Chuột rút là gì? nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Chuột rút, đặc biệt là chuột rút bắp chân gây nên những cơn đau đớn và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt bình thường. Các cơ bị căng tức có khi chỉ xuất hiện trong vài giây nhưng cùng có trường hợp kéo dài đến vài phút.

Chuột rút là gì?

Chuột rút là gì?

Chuột rút nếu xuất hiện thường xuyên là dấu hiệu báo động sức khỏe của bạn đang có vấn đề. Cùng tìm hiểu về hiện tượng chuột rút và các xử lý đúng cách khi bị chuột rút trong bài viết hôm nay nhé!

1. Tìm hiểu thông tin chung về chứng chuột rút

1.1 Thế nào là chuột rút bắp chân?

Khi có một cơn đau đột ngột xuất hiện ở bắp chân do khi một vận động trong cơ bắp quá khi gây nên sự co thắt cơ bắp thì gọi là chuột rút bắp chân. Không chỉ xảy ra ở bắp chất, cơn đau còn xuất hiện ở dưới và phía sau đầu gối và ảnh hưởng đến cả các cơ nhỏ của bản chân. 

Những cơn chuột rút bắp chân thường xảy ra trong vòng vài phút. Tùy theo mức độ nghiêm trọng và thời gian cơn đau cũng khác nhau. Những cơn đau nhẹ có khi chỉ diễn ra trong vài giây nhưng cũng có những cơn đau kéo dài đến 10 phút. 

Chuột rút bắp chân thường diễn ra  đột ngột khi ta đang nghỉ ngơi. Nó cũng thường xuất hiện nhiều vào ban đêm, khi chúng ta còn đang ngủ nên còn gọi là chuột rút ban đêm. Cơn chuột rút xuất hiện không chỉ khiến giấc ngủ bị gián đoạn mà còn mang đến những đau đớn, căng tức, ảnh hưởng đến cả tâm trạng và tinh thần. 

Cách điều trị chuột rút

Cách điều trị chuột rút

1.2 Khi bị chuột rút thường có biểu hiện gì?

Khi bạn bị chuột rút bắp chân sẽ đau nhức, căng tức, tê cứng, các cơ co lại không thể duỗi ra như bình thường được. Phần lớn các cơn chuột rút là triệu chứng đơn lẻ và lành tính. 

Tuy nhiên, nếu các cơn chuột rút thường xuyên kèm theo các dấu hiệu như thèm ngọt, khát nước, ăn nhiều, sợ lạnh, tăng cân, mệt mỏi, da xanh xao, tiểu nhiều hay xuất hiện tình trạng đau chân khi đi bộ thì bạn nên đi khám bác sĩ bởi đây có thể là triệu chứng của một số căn bệnh như nghẽn động mạch chân, biến chứng của đái tháo đường…Tuyệt đối không nên chủ quan với những cơn chuột rút kéo dài hay có những dấu hiệu bất thường. 

1.3. Vì sao thường xuyên bị chuột rút?

Chuột rút bắp chân có thể xuất hiện với bất cứ ai, ở đâu. Trong đó, các vận động viên, người thường xuyên tập thể thao hay lao động chân tay là đối tượng dễ bị chuột rút hơn cả. 

Bên cạnh đó, có nhiều nguyên nhân tưởng bình thường khác gây ra chuột rút mà bạn đôi khi chủ quan không ngờ tới. Nó là dấu hiệu thông báo rằng cơ thể của bạn đang gặp vấn đề:

Phương pháp điều trị chuột rút

Phương pháp điều trị chuột rút

Cơ thể mất nước

Cơ thể mất nước dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có chuột rút. Nguyên nhân là bởi cơ thể mất nước sẽ làm gián đoạn sự cân bằng của các tín hiệu điện và ion trong cư thể khiến cho cơ thể không xác định được tín hiệu này có thực sự đến từ não hay chỉ là sự mất cân bằng điện xung quanh tế bào làm cho các cơ bị rối loạn và co rút đột ngột. 

Chính vì vậy, bạn có thể phòng tránh chuột rút bằng cách đơn giản là uống đủ 1,5 – 2l nước mỗi ngày. 

Giữ nguyên một tư thế quá lâu

Nếu bạn giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài sẽ khiến cho các cơ bị căng ra, khi bạn bất ngờ co chân lại sẽ khiến cho các cơ co lại một các bất ngờ gây nên chuột rút. Chính vì vậy bạn nên hạn chế ngồi yên hay nằm yên một chỗ mà hãy thường xuyên di lại hay giãn cơ nhẹ nhàng. 

Dây thần kinh bị chèn ép

Khi dây thần kinh bị chèn ép do thoát vị địa đệm, viêm khớp hay hẹp đốt sống lưng sẽ khiến cho dây thần kinh bị kích thích và xuất hiện hiện tượng chuột ruột. 

Do vậy khi đi bộ bạn nên đi ở thư thế hơi cong người ở phía trước sẽ giúp cải thiện và ngăn ngừa xuất hiện chuột rút. 

Chuột rút khi mang thai

Chuột rút khi mang thai

Thiếu canxi khi mang thai

Trong thời kỳ mang thai sự thay đổi hormone khiến cho người mẹ bị thường xuyên bị chuột rút, đặc biệt là vào những tháng cuối thai kỳ. Tình trạng chuột rút thường xuất hiện ở khu vực bắp chân vào ban đêm.

Nguyên nhân tình trạng chuột rút thường xuyên xuất hiện ở phụ nữ có thai là do thiếu hụt photpho, calcium, magnesium hay do sức nặng của thai nhi và độ lớn của tử cung chèn ép vào các mạch máu ở chi dưới gây nên tình trạng chuột rút. 

Thiếu máu/rối loạn tuần hoàn máu

Thiếu máu và rối loạn tuần hoàn máu là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên chuột rút cơ. Khi lượng máu đến bàn chân, cánh tay và các bộ phận khác trong cơ thể không đủ cung cấp sẽ dẫn đến tình trạng cơ co, chuột rút đau đớn. 

Chuột rút chân tự phát

Nếu nguyên nhân gây chuột rút không phải là do các trường hợp trên có thể là chuột rút chân tự phát do bị kích thích co cơ và một cơ bắp ở một vị trí rút ngắn. 

Nguyên nhân cơ bắp bị co thắt là do cơ bắp bị rút ngắn, co rút tiếp tục. Hiện tượng này thường xuất hiện vào ban đêm. Khi đang nằm mà đầu gối đột nhiên hơi cong và bàn chân hơi chỉ xuống kèm theo các cơn đau nhức thì bạn có thể bị chuột rút. 

Ngoài ra, khi bạn sử dụng một số loại thuốc có tác dụng phụ cũng gây ra tình trạng chuột rút chân.

Bệnh nhân đang trong quá trình chạy thận lọc máu sẽ xuất hiện tình trạng chuột rút ở chân. Bên cạnh đó một số bệnh lý khác như không phát hiện và điều trị tuyến giáp kém, thu hẹp các động mạch chân gây ra lưu thông kém ở bệnh động mạch ngoại biên, rối loạn dây thần kinh hoặc bệnh xơ gan, nhiễm độc kỳ hay thói quen thường xuyên uống rượu bia cũng là nguyên nhân gây chuột rút bắp chân.

2. Cách khắc phục tình trạng chuột rút

1.1 Thử kéo căng cơ

Khi bị chuột rút đột ngột, bạn hãy cố gắng đứng thẳng, uốn cong chân ngay đầu gối đồng thời kéo chân ngược về phía bụng. Sau đó giữ mắt cá chân hoặc gót chân. Để cơ thể ở trạng thái cân bằng dựa vào tường hoặc ngồi thẳng trên ghế. 

Nếu bắp chân của bạn bị chuột rút hãy cố gắng đứng thẳng bằng chân, sau đó đưa chân bị chuột rút từ từ ra phía trước và hơi cong đầu gối lại, đồng thời dồn trọng lượng cơ thể lên phía chân bị chuột rút. Giữ nguyên tư thế này trong 20 – 30 giây. 

1.2. Chích vào chỗ bị chuột rút

Phương pháp chích vào chỗ bị chuột rút thường áp dụng cho các vận động viên. Khi xuất hiện hiện tượng chuột rút bạn sử dụng một chiếc kim châm sạch châm vào chỗ bị chuột rút. Tuy nhiên phương pháp này chỉ nên thực hiện ở người có chuyên môn. 

1.3. Tự xoa bóp cơ

Khi bị chuột rút bạn có thể tự xử lý bằng cách xoa bóp nhẹ nhàng vào chỗ chuột rút để giảm hiện tượng căng cơ. Có thể dùng dụng cụ massage hoặc quả bóng tennis. 

1.4. Giữ ấm chỗ bị chuột rút

Một cách chữa chuột rút rất hiệu quả là làm ấm vùng bị chuột rút. Bạn có thể dùng một chai nước nóng hoặc miếng đệm nóng đắp vào chỗ chuột rút. Hơi nóng sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm ngay hiện tượng chuột rút đau đớn. 

3. Làm thế nào để phòng ngừa chuột rút?

Để hạn chế và phòng ngừa tình trạng chuột rút bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:

  • Luôn uống đủ nước mỗi ngày, tránh để cơ thể bị mất nước thường xuyên
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao. Tuy nhiên trước khi tập thể dục bạn nên khởi động, giãn cơ kỹ càng trước. 
  • Duy trì một chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung các loại rau củ và hoa quả trong bữa ăn, đồng thời cân bằng chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn.
  • Bên cạnh đó nên tránh căng thẳng, lo âu, luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái. 

4. Lời kết

Chuột rút bắp chân không phải là hiện tượng nguy hiểm nhưng bạn vẫn nên cần chú ý. Khi xử lý chuột rút cũng cần xử lý đúng cách để tránh nguy hiểm.

4.5/5 - (2 bình chọn)
4.5/5 - (2 bình chọn)