 – 50 tuổi. Tỷ lệ bệnh gặp nhiều hơn ở phụ nữ, cao gấp 3 lần so với nam giới. Trong đa số các trường hợp, hạch to ra do viêm, nhiễm trùng hoặc mắc phải các bệnh lý ác tính, có thể kể đến ung thư hạch nguyên phát hay ung thư di căn hạch.

Chẩn đoán bệnh qua hạch cổ

Chẩn đoán bệnh qua hạch cổ

1.3 Nguyên nhân nổi hạch ở cổ là gì?

Nổi hạch cổ có thể do nhiều nguyên nhân gây nên nhưng phổ biến nhất vẫn là do bệnh nhiễm khuẩn. Trong hệ miễn dịch, hạch bạch huyết đóng vai trò quan trọng nhờ chứa các tế bào đảm nhiệm chức năng như một bộ lọc ngăn cản các phần tử bên ngoài xâm nhập vào cơ thể.

Khi ở vùng đầu cổ bị nhiễm khuẩn, các hạch này phát huy nhiệm vụ nhận dạng, thu thập và tiêu diệt triệt để các vi khuẩn gây tổn hại đến cơ thể đó. Vì thế, hạch sẽ có dấu hiệu viêm sưng lên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quan trọng này.

Thông thường, hạch nổi ở cổ sẽ biến mất sau khi cơ thể hết nhiễm khuẩn. Tuy nhiên khi hạch không biến mất, cứng và không gây đau, đây được xem là một dấu hiệu bất thường.  Bạn cần biết đó là lời cảnh báo cho nhiều trường hợp bệnh lý nguy hiểm khác. Ngoài ra, nổi hạch ở cổ cũng có thể do một số nguyên nhân sau:

  • Tác dụng phụ trong quá trình sử dụng một số thuốc như carbamazepin và phenytoin.
  • Tác dụng phụ sau khi tiêm chủng các vắc – xin thương hàn, quai bị hay sởi.
  • Nổi hạch cổ có thể là dấu hiệu khởi đầu của ung thư tuyến giáp, ung thư vòm họng…
  • Những bệnh hệ thống khác gây nên như viêm khớp dạng thấp, HIV/AIDS, lupus ban đỏ…
Hạch ở cổ là dấu hiệu của nhiều bệnh

Hạch ở cổ là dấu hiệu của nhiều bệnh

Để xác định chính xác nguyên nhân thật sự gây nổi hạch, bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín làm sinh thiết hạch. Từ đó có thể can thiệp chuyên môn sớm cho những trường hợp bệnh lý nguy hiểm.

Đây cũng có khả năng là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh ung thư. Do đó, để chủ động bảo vệ sức khỏe của mình và người thân, bạn có thể tìm đến Bảo hiểm bệnh ung thư VITA – Lá Chắn Vàng trước nguy cơ mắc phải căn bệnh hết sức nguy hiểm này!

1.4 Cách phân biệt các loại hạch ở cổ đơn giản

Cũng như các loại hạch khác, bạn có thể bước đầu nhận dạng mức độ nguy hiểm của hạch cổ bằng cách phân biệt sau đây:

  • Các hạch bạch huyết sưng trong trường hợp nhiễm khuẩn sẽ gây đau, mềm và di động được.
  • Hạch ở cổ gây nên do ung thư thường ít hoặc không đau đớn, cứng và cố định tại một vị trí.

Nổi hạch thường đi kèm với triệu chứng khác lạ như sụt cân, sốt, mệt mỏi, đổ mồ hôi về đêm, khó nuốt hoặc đau họng, sưng tấy liên tục kéo dài trong 2-4 tuần. Lúc này, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế để được chăm sóc đúng cách.

2. Cần làm gì khi bị nổi hạch ở cổ?

2.1 Xử lý nhanh tại nhà

Khi phát hiện ở cổ bị nổi hạch cùng một số triệu chứng bất thường, bạn có thể tự xử trí bước đầu tại nhà theo các biện pháp sau:

  • Chườm nóng: Ngâm khăn trong nước nóng, vắt ráo rồi chườm lên chỗ nổi hạch. Việc này có tác dụng làm giảm sưng hạch lympho vùng cổ gáy.
  • Dùng thuốc giảm đau: Bạn có thể sử dụng thuốc không cần kê đơn để giúp giảm đau và hạ sốt. Một số thuốc giảm đau được đề nghị trong trường hợp này bao gồm ibuprofen và acetaminophen.
  • Nghỉ ngơi: Khi gặp phải tình trạng sưng hạch bạch huyết vùng cổ gáy, bạn cần xây dựng một chế độ nghỉ ngơi hợp lý để giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục.

2.2 Đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị

Đối với bệnh nhân có hạch cổ nên được đi khám tại cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chẩn đoán cụ thể tình trạng sức khỏe của mình đồng thời có phương hướng điều trị thích hợp nhất.

  • Trường hợp nổi hạch cổ do viêm họng, viêm amidan,… kéo dài, người bệnh chỉ cần điều trị nguyên nhân gây bệnh. Tức là hạch sẽ tự chìm xuống sau vài ngày hoặc lâu hơn là 1-2 tuần. Nếu nhận thấy sưng đau, người bệnh có thể dùng đá nóng chườm nhẹ lên vùng da bị tổn thương để làm dịu và giúp hạch bớt sưng.
  • Khi bác sĩ nghi ngờ tình trạng nổi hạch ở vùng mũi họng, thanh quản, đường tiêu hóa,… là do ung thư gây nên, họ sẽ dùng máy nội soi để tầm soát các khối u nguyên phát này. Ngoài ra, sinh thiết hạch cũng là một việc làm cần thiết trong việc chẩn đoán rõ nguyên nhân. 
  • Trong trường hợp người bệnh được chẩn đoán mắc phải ung thư, khi đó hạch đã mất đi chức năng bảo vệ cơ thể. Lúc này bệnh nhân nên cần được điều trị bằng phương pháp xạ trị hoặc phẫu thuật nạo vét toàn bộ hạch chứa tế bào ung thư.

Vì vậy, khi nhận thấy cơ thể nổi hạch bất thường, bạn nên tìm đến bác sĩ để có kết quả chẩn đoán kịp thời và chính xác nhất. Theo đó, việc điều trị sẽ tiến hành tùy thuộc vào nguyên nhân.

Việc tái khám thường xuyên sau khi điều trị cũng rất cần thiết để theo dõi kết quả đạt được hay kịp thời điều chỉnh khi liệu pháp đó không có hiệu quả.

3. Những căn bệnh có thể mắc phải nếu bị nổi hạch ở cổ

3.1 Dấu hiệu của ung thư

Phần lớn những cục hạch nổi phía sau tai sẽ không gây đau đớn nên nhiều người thường xem nhẹ và chủ quan bỏ qua. Thế nhưng, đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc một trong các bệnh ung thư ở vùng đầu cổ, phổ biến là bệnh ung thư tuyến giáp.

Người mắc bệnh thường nổi hạch ở cổ bên trái, kích thước tăng dần theo thời gian.

Ban đầu, hạch có khả năng di động nhưng càng về sau lại càng bám chặt hơn ở vùng tai. Ki sờ vào rất cứng và có cảm giác đau. Theo sau đó là các triệu chứng như khó nuốt, khó thở, đau đầu, sụt cân nhanh…

Chính vì vậy, nếu gặp phải những triệu chứng bất thường kể trên bạn cần chủ động đi khám ngay.

3.2 Bệnh liên quan đến hệ bạch huyết

Hệ bạch huyết trong cơ thể bao gồm các mạch bạch huyết và rất nhiều hạch bạch huyết. Hệ thống này có chức năng lọc vi khuẩn và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.

Các hạch bạch huyết sẽ sưng to và phình lên trong trường hợp hệ bạch huyết bị vỡ,. Hiện tượng sưng phù này có thể xảy ra ở khu vực quanh cổ, cả trái hoặc phải.

Một số triệu chứng khác khá phổ biến của bệnh ở hệ bạch huyết có thể kể đến như đổ mồ hôi vào ban đêm, giảm cân đột ngột, sốt cao hay ho dai dẳng lâu ngày…

3.3 Có thể là các bệnh nhiễm trùng

Sự tích tụ lại một lượng virus và vi khuẩn trong cơ thể cũng có thể gây sưng đau, nổi hạch ở quanh cổ và phía tai bên trái.

Hiện nay, một số bệnh nhiễm trùng phổ biến bao gồm sởi, thủy đậu, viêm họng, mononucleosis hay còn gọi là bệnh truyền nhiễm… cũng có khả năng khiến bạn bị nổi hạch. Cần đặc biệt lưu ý nếu không được chữa trị từ sớm, bạn có nguy cơ cao gặp các biến chứng như viêm vú, viêm xương…

3.4 Cẩn thận với u nang bã nhờn

Các u hạch ở vùng cổ, tai trái cũng có thể gây nên do u nang bã nhờn. Khi các tuyến bã nhờn có tổn thương làm quá trình sản xuất dầu trên da bị tắc nghẽn, các hạch sẽ nổi lên.

Một số chấn thương ngoài da như vết trầy xước và mụn trứng cá cũng có thể làm tuyến bã nhờn suy yếu đi dễ dàng hình thành các u nang.

Để nhận định rõ căn bệnh này, việc thăm khám sớm và làm các xét nghiệm theo chỉ định rất quan trọng. Bởi nhờ đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương pháp chữa trị thích hợp để đạt hiệu quả tốt nhất cho từng bệnh nhân.

4.Lời kết

Tóm lại, hạch cổ rất quan trọng không những trong việc bảo vệ cơ thể mà còn góp phần phản ánh sớm và đúng nhất tình trạng bệnh lý của mỗi người. Đây cũng như một lời nhắc nhở cho những ai thường hay chủ quan với chính sức khỏe của mình.

Bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra quanh cổ, khi nhận thấy những khối hạch đáng nghi ngại, hãy đến gặp chuyên gia ngay để được thăm khám kỹ càng.

Trong tình trạng có hạch nghi ngờ ác tính hay do di căn ung thư, những phương pháp như nội soi Tai Mũi Họng, siêu âm hay sinh thiết… sẽ giúp bạn được chẩn đoán và điều trị sớm bệnh của mình.

4.5/5 - (2 bình chọn)
4.5/5 - (2 bình chọn)