[Đau tức ngực] – nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đau ngực là triệu chứng làm nhiều người lo sợ và thường sẽ nghĩ là bản thân đang bị nhồi máu cơ tim. Nhưng thật ra, đau ngực là hiện tượng khi các cơ quan trong lồng ngực như thành ngực, động mạch, tim, phổi hoặc các mô mềm,… bị tổn thương. Tuy nhiên tùy vào nguyên nhân, đặc điểm của cơn đau mà các bệnh lý cũng sẽ khác nhau.

Đau ngực giữa

Đau ngực giữa

Nguyên nhân hàng đầu được nghĩ đến khi các bệnh nhân có nguy cơ mắc chứng bệnh liên quan đến mạch máu cao (người cao tuổi, huyết áp cao, béo phì, đái tháo đường) lên cơn đau ngực là do chứng nhồi máu cơ tim.

Bên cạnh đó, nguyên nhân dẫn đến đau ngực ở người trẻ tuổi thường sẽ đa dạng hơn. Nguyên nhân có thể không do bệnh lý thực thể mà bắt nguồn từ tâm lý, hoảng loạn hay lo lắng.

1. Tìm hiểu về đau tức ngực giữa 

Người bệnh có thể khai với bác sĩ rằng họ đang bị đau ngực giữa khi cảm giác cơn đau ở giữa ngực hoặc lệch về bên trái một chút. Cũng có lúc, người bệnh cho biết, họ thấy như bị đè mạnh, bóp nghẹt hay ép chặt, thỉnh thoảng kèm chứng vã mồ hôi, khó thở, hồi hộp hoặc bủn rủn chân tay.

Khi mạch máu nuôi tim bị tắc nghẽn lưu thông sẽ gây ra những cơn đau tức giữa ngực lặp lại nhiều lần. Khi bị tắc nghẽn, ở cơ tim sẽ bị thiếu máu cục bộ, dẫn đến nhồi máu cơ tim nếu tình trạng này kéo dài. Vì thế nguy cơ đột tử cũng sẽ tăng lên.

2. Triệu chứng và nguyên nhân của bệnh đau tức ngực là gì?

2.1 Triệu chứng bệnh

  • Thấy ngực nặng
  • Cảm giác như cơn đau đang xé hoặc đè ép ở sau vai, lưng, hàm, cổ, cánh tay, nhất là tay trái.
  • Đau khoảng vài phút và sẽ tăng lên khi hoạt động thể chất. Cơn đau sẽ tự hết và sớm xuất hiện trở lại.
  • Cảm thấy khó thở
  • Vã mồ hôi lạnh
  • Khó nuốt
  • Cảm thấy chóng mặt và yếu ớt hơn
  • Nôn hoặc buồn nôn
  • Ợ chua
  • Cơn đau có thể tồi tệ hơn hoặc đỡ ngay khi bạn thay đổi vị trí cơ thể
  • Đau nặng thêm khi ho hoặc hít thở sâu
  • Đau khi bạn ấn vào ngực.
Nguyên nhân của đau tức ngực là gì?

Nguyên nhân của đau tức ngực là gì?

2.2. Nguyên nhân bệnh

Có thể bạn đang bị đau tim

Đau tim (nhồi máu cơ tim) là một trong các nguyên nhân nhất nghiêm trọng nhất khiến người bệnh thấy đau ngực. Đau tim xảy ra khi cục máu đông chặn lại nguồn cung cấp máu cho tim của con người.

Khi bị đau tim, bạn sẽ cảm thấy như bị bóp nghẹt hoặc tức nặng lúc có lúc không vô cùng khó chịu, dai dẳng, kéo dài ở giữa ngực.

Tuy nhiên, cơn đau của mỗi người một khác, dù thường xuyên bị đau ngực nhưng cơn đau ngực ở phụ nữ sẽ đi kèm với cơn đau ở một hoặc hai cánh tay, đau lưng, đau hàm, khó thở, đồ mồ hôi hoặc mệt mỏi bất thường.

Có thể là dấu hiệu của cơn hoảng loạn

Khi cảm thấy âu lo cực độ đi kèm với các chứng bệnh thực thể thì bạn đang trong cơn hoảng loạn. Khi hoảng loạn, một số người có thể bị đau ngực dữ dội, run rẩy, khó thở và tim đập nhanh, giống với cơn đau tim.

Các cơn hoảng loạn có thể kéo dài từ vài phút đến khoảng nửa giờ. Các cơn hoảng loạn thường tự hết và không gây nguy hiểm dù triệu chứng của nó khiến người bệnh giống như cần cấp cứu y tế.

Từ từ thở sâu có thể làm giảm triệu chứng trong cơn hoảng loạn nhưng nếu bạn thường xuyên hoặc chưa từng gặp cơn hoảng loạn trước đây thì nên gặp bác sĩ để được tư vấn.

Cách điều trị đau tức ngực

Cách điều trị đau tức ngực

Do vấn đề bóc tách động mạch chủ

Khi bị rách trong động mạch chủ, mạch máu lớn sẽ đưa máu ra khỏi tim thì bạn đang bị bóc tách động mạch chủ.

Theo Mayo Clinic bóc tách động mạch chủ làm một dòng máu đẩy lớp thành bên ngoài và bên trong của động mạch chủ ra xa nhau. Tình trạng này khá hiếm gặp nhưng sẽ thường bắt gặp ở nam giới trong độ tuổi từ 60 – 70.

Khi bị bóc tách động mạch chủ thường sẽ cảm giác như bị rách giữa hai xương của bả vai. Huyết áp bệnh nhân có thể khác nhau khi đo hai bên cánh tay.

Cần loại trừ được bệnh lý này khi khám đánh giá đau ngực vì nếu điều trị đau tim sẽ làm bệnh của bạn thêm trầm trọng hơn.

Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm chứng bóc tách động mạch chủ có thể làm người bệnh tử vong.

Một số triệu chứng có thể gặp khác: Đau hoặc tê chân, khó nói và yếu một bên người, khó đi lại hoặc thấy bụng đau dữ dội.

Nguyên nhân có thể liên quan đến xương sườn

Viêm sụn sườn là khi bạn cảm thấy đau ngực. Nguyên nhân là do viêm ở sụn nối xương ức với xương sườn.

Viêm sụn sườn thường không gây nguy hiểm, bệnh liên quan đến việc cố gắng sức lực quá mức (nhất là khi tập chống đẩy), ho nặng kéo dài hoặc nhiễm virus làm cơ thể đau nhức.

Bệnh thường sẽ tự khỏi sau vài tuần, vài tháng hoặc hơn.

Chữa bệnh đau tức ngực

Chữa bệnh đau tức ngực

Do dây thần kinh bị kích thích

Khi  một dây thần kinh phân nhánh từ lưng (cột sống ngực) hoặc cổ (cột sống cổ) bị viêm hoặc bị kích thích. Các dây thần kinh này có tác dụng mang cảm giác cho tất cả vùng trên cơ thể, bao gồm cả ngực.

Ở mức tủy sống, khi dây thần kinh bị kích thích hoặc chèn ép nó có thể làm cơn đau lan vào ngực. Cơn đau khó xác định và sẽ nóng rát. Cơn đau sẽ thuyên giảm khi nằm và đứng lên tư thế gò bó trong một thời gian dài.

Dù chứng kích thích dây thần kinh có thể sẽ không gây nguy hiểm nhưng vẫn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để loại trừ các bệnh lý nguy hiểm khác. 

Có thể bạn đã mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản

Khi axit dạ dày đi ngược lên thực quản, gây ra cảm giác nóng rát và đau đớn có nghĩa là bạn đang mắc chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Bệnh sẽ gây đau đớn dữ dội và thường sẽ liên quan với yếu cơ ở đỉnh dạ dày.

Những đối tượng có thể mắc bệnh GERD cao là người đang: mang thai, thừa cân hoặc stress nhiều. Những người bị GERD khi ngủ dậy có thể thấy chua trong miệng hoặc có triệu chứng nặng và rõ ràng hơn sau khi uống rượu vang đỏ, ăn sô cô la, bạc hà hoặc thịt đỏ.

Tắc mạch phổi cũng gây nên đau ngực

Cục máu đông làm tắc một hoặc nhiều động mạch trong phổi làm thuyên tắc phổi một người. 

Các triệu chứng như đau ngực đột ngột, có thể kèm cơn ngất xỉu hoặc khó thở. Chứng tắc nghẽn này làm phổi bị oxy và trong trường hợp xấu nhất có thể gây suy tim và dẫn đến đột tử. Vì thế, người bệnh cần được chăm sóc và điều trị sớm nhất có thể.

Nếu đang gặp vấn đề ở túi mật thì người bệnh sẽ cảm thấy đau ngực dữ dội như đang bị bóp nghẹt. Theo báo cáo của Đại học Y Harvard thì cơn đau quặn mật do ống mật bị tắc nghẽn giống với cơn đau tim.

Tắc nghẽn là do những khối nhỏ (gọi là sỏi mật) có cấu tạo từ bilirubin hoặc cholesterol.

Cơn đau quặn mật thường xuất hiện sau những bữa ăn nhiều dầu mỡ và đặc trưng bởi đau đột ngột như bóp nghẹt hoặc bị dao đâm.

Cơn đau quặn mật thường tự hết sau 1 – 5 tiếng, nhưng cảm giác khó chịu kéo dài tới một ngày sau đó.

Những người bị tái phát nhiều lần có thể cần mổ lấy sỏi mật khi được bác sĩ khuyến cáo, dù cơn đau quặn mật không quá nguy hiểm.

Đau ngực do co thắt thực quản

Ống dẫn thức ăn từ miệng xuống dạ dày được gọi là thực quản. Khi thực quản xảy ra vấn đề thì có thể là do tăng cơ thực quản, co thắt đầu dưới của thực quản, gây đau vùng gần tim.

Khi bị co thắt thực quản, bạn sẽ cảm thấy đau đớn và tình trạng rất đáng báo động. Đặc biệt là khi chưa bị bệnh này bao giờ. Những người bị bệnh thường ở độ tuổi 60 – 80 và bị các bệnh như trầm cảm, huyết áp cao hoặc hay lo lắng.

Một số triệu chứng khi bị co thắt thực quản: khó hoặc không thể nuốt, cảm giác như thức ăn đang bị mắc ở giữa ngực.

1.3. Những nguy hiểm có thể dẫn đến khi bị đau tức ngực giữa

Sự ảnh hưởng của triệu chứng này còn tùy thuộc và nguyên nhân gây bệnh bắt nguồn từ cơ quan nào của cơ thể.

Nếu nguyên nhân là do cơ quan tim mạch thì đây là tình trạng rất nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Còn với những cơn đau ngực ổn định thì chỉ xảy ra nếu người bệnh cố gắng quá sức và giảm đau ngay khi nghỉ thì đây là biểu hiện cho thấy mạch vành đang hẹp dần, đồng nghĩa với việc giảm tưới máu cho tim.

Nếu tình trạng này tồn tại trong một thời gian dài mà không có sự can thiệp thì sẽ dẫn đến nhồi máu cơ tim, cơ tim hoại tử và đột tử nếu không cấp cứu kịp.

Còn với trường hợp đau tức ngực do các cơ quan khác thì cũng đáng báo động vì bệnh đang phát triển đến mức độ nặng, cần những phương pháp điều trị tích cực để tránh bệnh lan rộng ra vùng khác và gây ra biến chứng khó lường.

1.4. Những đối tượng dễ bị đau tức ngực

Nguyên nhân do tim là bệnh lý thường gặp nhất của chứng đau tức ngực. Đây cũng là chứng bệnh nguy hiểm nhất, đặc biệt là ở những bệnh nhân có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch.

Nhóm người đó bao gồm:

– Người lớn tuổi có bệnh : huyết áp cao, rối loạn lipit máu, béo phì, đái tháo đường, nghiện thuốc lá hoặc lười vận động.

– Nữ giới: nguy cơ mắc bệnh mạch vàng tăng khi bắt đầu thời kỳ mãn kinh.

– Người có tiền sử gia đình bị các bệnh lý liên quan đến tim mạch khi còn trẻ (bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não,…) đối với nam (trước 55 tuổi) và với nữ ( trước 65) có nguy cơ mắc bệnh mạch vành.

2. Thói quen sinh hoạt giúp hạn chế bệnh đau tức ngực

Khám sức khỏe định kỳ để được bác sĩ sớm phát hiện bệnh và điều trị càng sớm càng tốt. Bởi vì, khi các triệu chứng xuất hiện rõ ràng thì cùng là lúc bệnh đang tiến triển nặng hơn và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

  • Để phòng ngừa chứng đau ngực do tim mạch (phình động mạch chủ, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim) bằng cách có một lối sống khoa học ngay từ khi còn trẻ).
  • Chế độ ăn uống thích hợp: ít dầu mỡ, nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế ăn mặn; tập luyện thể chất 30 phút mỗi ngày; theo dõi và áp dụng những biện pháp phòng tránh bệnh xơ vữa mạch máu.

3. Lời Kết

Trên đây là tất cả những tìm hiểu về chứng đau tức ngực. Mong rằng bạn đọc có thể tìm hiểu được những thông tin cần thiết cho bản thân mình.

4/5 - (1 bình chọn)
4/5 - (1 bình chọn)