Giun Kim có nguy hại tới sức khỏe? cách nhận biết và xử lý

Bất kỳ lứa tuổi nào cũng đều có thể mắc bệnh giun kim nhưng đối tượng thường thấy nhất là trẻ em. Thức ăn chủ yếu của giun kim là máu của vật chủ và chúng được sinh sôi và phát triển tại khu vực hậu môn.

Bệnh giun kim hoàn toàn có thể phòng tránh được mặc dù đây là một bệnh rất hay gặp. Tốt nhất là nên tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng chống bệnh giun kim để chủ động phòng tránh bệnh.

1. Tìm hiểu về bệnh giun kim

Giun kim có hình dạng tròn, thường ký sinh ở đường tiêu hóa của người. Một trong những bệnh ký sinh trùng phổ biến trên thế giới đó là nhiễm giun kim và đặc biệt là ở các nước đang phát triển trong đó có việt nam.

Việc phòng ngừa không hề đơn giản vì bệnh có thể lây từ người này qua người khác.

1.1. Nguyên nhân gây ra bệnh giun kim

Giun kim là một loại giun nhỏ, tròn thường ký sinh ở đường tiêu hóa và giun kim cái thường ra rìa hậu môn để đẻ trứng vì vậy việc đẻ trứng sẽ kích thích niêm mạc hậu môn gây ngứa và sưng tấy khiến cho trẻ rất khó chịu. Giun kim trưởng thành chủ yếu di chuyển từ ruột non đến ruột già( đại tràng). 

Giun kim có nguy hiểm không?

Giun kim có nguy hiểm không?

Giun kim đực và giun kim cái giao phối với nhau ở trong ruột người, sau khi giao phối giun kim cái mang trứng đã thụ tinh ra đẻ ở rìa hậu môn, mỗi lần đẻ khoảng 4000- 200000 trứng, sau giao phối giun đực chết còn sau đẻ trứng giun cái cũng chết. Nếu gặp điều kiện thuận lợi thì sau vài giờ ấu trùng giun kim sẽ được hình thành tại các nếp nhăn của hậu môn.

Vì vậy rất dễ bị nhiễm lại đối với người có giun kim đang đẻ ở hậu môn, nhất là đối với trẻ em do dùng tay gãi rồi không rửa tay mà cầm vào đũa, bát, dụng cụ ăn uống hoặc thức ăn, đồ uống hoặc mút tay.

Một trường hợp khác là do ấu trùng giun kim đi ngược dòng trở lại đường ruột và làm tái nhiễm. Ấu trùng giun kim sẽ tiếp tục gây bệnh khi chúng phát triển thành giun trưởng thành ở trong ruột.

1.2. Các con đường lây truyền bệnh giun kim

Đường tiêu hóa

Trẻ bị nhiễm giun kim có thể đã vô tình đưa trứng giun kim vào lại miệng và tiếp tục chu trình của giun kim trong cơ thể người do ngứa hậu môn và đưa tay gãi sau đó dùng tay này cầm nắm thức ăn hoặc đồ uống.

Bệnh giun kim có thể bị lây truyền ở những nơi đông đúc, chật chội như nhà trẻ do các vật dụng như đồ chơi hoặc bóp viết có thể có trứng giun kim từ bàn tay của trẻ nhiễm giun kim.

Dấu hiệu và cách điều trị giun kim

Dấu hiệu và cách điều trị giun kim

Nhiễm giun kim ngược dòng

Tình trạng này xảy ra khi ấu trùng giun kim nở ra từ trứng tiếp tục phát triển và gây bệnh nếu chui ngược lại lên ruột. 

Đối tượng có nguy cơ nhiễm giun kim là trẻ em và thường là từ 5-9 tuổi là dễ bị nhiễm nhất. Theo thống kê cho thấy nam giới ít bị nhiễm giun kim hơn nữ giới và nơi có tỷ lệ nhiễm giun kim cao chủ yếu là ở thành phố, đặc biệt là những nơi đông đúc chật chội như trường mầm non hay nhà trẻ.

1.3. Các triệu chứng thường gặp của bệnh giun kim

Trên thực tế có một số trường hợp bị nhiễm giun kim nhưng không biểu hiện triệu chứng. Vì đây là một bệnh mãn tính và có tính chất kéo dài, vì vậy chúng có thể gây nên một số triệu chứng như sau:

Rối loạn tiêu hóa

Do nhiệt độ của giường ấm nên dễ kích thích giun kim đẻ trứng vì vậy tình trạng ngứa hậu môn thường xuất hiện vào buổi tối lúc lên giường đi ngủ. Vì hậu môn xung huyết, tấy đỏ.

Phân thường nát hoặc lỏng, thỉnh thoảng tiêu chảy và đôi khi có máu hoặc chất nhầy. Trẻ thường ăn không tiêu hoặc chán ăn, đôi lúc nôn nhiều, cảm thấy buồn nôn, bụng đau âm ỉ. 

Triệu chứng thần kinh

Trẻ thường khó chịu, bứt rứt, thần kinh bị kích thích gây khó ngủ hoặc suy nhược thần kinh, dễ khóc đêm. Một số nghiên cứu cho thấy một trong những nguyên nhân gây đái dầm ở trẻ là do mắc bệnh giun kim.

Vấn đề về sinh lý

Các bác sĩ chỉ ra rằng người lớn mắc bệnh giun kim có thể dễ gây nên viêm âm đạo ở phụ nữ(ngay cả em gái) do vi sinh vật gây bệnh theo giun kim đi vào âm đạo hoặc gây nên chứng di tinh ở nam giới. Ngoài ra còn dẫn tới các triệu chứng trong kỳ kinh nguyệt như đau bụng kinh hoặc kinh nguyệt không đều.

Triệu chứng khác

Một số triệu chứng khác mà giun kim có thể gây ra như viêm thực quản, viêm hốc mũi, viêm phổi, viêm cổ tử cung hoặc làm thủng ruột, gây viêm ruột thừa.

1.4. Bệnh giun kim gây ra những tác hại gì?

Giun kim có thể gây tổn thương hoặc kích thích niêm mạc ruột khi ở trong ruột và gây ra tình trạng viêm ruột mãn tính hoặc rối loạn tiêu hóa, nếu giun kim chui vào ruột thừa có thể gây viêm ruột thừa, đôi khi gây nổi mẩn dị ứng, có thể gây viêm sinh dục nhất là trẻ em nữ khi giun kim chui qua bộ phận sinh dục như âm hộ, âm đạo, thậm chí còn gây ra rối loạn kinh nguyệt.

Do vi khuẩn ở vùng da quanh hậu môn gây ngứa làm trẻ đưa tay vào gãi gây trầy xước, loét gây nên nhiễm trùng thứ phát.

Do quá trình nhiễm có thể kéo dài khi con giun cái cứ tiếp tục để trứng trong nếp kẽ hậu môn vì vậy sự tái nhiễm thường xuyên là tất yếu.

Do ngứa vùng quanh hậu môn khiến rối loạn giấc ngủ ban đêm, việc ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến trẻ gầy, xanh, bụng ẩm và kén ăn, ảnh hưởng đến phát triển cơ thể trí tuệ và cuối cùng là suy dinh dưỡng khi trẻ em mắc bệnh giun kim kéo dài trong nhiều năm.

2. Điều trị và phòng tránh bệnh giun kim

 Chỉ sau hai tháng bệnh giun kim sẽ hết vì giun trưởng thành chỉ sống tối đa trong 2 tháng nếu bệnh giun kim không tái nhiễm, vì vậy cần chú ý để tránh tái nhiễm và tránh lây hàng loạt khi điều trị.

Cần có sự can thiệp của thầy thuốc để người bệnh được khám và chỉ định dùng thuốc gì, liều lượng và hàm lượng hợp lý nếu muốn điều trị bệnh giun kim và đặc biệt là ở trẻ em.

Do không hiểu biết hết về tác dụng chính và tác dụng phụ của thuốc sẽ dễ gây bất lợi cho người bệnh nên người nhà bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

2.1 Các phương pháp chẩn đoán bệnh giun kim

  • Nên đưa trẻ đi khám để được phát hiện bệnh nếu xuất hiện các triệu chứng thường gặp như ngứa hậu môn
  • Phụ huynh có thể dùng đèn pin để kiểm tra hậu môn của trẻ sau khi trẻ đi ngủ một vài tiếng để phát hiện trứng giun kim ở kẽ hậu môn của trẻ
  • Bác sĩ có thể làm xét nghiệm tìm trứng giun kim ở các kẽ hậu môn bằng cách dùng miếng băng dán để dán vào rìa hậu môn của trẻ, sau đó gỡ ra, dùng kính lúp hoặc kính hiển vi để xem có trứng giun kim dính vào băng dính hay không. Thời điểm thích hợp nhất để làm xét nghiệm này là vào sáng sớm trước khi trẻ đi vệ sinh và tắm rửa.

2.2  Các phương pháp điều trị bệnh giun kim

Chăm sóc y tế

Vì bệnh giun kim dễ lây lan nên việc hướng dẫn điều trị và chăm sóc là khâu quan trọng nhất. Tuy nhiên, đôi khi có nhiều trường hợp gặp phải các lời khuyên chưa hợp lý từ thầy thuốc khoa nhi và cấp cứu hồi sức về vấn đề giun kim.

Ngoài ra biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa lan truyền bệnh là hướng dẫn chăm sóc, rửa tay thường xuyên cho tất cả mọi người.

Cần phải điều trị đồng thời tất cả các thành viên trong gia đình là một cách phòng và điều trị hợp lý nhất do việc nhiễm ký sinh trùng không triệu chứng của một số thành viên trong gia đình thường xảy ra. Do khả năng tái nhiễm là có thể nên gia đình cũng nên thông báo cho người đó về việc điều trị không lặp lại.

Về độc tính trực tiếp lên ký sinh trùng, giai đoạn trứng hoặc ấu trùng cũng khác nhau tùy mức độ do con đường tác động về mặt sinh hóa học khác nhau trong cơ thể mỗi con người. 

Cơ chế tác động khác nhau theo loại thuốc

một trong những loại thuốc được lựa chọn cho bệnh nhân giun kim là Mebendazole hoặc albendazole. Có thể ngăn ngừa tái nhiễm giun kim khi sử dụng liều thứ 2 được chỉ định sau liều đầu khoảng hai tuần.

Nguyên tắc điều trị

Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất đó là điều trị phải kết hợp nghiêm ngặt với phòng bệnh thì mới tránh được nguy cơ tái nhiễm. 

Cần điều trị hàng loạt và điều trị lại đối với các tập thể nhiễm giun kim cao để tránh tái nhiễm.

Một số nghiên cứu cho rằng nếu chống bệnh tự nhiễm tốt và một cách tích cực thì có thể không cần dùng thuốc bệnh cũng tự khỏi do giun kim có tuổi thọ ngắn so với một số giun khác từ 1,5 – 2 tháng trong ruột. 

2.3. Biện pháp phòng bệnh giun kim

Một số biện pháp sau đây có thể giúp ngăn ngừa bệnh giun kim mặc dù giun kim là một loại bệnh có thể dễ dàng lây từ người này sang người khác:

  • Khi phát hiện các triệu chứng cần được phát hiện và điều trị kịp thời
  • vào mỗi tối trước khi đi ngủ và sáng sớm nên rửa hậu môn cho trẻ
  • Giữ tay trẻ sạch sẽ, hướng dẫn trẻ rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, cắt ngắn móng tay và không để trẻ chơi lê la ở nền đất bẩn, không nên để trẻ không mặc quần hoặc mặc quần thủng đáy.
  • Cần thường xuyên đưa đi phơi nắng các vật dụng như chiếu, giường, áo gối
  • Tuyên truyền hướng dẫn vệ sinh tốt tại nhà, trường mẫu giáo, mầm non và những nơi sống tập thể.

Việc vệ sinh cá nhân là hết sức cần thiết để phòng bệnh giun kim và tránh mắc bệnh tái phát. Đối với trẻ từng mắc bệnh giun kim thì nên chú ý giữ gìn vệ sinh và phòng bệnh tốt để không tái phát bệnh.

Sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn người lớn và trẻ em trong gia đình cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng. Để phòng tránh bệnh giun kim cần đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ và tẩy giun đúng quy cách. Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh và không nên ăn rau sống, không uống nước chưa đun sôi và các loại thực phẩm chưa nấu chín.

3. Kết Luận

Các bậc cha mẹ, phụ huynh cần phải chủ động phòng bệnh cho bản thân và con em mình do giun kim là một bệnh giun sán rất hay gặp ở trẻ em đặc biệt là những trẻ còn nhỏ chưa biết cách tự phòng bệnh và phát hiện bệnh nên có thể là nguồn lây nhiễm chủ yếu trong cộng đồng.

Khi thấy biểu hiện bất thường của triệu chứng bệnh giun kim thì nên đưa tới cơ sở ý tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)