Đau bụng dưới có nguy hiểm không? nguyên nhân và chẩn đoán

Vùng bụng dưới của phụ nữ là nơi chứa ruột già hoặc buồng trứng. Những cơn đau xuất hiện ở vị trí này có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về đường tiết niệu, đường ruột hay cơ quan sinh sản. 

Vì là nơi tập trung các cơ quan sinh sản (phần phụ) của nữ giới nên càng tạo điều kiện xuất hiện nhiều các triệu chứng đau bụng. Vì vậy, rất nhiều người lầm tưởng rằng đau phần dưới là đau ở phần phụ này.

Điều này là sai vì có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau bụng dưới, ta cần hiểu biết rõ để phân biệt, loại trừ các loại bệnh xảy ra với phụ nữ dù ở lứa tuổi nào.

1. Nguyên nhân xuất hiện đau bụng dưới của phụ nữ

Chị em phụ nữ nên dành ra sự quan tâm đến vùng bụng dưới này thường xuyên để biết có điều gì bất thường không vì đây là nơi chứa cơ quan sinh sản, đường tiết niệu, ruột non và một phần đường ruột. Vì vậy, đây là một trong những khu vực quan trọng của cơ thể, cần đảm bảo sức khỏe và chăm sóc cẩn thận.

Bệnh đau bụng dưới

Bệnh đau bụng dưới

Cơn đau bụng dưới xuất hiện là hồi chuông cảnh báo tình trạng sức khỏe của bản thân. Cơn đau bụng dưới rất dễ nhầm với những cơn đau bụng bình thường thường xuyên gặp phải.

Nhưng nếu bạn cảm thấy cơn đau bụng dưới của mình gần đây thường là đau quan từng đợt hoặc âm ỉ mà chỉ khi hơi gập người là hết cơn đau thì đây là dấu hiệu của đau bụng dưới nghiêm trọng.

Cơn đau xuất phát từ vùng bụng dưới sẽ liên quan đến nhiều bộ phận vì đây là  nơi chứa nhiều cơ quan liên quan đến hoạt động sống của con người. Và đối với phụ nữ, đây là nơi liên quan trực tiếp đến cơ quan sinh sản nên cần đặc biệt lưu tâm.

2. Đau bụng dưới rốn tiềm ẩn nguy hiểm gì?

Những triệu chứng của đau bụng dưới có thể gặp ở nữ:

Nếu vẫn chưa biết rõ về các triệu chứng của bệnh đau bụng dưới thì chị em có thể tham khảo một số triệu chứng hay bắt gặp của bệnh dưới đây:

 

Tìm hiểu về nguyên nhân gây đau bụng dưới

Tìm hiểu về nguyên nhân gây đau bụng dưới

  • Xuất hiện những cơn đau bụng ở dưới rốn, cũng có thể là ở gần mu bộ phận sinh dục.
  • Xuất hiện tình trạng đau bụng dưới âm ỉ cho đến đau quặn, diễn ra trong nhiều ngày (không nên bỏ qua ngay cả khi đang trong thời gian diễn ra kinh nguyệt).
  • Xuất hiện đau đớn kèm dịch tiết âm đạo, có trường hợp bị chảy mủ, có lẫn máu.
  • Mỗi lần đau thường phải gập bụng mới đỡ, kèm theo chóng mặt, buồn nôn.
  • Bụng dưới bên trái thường xuyên đau hơn bên phải. Khi bị đau lệch sang một bên nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn và dần tăng nặng hơn là dấu hiệu cơ quan ở vị trí đó đang gặp vấn đề nghiêm trọng.

Chị em cần chú ý nếu có một số triệu chứng xuất hiện trên cơ thể mình. Triệu chứng của bệnh có thể rất rõ ràng hoặc đang tăng theo thời gian. Bạn không nên bỏ qua bất cứ một triệu chứng nào để tránh xảy ra nguy hiểm đến sức khỏe của mình. 

3. Những căn bệnh có thể bị khi bị đau bụng dưới

Đau bụng dưới thường sẽ đau ở các khu vực: dưới rốn hoặc đau dưới gần mu của nữ giới. Đây là dấu hiệu cảnh báo một số căn bệnh nguy hiểm mà phụ nữ có thể gặp. Sau đây là một số bệnh:

3.1. Viêm ruột thừa

Vì ruột thừa nằm ở chỗ rất thấp trong vùng chậu của nữ giới nên những cơn đau do viêm ruột thừa thường bị bỏ qua do chủ quan, không nghi ngờ. Triệu chứng của viêm ruột thừa ở phụ nữ là bụng dưới thường xuyên đau nhói, sốt nhiều và hay buồn nôn. Cơn đau ruột thừa là ở khu vực bụng dưới bên phải, cần đặc biệt lưu ý khu vực này.

Cắt bỏ là cách điều trị duy nhất bệnh viêm ruột thừa vì vốn dĩ ruột thừa cũng không đảm nhiệm chức năng nào trong cơ thể người. Để tránh lây lan và gây nhiễm trùng ổ bệnh thì cắt bỏ ruột thừa bị viêm là điều cần thiết.

3.2. Hội chứng tiền kinh nguyệt

 Theo các chuyên gia thì cơ thể nữ giới khi có sự thay đổi về lượng hormone trong cơ thể( thường xảy ra khi nữ giới chuẩn bị bước vào kì kinh nguyệt) sẽ làm bụng dưới đau âm ỉ.

Mặc dù tình trạng này không gây ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại khiến phụ nữ rất khó chịu. Để cải thiện tình trạng đau bụng thường xuyên xảy ra, chị em nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, hoạt động thể chất nhiều hơn như tập thể dục, thể thao.

Dấu hiệu đau bụng dưới

Dấu hiệu đau bụng dưới

3.3. Nguyên nhân do rụng trứng

Đau bụng dưới do rụng trứng, khi trứng rụng kèm dịch lẫn máu sẽ gây kích ứng cho niêm mạc thành bụng. Nếu đúng là đau bụng dưới vì lý do này thì bạn không cần lo lắng quá chỉ cần đợi kỳ rụng trứng qua thì cơn đau cũng sẽ ‘không cánh mà bay’. Thường thì thời điểm xảy ra rụng trứng sẽ là rơi vào ngày thứ 14 – 15 của chu kỳ kinh nguyệt đều đặn ở nữ giới.

3.4. Khi có kinh nguyệt

Đau bụng kinh là giai đoạn mà người phụ nữ phải trải qua trong kỳ kinh nguyệt, đau bụng kinh thường sẽ đau ở vùng bụng dưới, từ âm ỉ đến dữ dội. Với nhiều người, cơn đau có thể sẽ kéo dài suốt kỳ kinh nguyệt. Nếu như tình trạng này không diễn ra thường xuyên và cơn đau không gây ra quá nhiều nguy hiểm thì không cần lo lắng quá.   

Tuy nhiên, nếu cơn đau bụng dưới ở vị trí dưới rốn hoặc gần mu thì cần lưu ý đến sức khỏe bản thân. Nếu xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, khó chịu hay sốt, một số triệu chứng nguy hiểm thì đây là lời cảnh báo về tình trạng sức khỏe sinh sản của phụ nữ.

3.5. Bị sưng, viêm vùng chậu

Khi bị viêm hay sưng ở vùng chậu thì thường sẽ gây ra tổn thương ở ống dẫn trứng, buồng trứng và tử cung làm đau bụng dưới khu vực gần mu. Thêm vào đó, cơ thể xuất hiện một số triệu chứng khác như đau khi quan hệ tình dục, tiểu són, sốt cao, ra nhiều khí hư có mùi hôi,… thì cần đến bệnh viện, cơ sở y tế để thăm khám, điều trị kịp thời.

3.6. U xơ tử cung

U xơ tử cung là do nhiều u phát triển ở trong tử cung. U xơ tử cung không phải căn bệnh gây nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ nếu các u đều là u lành tính. Tuy rằng không gây nguy hiểm nhưng với một số trường hợp, các u chèn ép ở tử cung có thể khiến chị em thường bị đau bụng dưới.

Nếu là đau bụng dưới do u xơ tử cung thường sẽ đau ở vị trí bụng dưới bên phải. Các chị em phụ nữ có thể đến các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để điều trị dứt điểm u xơ tử cung.

3.7. Bệnh u nang buồng trứng

U nang buồng trứng là tình trạng phát triển bất thường của các tế bào trong buồng trứng hoặc của hormone nữ gây ra. Các triệu chứng thường gặp của bệnh nhân bị u nang buồng trứng: cơn đau bụng dưới bên trái kéo dài nhiều ngày và thấy cơ thể tăng cân đột ngột, khó di chuyển và chướng bụng. Cách điều trị tốt nhất hiện nay là cắt bỏ u nang.

3.8. Dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu

Khi bạn thấy cơ thể xuất hiện một số triệu chứng như đau bụng dưới, thường xuyên mót tiểu và tiểu đau buốt, đó là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu như được điều trị kịp thời bệnh sẽ không đáng lo ngại.

Với bệnh viêm đường tiết niệu có thể dùng thuốc kháng sinh để điều trị . Tuy nhiên các chị em cũng cần chú ý, nếu kéo dài bệnh quá lâu có thể gây tổn thương đến thận vĩnh viễn.

Bụng dưới là nơi có nhiều cơ quan quan trọng như: đại tràng, niệu quản dưới, ruột thừa, phần phụ đối với nữ giới, bàng quang,… Chính vì vậy, các cơ quan kể trên có thể là nguyên nhân khiến đau bụng dưới rốn.

Chính vì vậy, khi có bất cứ biểu hiện gì bất thường ở vùng bụng dưới rốn, tuyệt đối không nên chủ quan, hãy tới ngay cơ sở y tế, bệnh viện khám và xác định chính xác nguyên nhân gây ra cơn đau.

3.9. Nguy cơ có thai ngoài tử cung

Có thai ngoài tử cung là tình trạng có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng phụ nữ. Đây là hiện tượng xảy ra khi một phôi thai được hình thành và phát triển ngoài tử cung, chủ yếu là ở ống dẫn trứng. Các triệu chứng của có thai ngoài tử cung bao gồm: đau vùng chậu mạnh hoặc chuột rút (đặc biệt là ở một bên), buồn nôn và chóng mặt, chảy máu âm đạo. khi có các triệu chứng này, người bệnh cần đến bệnh viện ngay.

3.10. Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung chỉ xuất hiện ở một vài trường hợp. Đây là tình trạng khi mô nội mạc tử cung lại phát triển ở bên ngoài tử cung. Mô nội mạc tử cung có thể phát triển ở buồng trứng, ống dẫn trứng, ruột, bàng quang hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Vì sự phát triển bất thường này nên phụ nữ hay bị đau bụng dưới và không thể mang thai được.

3.11. Sỏi thận

Sự tích tụ muối và khoáng chất trong nước tiểu chính là sỏi thận. Sỏi thận có thể chỉ nhỏ như hạt cát hoặc lớn như viên sỏi to. Trong qua trình di chuyển từ thận đến bàng quang, nó sẽ gây ra những cơn đau ở vùng xương chậu hoặc phần bụng dưới. Lúc này, nước tiểu có thể chuyển thành màu hồng hoặc đỏ như máu.

3.12. Viêm bàng quang kẽ

Tình trạng đau mãn tính liên quan đến viêm bàng quang được gọi là viêm bàng quang kẽ (IC). Những trường hợp bị viêm bàng quang kẽ nặng thường sẽ đi tiểu nhiều lần trong một giờ. Một số triệu chứng khác cũng xuất hiện như: đi tiểu đau, áp lực trên vùng mu và đau trong khi quan hệ tình dục. Viêm bàng quang kẽ thường xảy ra ở phụ nữ độ tuổi từ 30 – 40.

3.13. Triệu chứng đau sa tạng

Chứng sa tạng xuất hiện đối với những phụ nữ có tuổi, chứng bệnh này gây đau bụng dưới, vùng chậu. Các bộ phận dễ bị sa tạng nhất gồm tử cung hay bàng quang.

Dù không phải là một vấn đề ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng, nhưng nó sẽ gây ra sự khó chịu cho người bệnh. Một số triệu chứng phổ biến nhất là: cảm giác đầy ở bụng dưới, tăng áp lực đối với thành âm đạo, quan hệ tình dục đau đớn, khó chịu ở háng hoặc thắt lưng.

3.14. Khi quan hệ tình dục

Đau vùng bụng dưới khi quan hệ tình dục có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, điển hình nhất phải kể đến: thiếu chất dịch tiết (khô âm đạo), nhiễm trùng âm đạo hoặc nhiều chứng đau mà ngày nay y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác.

Khi có các triệu chứng đó, chị em phụ nữ nên gặp ngay bác sĩ sản phụ khoa để tìm ra nguyên nhân, vì có khá nhiều chứng bệnh khiến phụ nữ đau đớn trong khi quan hệ.

3.15. Đau vùng chậu mãn tính

Khi vùng chậu bị đau dưới rốn và kéo dài hơn 6 tháng thì có thể đó chính là chứng đau vùng chậu mãn tính. Chứng bệnh này ảnh hưởng tới giấc ngủ và cuộc sống của người bệnh. Khi gặp trường hợp này, tốt hơn hết là tìm gặp đến bác sĩ chuyên khoa để được điều trị.

Nói đến nguyên nhân khiến phụ nữ bị đau vùng bụng dưới thì rất đa dạng. Và, trong số đó không ít nguyên nhân liên quan đến những chứng bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng mang thai, thiên chức làm mẹ của người phụ nữ.

Vì vậy, chị em phụ nữ khi bị đau vùng bụng dưới thì không nên chủ quan. Đi thăm, khám bệnh tại các cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân chính xác cho tình trạng sức khỏe của mình.

4. Các cách điều trị bệnh đau bụng dưới

Đau bụng dưới là tình trạng xảy ra ở rất nhiều chị em phụ nữ. Nếu chỉ là do tăng áp lực ở thành ổ bụng thì sẽ không phải là vấn đề nghiêm trọng, nhưng nếu là cảnh bảo từ cơ quan nào đó ở phần bụng dưới thì lại là vấn đề cần được lưu tâm. Dưới đây là một số cách điều trị để khắc phục tình trạng đau bụng dưới ở nữ hiệu quả:

– Một số dược liệu có thể dùng để điều trị hiệu quả: nước ấm pha mật ong, trà gừng, xông lá ngải cứu. Đây là biện pháp giúp giảm đau bụng dưới do trong thời kỳ kinh nguyệt.

– Dùng thuốc thuốc bổ máu, giảm đau, kháng sinh giảm viêm hoặc thuốc điều chỉnh nội tiết tố cơ thể. Đặc biệt không nên tự ý sử dụng vì có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe chỉ nên sử dụng thuốc dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ..

– Thường xuyên hoạt động thể dục, thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Kết hợp thêm một số thói quen ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, sống lành mạnh nhằm hạn chế rối loạn hormone gây ra nhiều hệ quả xấu và cải thiện nội tiết tố.

– Thăm khám phụ khoa thường xuyên, kịp thời để được phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh chính xác. Vì với kinh nghiệm của các bác sĩ chuyên khoa và các thiết bị máy móc y tế chuyên nghiệp sẽ điều trị đau bụng dưới ở nữ hiệu quả và nhanh chóng.

5. Lời kết

Trên đây là những thông tin quan trọng, cần thiết về bệnh đau bụng dưới. Mong rằng sẽ mang lại một số kiến thức bổ ích giúp các bạn chăm sóc sức khỏe thật tốt. 

4/5 - (1 bình chọn)
4/5 - (1 bình chọn)