[ Đau lưng dưới ] – nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đau lưng dưới gây nên nhiều sự khó chịu, mệt mỏi cho cơ thể và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngắn. Những cơn đau nhức thường xuất hiện ở phân lưng phía dưới, ngay sát mông.

Vùng đau có thể xuất hiện ở bên trái, bên phải hoặc ở giữa. Căn bệnh này thường gặp với cả nam và nữ. Bạn nên phát hiện bệnh sớm để có phương pháp chữa trị phù hợp, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Cùng tìm hiểu về bệnh đau lưng dưới và cách chữa trị bệnh này hiệu quả nhất nhé!

1. Tìm hiểu thông tin cơ bản về bệnh đau lưng dưới

Đặc điểm

Bệnh đau lưng dưới có tên tiếng anh là lower back pain. Đây là hiện tượng vùng ngang lưng dưới xuất hiện những cơn đau nhức, cơn này có thể mở rộng xuống vùng mông và bắp chân. 

Bệnh đau lưng dưới được chia làm đau cấp tính, đau nửa mãn tính và đau mãn tính theo thời gian xuất hiện. Đau lưng dưới cấp tính kéo dài khoảng dưới 6 tuần. Đau lưng dưới nửa mãn tính kéo dài từ 6 – 12 tuần.

Còn đau lưng dưới mãn tính kéo dài trên 12 tuần. Bên cạnh đó, đau lưng dưới còn có thể phân loại tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên cơn đau mà chia làm đau do bệnh lý, đau cơ học hay đau phi cơ học.

Điều trị bệnh đau lưng dưới

Điều trị bệnh đau lưng dưới

Cơn đau khi mới xuất hiện chỉ gây đau âm ủ nhưng tăng dần lên trở nên đau dữ dội và đột ngột hơn. Với sức khỏe người bình thường, những triệu chứng đau sẽ cải thiện sau vài tuần từ khi cơn đau xuất hiện nếu bạn chăm sóc tốt. Nghiên cứu cho thấy, khoảng 40 – 90% người bệnh khỏe mạnh hoàn toàn sau 6 tuần tích cực điều trị.

Nguyên nhân gây bệnh đau lưng dưới

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh đau lưng dưới. Một số nguyên nhân cơ học ảnh hưởng đến chất lượng cột sống thắt lưng gây nên những cơn đau lưng dưới như:

Do sai tư thế khi vận động hoặc làm việc:

Nghiên cứu cho thấy việc thay đổi tư thế đột ngột khi ngồi, nằm, đứng quá lâu hay văn người không đúng cách ảnh hưởng xấu đến cột sống.

Do chấn thương:

Cột sống thắt lưng của bạn sẽ bị tổn thương nặng nề do những chấn thương mạnh từ tai nạn giao thông, ngã xe, ngã cầu thang hay va chạm mạnh.

Trong những trường hợp này, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho cột sống của bạn, bệnh không chữa dứt điểm sẽ gây hạn chế khả năng vận động của chi dưới và những cơn đau âm ỉ bắt đầu xuất hiện.

Do công việc:

Một số công việc khiến cho người lao động phải thường xuyên mang vác đồ nặng nhọc, ngồi lâu một chỗ làm tổn thương đến cột sống, gây ra những cơn đau âm ỉ kéo dài ở vùng lưng dưới. Những cơn đau này nếu không điều trị kịp thời sẽ đẩy nhanh quá trình thoái hóa của cột sống.

Bệnh đau lưng dưới  điều trị như thế nào?

Bệnh đau lưng dưới điều trị như thế nào?

Do thừa cân:

Khi bạn tăng cân nhiều, trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ gây áp lực lên cột sống của bạn, đặc biệt là phần cột sống thắt lưng (lưng dưới). Việc tăng cân trong thời gian dài làm bào mòn cột sống thắt lưng gây nên những cơn đau nhức âm ỉ.

Do ít vận động:

Người ít vận động, hay ngồi một chỗ khi thay đổi tư thế hay hoạt động liên tục đột ngột sẽ khiến cho cột sống bị đau nhức, những cơn đau âm ỉ kéo dài trong thời gian dài.

Do tập luyện quá sức:

Nếu bạn vận động nặng nhiều, tập luyện thể dục thể thao không điều độ, quá sức cũng là nguyên nhân làm tổn thương cuộc sống, dẫn đến bệnh đau lưng dưới.

Do chế độ ăn thiếu hụt canxi:

Canxi là chất khoáng quan trọng với sức khỏe xương. Nếu bạn không cung cấp đủ lượng canxi mà cơ thể cần sẽ khiến cho xương nhanh chóng bị thoái hóa, dễ bị chấn thương khi hoạt động hay va chạm.

Nguyên nhân gây đau lưng dưới bên trái

Đau lưng dưới bên trái là triệu chứng rất phổ biến và xuất hiện trong thời gian ngắn khiến cho nhiều người chủ quan với căn bệnh này. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh đau lưng dưới là do căng cơ. Ngoài ra còn một số nguyên nhân phổ biến khác như:

Nguyên nhân đau lưng dưới là gì?

Nguyên nhân đau lưng dưới là gì?

Do hội chứng ruột kích thích:

Hội chứng ruột kích thích không chỉ gây nên những cơn đau bụng kèm theo buồn nôn, tiêu chảy mà còn khiến cho vùng lưng dưới bên trái của bạn bị đau âm ỉ.

Do bệnh thận:

Bạn có biết, đau lưng dưới bên trái cũng là một dấu hiệu của bệnh thận không? Nếu bạn bị đau lưng dưới bên trái kèm theo những triệu chứng như cơ thể xanh xao, đi tiểu nhiều, mệt mỏi, đau buốt lan xuống cả cơ quan sinh dục thì có lẽ bạn đang mắc vấn đề về thận như bệnh sỏi thận, suy thận, thận hư, viêm cầu thận…

Nguyên nhân gây thắt lưng (phần gần mông)

Các đốt ống từ L2 đến S1 thường xuất hiện những cơn đau gây nên đau thắt lưng. Đau lưng ở dưới mông thường là dấu hiệu của một số bệnh lý khá nguy hiểm. Nguyên nhân có thể do những vấn đề như:

Do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng (lưng dưới): 

Khi bị thoát vị đĩa đệm rễ dây thần kinh và đốt cột sống bị chèn ép gây nên những cơn đau nhức. Cơn đau xuất phát từ địa đệm rồi lan dần xuống vùng mông đùi và cả 2 chân.

Bên cạnh đó người bệnh sẽ bị tê bì lưng dưới, chi dưới hạn chế vận động, cột sống co cứng khi ngủ dậy vào buổi sáng.

Do hẹp ống sống:

Bệnh hẹp ống sống có nguyên nhân từ di chứng từ các chấn thương hay do bẩm sinh. Ống sống thắt lưng bị hẹp là nguyên nhân của những cơn đau cấp tính.

Để kiểm tra xem mình có mắc bệnh hẹp ống sống không bạn thực hiện bằng cách dùng đũa gõ nhẹ vài lần vào ống sống. Nếu tiếng kêu phát ra kêu cục cục thì khả năng cao bạn bị mắc bệnh.

Do thoái hóa cột sống thắt lưng (lưng dưới):

Nếu bạn thường xuyên vận động nặng nhọc hay tuổi cao thì quá trình thoái hóa xương khớp sẽ diễn ra nhanh hơn. Các xương cột sống bị bào mòn, dây thần kinh cọ sát vào sẽ gây đau nhức âm ỉ.

Những cơn đau này có khi mở rộng xuống mông. Những cơ đau xuất hiện nhiều khi đi ngủ và càng về đêm cơn đau lại càng tăng mạnh.

Do đau thần kinh tọa:

Bệnh thoát vị đĩa đệm hay gai xương gây đau thần kinh tọa là nguyên nhân khiến 

Đau thần kinh tọa:

Khi dây thần kinh tọa bị chèn ép do đĩa đệm thoát vị hoặc gai xương gây đau thần kinh tọa. Vùng cột sống thắt lưng là nơi có dây thần kinh tọa nên người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức. Cơn thường xuất hiện đột ngột ở vùng bên trái hay bên phải và lan xuống mông, đùi.

Do gai cột sống thắt lưng (lưng dưới):

Quá trình tự hồi phục các tổn thương ở cột sống hình thành nên các gai xương. Khi các gai xương này phát triển sẽ cọ xát với đốt sống lưng, chèn ép nên dây thần kinh gây nên những cơn đau. Những cơn đau này có thể xuất hiện ở vùng lưng dưới gần mông và bên trái, bên phải hoặc giữa lưng.

Do viêm xương khớp cột sống thắt lưng:

Những tổn thương khiến cho cột sống thắt lưng bị viêm nhiễm gây nên những cơn đau âm ỉ. Những cơn đau nếu không điều trị dứt điểm sẽ càng nghiêm trọng hơn.

Do các bệnh về thận:

Nguyên nhân gây nên những cơn đau lưng vùng dưới mông có thể xuất phát từ các bệnh lý liên quan đến thận như: Sỏi thận, thận hư, suy thận. Bên cạnh đó người bệnh còn hay gặp một số triệu chứng như tiểu buốt, tiểu rắt, đi tiểu nhiều lần, tiểu nhiều về đêm.

Do viêm ruột thừa:

Những cơn đau lưng dưới có thể xuất phát từ những đơn đau ruột thừa. Cơn đau bụng âm ỉ xuất hiện có thể lan dần sang 2 bên kèm theo biểu hiện buồn nôn. Bệnh viêm ruột thừa nên được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm như thủng ruột hay tử vong.

Do viêm tụy:

Bệnh viêm tụy cũng là nguyên nhân gây nên bệnh đau lưng dưới. Bạn nên phát hiện sớm những triệu chứng của bệnh để điều trị kịp thời.

Do bệnh phụ khoa:

Phụ nữ khi mắc một số căn bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, lạc nội mạc cổ tử cung…cũng là nguyên nhân gây nên bệnh đau lưng dưới.

Do đó bạn nếu gặp phải những vấn đề bất thường như đau âm ỉ bụng dưới, kinh nguyệt không đều, chảy máu âm đạo bất thường…thì nên đi khám sớm.

2. Bệnh đau lưng dưới thường dễ mắc phải ở đối tượng nào?

Bên cạnh các nguyên nhân trên còn một số nguyên nhân gây nên bệnh đau lưng dưới như:

Do tuổi tác:

Bệnh đau thắt lưng dưới thường xuất hiện đầu tiên ở độ tuổi 30 – 50. Khi tuổi tác càng cao thì dễ gặp bệnh đau lưng dưới hơn. Nguyên nhân là do tuổi càng lớn xương càng nhanh thoái hóa nhiều hơn. Các đĩa đệm mất đi chất lỏng và sự linh hoạt, dẻo dai, các đốt sống cũng bị ảnh hưởng và làm tăng nguy cơ hẹp ống sống.

Do mức độ tập thể dục:

Nếu bạn tập luyện thể dục thể thao ở cường độ cao thường xuyên hoặc ít vận động sẽ khiến cho các cơ lưng và cơ bụng bị mất đi sự dẻo dai, hạn chế khả năng chống đỡ cột sống nâng đỡ cơ thể. Do vậy bạn nên thực hiện thể dục thể thao ở cường độ vừa phải để bảo vệ xương và cột sống. 

Phụ nữ mang thai thường xuất hiện tình trạng đau lưng dưới.

Nguyên nhân là có thai nhi phát triển gây áp lực lên khung xương chậu phía gần mông. Những tháng cuối thai kỳ cơn đau sẽ xuất hiện nhiều hơn nhưng thường sẽ mất sau khi sinh

Tăng cân:

Người bị béo phì, thừa cân thường bị đau lưng dưới. Nguyên nhân do cân tăng tăng gây chèn ép lâu các dây thần kinh ở vùng thắt lưng.

Di truyền:

Đau lưng dưới có thể do bệnh viêm cột sống dính khớp gây nên. Bệnh này xảy ra ở mối nối giữa các đốt của cột sống lưng hay giữa cột sống và xương chậu bị viêm. Mà nguyên nhân của căn bệnh này có yếu tố di truyền.

Các yếu tố nghề nghiệp:

Đặc thù một số nghề nghiệp phải năng đẩy, kéo, đi lại nhiều khiến cho cột sống bị xoắn, rung mạnh dẫn đến cột sống bị tổn thương nhiều, xuất hiện các chấn thương và cơn đau lưng dưới. Bên cạnh đó người thường xuyên phải ngồi nhiều như dân văn phòng cũng rất dễ bị đau lưng dưới.

Các yếu tố sức khỏe tâm thần:

Bạn đừng chủ quan các yếu tố sức khỏe tâm thần bởi nó là nguyên nhân gây nên nhiều căn bệnh, trong đó có bệnh đau lưng dưới. Nguyên nhân được xác định là do căng thẳng, lo âu kéo dài ảnh hưởng đến cơ thể, gây căng cơ, mệt mỏi, uể oải.

Đeo cặp/balo quá tải:

Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc đeo cặp hay balo quá nặng khiến cho cơ bị căng và mỏi. Viện Phẫu Thuật Chỉnh Hình Mỹ (American Academy of Orthopaedic Surgeons) cũng đưa ra khuyến cáo rằng trẻ em không nên đeo balo nặng quá 15 – 20% cân nặng của cơ thể.

3. Các phương pháp điều trị đau lưng dưới hiệu quả

Thực hiện chăm sóc tại nhà

Nếu những cơn đau mới xuất hiện bạn có thể xử lý ngay tại nhà bằng các phương pháp chăm sóc, tốt nhất là nên thực hiện trong vòng 72 giờ đầu khi cơn đau xuất hiện. Nếu chứng đau không thuyên giảm sau 72 giờ tốt nhất bạn nên tìm gặp bác sĩ.

Đầu tiên bạn nên dừng việc tập luyện thể chất hằng ngày, tránh vận độn mạnh và dùng túi chườm đá chườm vào phần lưng dưới. Bạn nên dùng nước đá chườm trong 72h đầu tiên sau đó mới chuyển sang chườm bằng nhiệt. Cách làm vậy sẽ tốt cho vùng đau lưng dưới của bạn.

Bên cạnh đó bạn có thể dùng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn thường dùng như ibuprofen (Advil, Motrin IB) hoặc acetaminophen (Tylenol).

Khi lưng dưới bị đau, việc nằm ngửa sẽ rất khó chịu. Do đó bạn hãy thử đổi tư thế nằm nghiêng, đặt một chiếc gối kẹp giữa 2 chân và cong đầu gối. Nếu bạn nằm ngửa hãy đặt một chiếc gối ở dưới đùi để giảm áp lực lên vùng lưng dưới.

Ngoài ra bạn nên tắm nước ấm và massage lưng để giúp các cơ bị cứng được thư giãn.

Phương pháp phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật được chỉ định với những bệnh nhân nghiêm trọng để giải quyết tận gốc vấn đề. Phẫu thuật là là phương án cuối cùng khi các phương pháp khác không có tác dụng. 

4. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh đau lưng dưới?

– Không giữ nguyên một tư thế quá lâu, khi thay đổi tư thế phải thật nhẹ nhàng, không xoay người đột ngột khiến cho cột sống bị tổn thương.

– Bạn nên tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày, nên dành ít nhất là 30 phút. Tuy nhiên không nên tập các bài tập cường độ mạnh liên tục.

– Kiểm soát cân nặng, tránh để tình trạng cơ thể bị thừa cân, béo phì không tốt cho xương sống và sức khỏe.

– Nên khám sức khỏe định kỳ hoặc ngay khi phát hiện triệu chứng bệnh để có phương pháp điều trị sớm.

– Khi bạn nhận thấy cơn đau vùng lưng dưới kéo theo những triệu chứng như tê chân, mất kiểm soát thì nên đi khám ngay lập tức.

Lời kết

Bạn không nên chủ quan với bệnh đau lưng dưới. Khi phát hiện nên đi khám sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm, khó kiểm soát của bệnh.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)