Giảm tiểu cầu có nguy hiểm không? triệu chứng và cách điều trị

Một trong những biến chứng nguy hiểm có thể để lại do sốt xuất huyết đó là giảm tiểu cầu. Đây là một loại bệnh lý miễn dịch, có tên đầy đủ là xuất huyết giảm tiểu cầu.

Ở lách, tiểu cầu bị phá hủy do các kháng thể chống lại tiểu cầu gây nên, điều này dẫn đến hậu quả là số lượng tiểu cầu trong máu giảm xuống, chỉ một tác động nhẹ cũng có thể khiến cơ thể chảy máu. 

1. Tìm hiểu về bệnh giảm tiểu cầu

1.1. Tiểu cầu là gì?

Tiểu cầu còn có tên khoa học khác là Platelets hay Thrombocytes và là một loại tế bào có trong máu. Các tế nào không có nhân được gọi là tiểu cầu, thực chất lại là một mảnh tế bào của mẫu tiểu cầu, một loại bạch cầu được hình thành ở tủy xương. 

Trong tất cả các tế bào máu thì tiểu cầu là tế bào nhỏ nhất, tiểu cầu là những đốm màu tím sẫm có đường kính chỉ bằng 20% hồng cầu khi xem dưới kính hiển vi. Hình dạng của tiểu cầu có thể là hình bầu dục với 2 mặt lồi hoặc hình cầu với đường kính dao động khoảng 2μm (dao động từ 1.2 – 2.3 μm), đôi khi đường kính lớn nhất có thể lên đến 3μm.

Tiểu cầu có nồng độ cao trong lách và thường trú ngụ trong các mạch máu. Trung bình một tiểu cầu có thể sống kéo dài từ 7 đến 10 ngày. 

Trong cơ thể, lá lách là cơ quan có trách nhiệm tiêu diệt các tế bào tiểu cầu đã già cỗi. Nơi bắt giữ và tiêu diệt tiểu cầu cũng như các tế bào máu khác trong cơ thể chính là lách. Việc tăng quá trình bắt giữ và tiêu hủy tiểu cầu, làm giảm số lượng tiểu cầu trong máu ngoại vi có thể do những bất thường của lá lách như lách to. 

Vì vậy trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ lách để giảm quá trình tiêu hủy tiểu cầu nếu bệnh nhân có kết quả xét nghiệm công thức máu cho thấy giảm tiểu cầu nghiêm trọng. 

1.2. Triệu chứng giảm tiểu cầu là gì?

Các triệu chứng và dấu hiệu ban đầu của giảm tiểu cầu có liên quan đến tăng nguy cơ chảy máu do tiểu cầu rất quan trọng trong việc cầm máu. Bệnh nhân có thể không có bất kỳ triệu chứng nào nếu giảm tiểu cầu nhẹ. Có thể gặp một số triệu chứng chảy máu thường gặp như:

  • Chảy máu mũi
  • Chảy máu nướu răng, lợi
  • Tiểu tiện hoặc đại tiện ra máu 
  • Ban xuất huyết và có mụn nước trong miệng 
  • Da dễ bị bầm tím
  • Xuất hiện nhiều đốm xuất huyết trên da

2. Nguyên nhân của bệnh tiểu cầu giảm là gì?

Giảm tiểu cầu có thể diễn ra bởi nhiều nguyên nhân. Có thể điều trị và phục hồi nhanh chóng nếu nguyên nhân thoáng qua hoặc cần có sự chăm sóc y tế và điều trị suốt đời nếu do một số nguyên nhân khác. 

Virus

Tủy xương có thể tạm thời tạo ra ít tiểu cầu hơn trong quá trình nhiễm virus được gọi là ức chế virus. Tủy xương có thể tiếp tục sản xuất bình thường một khi virus không còn trong cơ thể. 

Thuốc 

Khả năng tạo tiểu cầu của cơ thể có thể bị ức chế bởi một số loại thuốc, chúng cũng có thể tạo ra kháng thể phá hủy tiểu cầu. 

Giảm tiểu cầu miễn dịch

Giảm tiểu cầu miễn dịch là tình trạng khi cơ thể hoàn toàn không có tình trạng xuất huyết do hệ thống miễn dịch bị rối loạn và phá hủy tiểu cầu. 

Sốt xuất huyết làm suy giảm tiểu cầu

Sốt xuất huyết làm suy giảm tiểu cầu

Bệnh ác tính

Số lượng tiểu cầu có thể giảm xuống do một số bệnh ung thư, đặc biệt là bệnh bạch cầu. Điều này thường do việc sản xuất tiểu cầu mới bị ngăn chặn do tế bào ung thư chiếm không gian trong tủy xương. 

Hóa trị

Hầu hết cơ chế hoạt động của hóa trị là bằng cách tấn công các tế bào phân chia nhanh như tế bào ung thư. Thật không may, các tế bào phân chia nhanh trong tủy xương sản xuất ra các tế bào máu và chúng không thể tạo ra các tế bào máu khác nếu chúng bị tổn thương bởi hóa trị. Có thể ảnh hưởng tới cả 3 dòng tế bào máu: bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu. 

Thiếu máu bất sản

Tình trạng tủy xương không thể tạo ra các tế bào máu bình thường gọi là thiếu máu bất sản, tình trạng này có thể dẫn đến giảm tiểu cầu. 

Gen di truyền giảm tiểu cầu

Giảm tiểu cầu cũng có thể mắc phải do di truyền nếu trong gia đình có người từng bị. Có những tình trạng di truyền dẫn đến giảm tiểu cầu thứ phát do đột biến gen như các bệnh liên quan đến Bernard Soulier và MYH9. 

Lách to

Lá lách là nơi lưu trữ một phần tiểu cầu. Giảm tiểu cầu có thể xảy ra do nhiều tiểu cầu bị mắc kẹt trong lá lách bởi lá lách trở nên to hơn. Tăng huyết áp tĩnh mạch cửa chủ hoặc bệnh spherocytosis là một số nguyên nhân gây ra lá lách to.

Giảm tiểu cầu ở trẻ em

Giảm tiểu cầu ở trẻ em

Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối

Phụ nữ trưởng thành là đối tượng chủ yếu mắc phải tình trạng này, nó khiến tiểu cầu và hồng cầu bị phá hủy do các cục máu nhỏ hình thành trong các mạch máu. 

Mang thai

Hơn 5% thai kỳ có thể xảy ra giảm tiểu cầu bình thường hoặc là kết quả của tiền sản giật. 

3. Phương pháp điều trị bệnh giảm tiểu cầu

3.1 Chẩn đoán bệnh giảm tiểu cầu

  • Trước tiên bác sĩ sẽ khám tổng quát để một trong những triệu chứng tiểu cầu thấp như các vết bầm tím hoặc ban xuất huyết. Bác sĩ có thể hỏi thêm về các loại thuốc đang sử  dụng hoặc tình trạng sức khỏe và bệnh sử gia đình của bệnh nhân.  
  • Nắm bắt số lượng tế bào máu tổng thể và số lượng tiểu cầu bằng các xét nghiệm công thức máu. Xác định thời gian máu đông và các yếu tố ảnh hưởng bằng các xét nghiệm đông máu cũng có thể được thực hiện. 
  • Bác sĩ sẽ kiểm tra lá lách có bị to hay không bằng cách siêu âm bụng. 

Sinh thiết tủy xương và hút tủy có thể được thực hiện trong trường hợp nghi ngờ giảm tiểu cầu  do các vấn để của hệ thống tủy xương. 

3.2 Phương pháp điều trị  bệnh giảm tiểu cầu 

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nguyên nhân gây giảm tiểu cầu và các triệu chứng chảy máu sẽ quyết định phương pháp điều trị.

Tránh dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen hoặc aspirin vì những thuốc này có thể làm giảm khả năng hình thành cục máu đông và giản chức năng của tiểu cầu. 

Cách điều trị suy giảm tiểu cầu là gì?

Cách điều trị suy giảm tiểu cầu là gì?

Trường hợp không cần điều trị

Bệnh nhân không cần điều trị nếu không có tình trạng chảy máu hoặc giảm tiểu cầu nhẹ. Số lượng tiểu cầu của bạn có thể được kiểm tra nhiều lần rồi mới đảm bảo nó hoạt động lại bình thường nếu giảm tiểu cầu thứ phát sau nhiễm virus. 

Truyền tiểu cầu

Điều trị bằng truyền tiểu cầu nếu giảm tiểu cầu thoáng qua do nguyên nhân điều trị hóa trị. Nếu có tình trạng chảy máu lượng lớn kết hợp với giảm tiểu cầu thì truyền tiểu cầu cũng được sử dụng thường xuyên. 

Ngừng thuốc

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc nên tiếp tục hay ngưng loại thuốc đang sử dụng nếu giảm tiểu cầu do thuốc. 

Sử dụng thuốc điều trị

Bệnh nhân có thể được điều trị bằng các thuốc như globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch hoặc globulin miễn dịch anti D, steroid nếu giảm tiểu cầu là kết quả của giảm tiểu cầu miễn dịch. 

Cắt lách

Lá lách là vị trí chính của bắt giữ tiểu cầu hoặc tiêu hủy tiểu cầu trong nhiều loại giảm tiểu cầu. Có thể cải thiện số lượng tiểu cầu bằng cách cắt lách hoặc phẫu thuật cắt bỏ một phần lá lách. 

Tách huyết tương 

Có thể điều trị bằng tách huyết tương đối với xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối (TTP). Trong kỹ thuật này, thông qua tĩnh mạch huyết tương được lấy ra và thay thế bằng huyết tương tươi đông lạnh. 

4. Lời kết

Giảm tiểu cầu là một bệnh khá nguy hiểm, nó là di chứng để lại sau sốt xuất huyết. Cần lưu ý và phát hiện sớm các triệu chứng bệnh để kịp thời điều trị, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc hoặc khiến bệnh trở nặng. Chúc bạn đọc sức khỏe!

Tham khảo:

4.5/5 - (2 bình chọn)
4.5/5 - (2 bình chọn)