Đau Dạ Dày – nguyên nhân, cách điều trị và lưu ý quan trọng

Đau dạ dày là một trong những căn bệnh phổ biến mà rất nhiều người mắc hiện nay. Nguyên nhân của đau dạ dày thường xuất phát từ thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh. Căn bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng công việc, sinh hoạt thường ngày mà  còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, viêm dạ dày, thủng dạ dày thậm chí là ung thư. 

Bệnh đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày có thể chữa khỏi nếu bạn tìm được nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này với những dấu hiệu sớm của bệnh và biện pháp chữa trị trong bài viết hôm nay nhé!

1. Tìm hiểu thông tin chung về bệnh đau dạ dày

1.1 Thế nào là đau dạ dày?

Đau dạ dày là chứng bệnh về đường tiêu hóa mà rất nhiều người mắc phải hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu chính xác về nguồn cơn hay bản chất của căn bệnh này là gì? Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn!

Về mặt y học, dạ dày của con người chia làm 3 phần gồm: vùng đáy, thân và hang. Tâm vị dạ dày là điểm nối của thực quản với dạ dày. Nơi được gọi là môn vị nằm ở chỗ nối của dạ dày cùng tá tràng. Còn niêm mạc dạ dày là các tuyến nằm ở vùng môn vị và tâm vị có chức năng bài tiết chất nhầy. Đau dạ dày có thể hiểu đơn giản là tình trạng tổn thương các niêm mạc dạ dày do các vết viêm loét ở dạ dày gây nên. 

Đau dạ dày để lâu sẽ rất khó chữa dứt điểm và nếu không điều trị kịp thời các biến chứng nguy hiểm rất dễ xảy ra như: xuất huyết dạ dày, hẹp môn vị, thủng dạ dày, viêm dạ dày mãn tính và nặng hơn là ung thư dạ dày.

1.2 Vị trí đau dạ dày

Vị trí của dạ dày nằm ở giữa thực quản và tá tràng. Vai trò chính của dạ dày là tiêu hóa thức ăn mà chúng ta tiêu thụ vào cơ thể mỗi ngày và đây cũng là bộ phận tiêu hóa thức ăn có kích thước lớn nhất trong cơ thể. Một đặc điểm riêng của dạ dày là hình dạng và vị trí của nó có thể thay đổi theo sự thay đổi của thể vị và số lượng thức ăn được đưa vào dạ dày. 

Sức khỏe tốt là điều rất quan trọng

Sức khỏe tốt là điều rất quan trọng

Đau vùng thượng vị

Vùng thượng vị nằm ở phía trên rốn và dưới xương ức của chúng ta. Khi bị đau vùng thượng vị người bệnh sẽ cảm thấy vùng thượng vị đau âm ỉ và căng tức rất khó chịu. Cơn đau sẽ lây lan sang vùng ngực và lưng, gây ra các cơn đau tức vùng ngột. 

Đau vùng bụng giữa

Vùng bụng giữa là nơi có rất nhiều cơ quan quan trọng của hệ tiêu hóa. Chính vì vậy, rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa đau bụng thường và đa dạ dày hay không thể xác định đúng vị trí bị đau là cơ quan nào. 

Thông thường, cơ thể sẽ xuất hiện những biểu hiện như buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu, ợ chua kèm theo những cơn đau âm ỉ hay quặn thắt khi bị đau dạ dày ở vùng bụng giữa. Bạn không nên chủ quan mà hãy đi khám để xác định chính xác cơn đau.

 Đau dạ dày phía trên bên trái

Khi cảm thấy vùng bụng trái đau âm ỉ, nóng lên hoặc khi đói càng đau dữ dội thì rất có khả năng bạn đang bị đau dạ dày. Vị trí dạ dày bị đau này thường có nguyên nhân từ việc dạ dày bị viêm loét gây ra. 

Ăn uống đúng cách là cách trị đau dạ dày hiệu quả nhất

Ăn uống đúng cách là cách trị đau dạ dày hiệu quả nhất

1.3 Vì sao bị đau dạ dày?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau dạ dày. Tùy vào lứa tuổi hay nghề nghiệp mà nguyên nhân gây nên đau dạ dày cũng có vài điểm khác biệt.

Đau dạ dày ở trẻ em

Nguyên nhân gây đau dạ dày ở trẻ em phần lớn đến từ việc chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, ăn quá nhiều đồ ăn nhanh và nước uống có ga khiến cho niêm mạc dạ dày của trẻ bị tổn thương. Ngoài ra nguyên nhân trẻ em bị đau dạ dày cũng đến từ một số lý do như di truyền hay lây nhiễm từ người lớn qua thơm hôn trẻ hoặc mớm cơm, dùng chung thìa đũa… 

Đau dạ dày khi mang thai

Phụ nữ mang thai cũng là đối tượng dễ bị mắc đau dạ dày. Nguyên nhân là do thai nhi phát triển ngày một lớn khiến cho hoạt động tiêu hóa khó khăn, thức ăn bị ứ đọng, tiêu hóa không thông gây tổn thương đến các niêm mạc dạ dày. Ngoài ra việc thay đổi khẩu vị, tâm sinh lý ảnh hưởng đến dạ dày.

Đau dạ dày do nghề nghiệp

Một số công việc chịu áp lực lớn hay ăn uống không đúng bữa như kinh doanh, bán hàng, văn phòng, nghệ thuật cũng có tỷ lệ mắc bệnh đau dạ dày cao. 

Một số lý do khác

Theo các bác sĩ, hiện nay có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau dạ dày, thường gặp nhất có thể kể đến như:

  • Thường xuyên chịu áp lực, lo âu, căng thẳng trong thời gian dài
  • Vi khuẩn HP là nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày ở 80% người bệnh
  • Ăn uống không lành mạnh, thường xuyên bỏ bữa, ăn uống không đủ dinh dưỡng là nguyên nhân rất phổ biến gây nên bệnh đau dạ dày.
  • Thường xuyên sử dụng các sản phẩm chứa chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…
  • Lạm dụng các loại thuốc giảm đau, kháng sinh liều mạnh khiến do niêm mạc dạ dày bị tổn thương gây đau dạ dày. 

1.4 Đau dạ dày biểu hiện như thế nào?

Đau ở thượng vị

Biển hiện đau dạ dày với mỗi người cũng khác nhau. Tuy nhiên biểu hiện rõ nhất là bụng đau âm ỉ, có khi quặn thắt từng cơn rất dữ dội. Khi bệnh tiến triển nặng hơn mức độ đau và số lần đau cũng nhiều hơn. Một trong những biểu hiện điển hình của bệnh viêm loét dạ dày trong giai đoạn đầu là cảm thấy đau tức vùng bụng trên. 

Những cơ đau xuất hiện bất thường với tần suất ngày càng dày và dữ dội hơn ở vùng bụng trên rốn. Những cơn đau này sẽ thường đến khi bị đói và thậm chí khi nó cũng xuất hiện trong thời gian đầu. 

Cơ thể luôn cảm thấy chướng bụng, đầy hơi không tiêu hóa thức ăn được. Biểu hiện chướng bụng trên sau khi ăn cũng là một trong những biểu hiện của bệnh đau dạ dày ở mức độ nhẹ. Bạn nên theo dõi thêm nếu tình trạng không hết mà nặng thêm hãy đi khám bác sĩ để được điều trị bệnh sớm. Nếu tình trạng bệnh kéo dài sẽ gây nên những biến chứng rất khó lường và khó điều trị sau này. 

Sự vận động của dạ dày bị rối loạn khiến cho thức ăn bị khó tiêu hóa lên men trong dạ dày và sinh ra khí là nguyên nhân gây ra chứng ợ hơi, ợ chua và ợ có vị đắng như mật. Ợ hơi, ợ chua, ợ có vị đắng như mật là biểu hiện rất tiêu biểu của bệnh đau dạ dày. Do đó, nếu bạn thường xuyên gặp tình trạng này nên đi khám bác sĩ ngay nhé!

Đau dạ dày nhẹ gây cảm giác buồn nôn 

Nôn hay ói là hiện tượng thức ăn không tiêu hóa được trong dạ dày, ruột bị kích thích đẩy thức ăn ra ngoài. Thường xuyên bị nôn hay có cảm giác buồn nôn là biểu hiện của bệnh đau dạ dày ban đầu mà rất nhiều gặp phải. Khi triệu chứng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, dẫn đến rách thực quản, tổn thương đến lớp niêm mạc dạ dày. 

Nhiều người bị nôn ra máy hay đại tiện ra máu. Nguyên nhân xuất hiện tình trạng này là do máu ra khỏi thành mạc và chảy vào trong lòng ống tiêu hóa. Đây là dấu hiệu nguy hiểm báo hiệu tình trạng nghiêm trọng của bệnh viêm loét dạ dày hay ung thư dạ dày. 

Chảy máu đường tiêu hóa 

Một trong những biểu hiện nặng của đau dạ dày chính là chảy máu đường tiêu hóa. Khi tình huống chảy máu xuất hiện không cấp cứu kịp thời sẽ đe dọa đến mạng sống của bệnh nhân.

Khi dạ dày bị chảy máu người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng như đi ngoài ra máu, phân đen, nôn ra máu…Bên cạnh đó người cảm thấy mệt mỏi, chóng mắt, hoa mắt, choáng váng đầu óc…Khi xuất hiện tình trạng này khả năng cao là bạn bị mắc viêm loét dạ dày, viêm tá tràng hay ung thư dạ dày. 

2. Điều trị đau dạ dày như thế nào?

Có nhiều cách để chữa bệnh đau dạ dày. Bạn có thể dùng thuốc tây y, đông y hay cac bài thuốc dân gian. Mỗi phương pháp có một đặc điểm ưu nhược riêng, được nhiều người áp dụng và chữa khỏi. Tuy nhiên tốt nhất là bạn đi khám để tìm ra phương pháp phù hợp nhất với tình trạng bệnh của mình. 

2.1 Sử dụng thuốc Tây

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc tân dược dùng để điều trị bệnh đau dạ dày cấp tính lẫn mãn tính. Một số loại thuốc thường được các bác sĩ chỉ định như:

Thuốc dạ dày chữ P:  Phosphalugel có khả năng làm giảm lượng acid trong dạ dày, ngăn chặn các biểu hiện đau rát thượng vị, ợ hơi, ợ chua và giảm tình trạng đau dạ dày nhanh chóng

Thuốc Gastropulgite: Loại thuốc này có tác dụng trung hòa lượng acid trong dạ dày, tạo nên lớp nhầy bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, làm lành và giảm tình trạng viêm loét.

Yumangel: Yumangel là loại thuốc dùng để hỗ trợ tiêu viêm, giảm đau, ức chế hoạt động của men Pectin. Bên cạnh đó nó cũng có tác dụng chống viêm loét dạ dày hiệu quả. 

Bên cạnh 3 loại thuốc trên, nhóm thuốc kháng sinh, giảm đau như: amoxicillin, clarithromycin, penicillin, aspirin… cũng thường được sử dụng để điều trị bệnh đau dạ dày. 

Tuy nhiên, nhược điểm của thuốc tân dược là làm mài mòn lớp niêm mạc dạ dày, gây nóng trong người, ảnh hưởng đến sức khỏe nếu sử dụng lâu dài. 

2.2 Áp dụng các mẹo dân gian

Nếu lo sợ những ảnh hưởng tiêu cực từ thuốc tân dược bạn có thể tham khảo các mẹo dân gian trị bệnh đau dạ dày rất hiệu quả như: 

Dùng tinh bột nghệ

Tinh bột nghệ rất giàu curcumin – hoạt chất thường dùng để điều trị các chứng bệnh về đau dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa. Bạn có thể uống bột nghệ hoặc hòa với mật ong rồi vo thành các viên uống mỗi ngày. Sử dụng tinh bột nghệ không chỉ giúp chữa đau dạ dày mà còn cải thiện rất tốt thể trạng và da dẻ của bạn. 

Chuối xanh

Nghiên cứu cho thấy các sợi pectin trong chuối xanh giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hỗ trợ làm lành những vết thương ở niêm mạc dạ dày. Bạn kết hợp bột chuối xanh và mật ong dùng uống 1 ngày 2 lần. 

Chữa đau dạ dày bằng nghệ và dừa

Sự kết hợp của nghệ và dừa giúp bạn giảm nhanh những cơn đau dạ dày khó chịu. Cách thực hiện rất đơn giản bạn đun nghệ tươi cùng nước dừa rồi chia ra uống mỗi ngày 3 lần. 

2.3 Dùng các bài thuốc Nam

Ông bà ta từ xưa đã sử dụng các vị thuốc nam để chữa các bệnh đau dạ dày rất hiệu quả. Trong đó có 3 vị thuốc nam được sử dụng rất nhiều đó là:

Chè dây 

Thành phần trong chè đây có chứa chất flavonoid và tanin. Đây đều là những chất có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn HP – nguyên nhân của 80% bệnh dạ dày. Bên cạnh đó còn có tác dụng kháng viêm, giảm đau và giảm căng thẳng. 

Dạ cẩm

Những thành phần trong dạ cẩm như tanin, saponin, ancaloit có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, hạn chế các cơn ợ chua và buồn nôn hiệu quả.

Lá khôi

Lá khôi rất hiệu quả trong việc trung hòa acid dịch vụ, làm lành các vết viêm loét dạ dày và giảm tình trạng trào ngược dạ dày.

3. Người bị đau dạ dày nên ăn uống như thế nào?

3.1 Nên ăn

Với người mắc bệnh đau dạ dày một chế độ ăn lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng. Bạn nên ăn những loại thực phẩm như:

Thực phẩm chứa tinh bột

Theo các nghiên cứu, tinh bột có tác dụng trung hòa lượng acid trong dạ dày, giúp hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày. Tuy nhiên bạn nên ăn những loại thức ăn mềm như cháo, súp, cơm chín, bánh mì, bánh ngọt…

Thức uống chứa protein

Các loại thực phẩm chứa nhiều protein như sữa, phomai, váng sữa…có tác dụng hiệu quả trong việc làm lành các vết thương ở niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên bạn chỉ nên uống 1 – 2 ly sữa một ngày.

Đau dạ dày nên ăn hoa quả gì? 

Người mắc bệnh đau dạ dày nên ăn những loại rau củ non, mềm, có màu sẫm, chứa nhiều các loại vitamin. Bên cạnh đó cần tránh những loại hoa quả chua chứa nhiều acid như chanh, cam, quýt…

Thực phẩm bảo vệ niêm mạc và làm lành vết loét

Trứng, mật ong có tác dụng tăng cường sức khỏe niêm mạc. Còn tôm, cá sẽ hạn chế những tổn thương và làm lành những vết loét ở dạ dày.

3.2 Không nên ăn

Người mắc bệnh đau dạ dày nên hạn chế ăn nhiều loại đồ ăn như: Đồ ăn nhanh, đồ ăn cứng, giòn, cay nóng, đồ ăn chua và lên men. Ngoài ra  cũng cần tránh xa các loại đồ uống có gas và chứa chất kích thích như cà phê, rượu bia và thuốc lá.

4. Lời kết

Bệnh đau dạ dày có thể chữa khỏi nếu bạn phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị phù hợp. Bệnh đau dạ dày là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm nên bạn tuyệt đối không chủ quan.

4.3/5 - (3 bình chọn)
4.3/5 - (3 bình chọn)