Bị tê tay chân là do đâu? dấu hiệu và cách phòng trị bệnh

Tê tay chân là  một triệu chứng mà rất nhiều người gặp phải. Nó không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu bạn bị thường xuyên hay trong một thời gian dài thì có thể sẽ là biểu hiện của một căn bệnh nghiêm trọng nào đó.

Vậy nên khi bị tê tay chân bạn nên tìm hiểu và chữa trị tránh trở thành biến chứng về sau. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng trị bệnh tê tay chân ngay nào!

1. Tìm hiểu về tình trạng bị tê tay chân

1.1 Như thế nào là tê tay chân?

Tay chân có chứa các dây thần kinh cảm giác giúp bạn có thể nhận biết sự nóng, lạnh, mềm, cứng,… của đồ vật hoặc sự vật nào đó để từ đó điều chỉnh khi thay đổi nhiệt độ hoặc địa chất bất ngờ. Nếu bị tê thì bạn sẽ bị mất cảm giác tạm thời hoặc thậm chí là vĩnh viễn. 

Khi mới bị thì nó chỉ đơn thuần là sự tê rần nhẹ ở các đầu ngón tay hoặc đầu ngón chân, sau đó dần dần nó lan ra cả bàn và sự châm chích ngày càng nhiều khiến bạn mất cảm giác và khá đau.

Đôi khi cảm giác tê còn lan rộng đến cổ tay, cánh tay, cẳng tay,… khiến bạn cực kỳ khó chịu. Tình trạng này thường xuất hiện đối với phụ nữ có thai hoặc người cao tuổi. 

Đây có thể chỉ là tê tay chân bình thường hoặc là triệu chứng của các căn bệnh khác nguy hiểm hơn.

Tê bàn tay là gì

Tê bàn tay là gì

1.2 Những triệu có thể nhận biết

Vai gáy nhức mỏi kéo dài xuống đến thắt lưng đi kèm với triệu chứng tê bì nửa người. Tê từ mặt trong cánh tay kéo đến gần đầu ngón tay. 

Khi nằm hoặc ngồi một chỗ và để tay chân bất động quá lâu khi cử động cũng tạo giác tê rần khó chịu. 

Nếu tê tay không liên tục, hơi châm chích như kim châm và lòng bàn tay nóng bỏng có thể là biểu hiện của bệnh lý viêm đa dây thần kinh trong tiểu đường hay bệnh lý tổn thương đa rễ -dây thần kinh.

Tay chân mất cảm giác: Tình trạng thường xuất hiện vào buổi tối khi bạn đang ngủ, hiện tượng tê sẽ khiến tay và châm tạm thời không có cảm giác.

Chuột rút: Nó có thể xuất hiện khi bạn đang tắm, đang bơi, đang mang thai hoặc khi tay chân đột nhiên vận động mạnh làm cơ co thắt đột ngột. Cơn đau buốt đến bất chợt khiến bạn căng cứng chân tay, mất khả năng hoạt động. 

Biểu hiện tê tay khi bị bệnh hạ canxi máu tiềm ẩn.

Đôi khi tê tay cũng chứa nguy cơ tiềm ẩn các mầm bệnh khác. Nếu tê tây đi kèm thêm các triệu chứng khác thì bạn cần đến trung tâm y tế gần nhất:

  • Cơn tê tay không đến bất chợt mà kéo dài dai dẳng từ 1 đến 1 tháng rưỡi. 
  • Khi bị tê tay đồng thời cũng bị các triệu chứng mãn tính khác. 
  • Khi bị tê chân mà nhiệt độ, màu sắc hoặc hình dạng của bàn chân bị thay đổi
  • Lên cơn co giật
  • Khó thở
  • Đau đầu, khó thở
  • Trí nhớ giảm, dễ nhầm lẫn khi bị tê
  • Sau khi bị chấn thương ở đầu thì tay chân bị tê liệt
  • Bàng quang và ruột không thể kiểm soát
Điều trị bệnh tê tay chân như thế nào?

Điều trị bệnh tê tay chân như thế nào?

1.3 Do đâu mà hay bị tê tay chân?

Nguyên nhân gây ra chứng tê tay, chân có rất nhiều. Sau đây #kiza xin chia sẻ những thông tin dựa trên sự nghiên cứu của Viện Rối loạn thần kinh và đột quỵ Quốc gia (NINDS) tìm ra.

Những cơn tê tay, chân hơn hơn 75% có nguyên nhân như sau:

  • Thoát vị đĩa đệm: Một trong những biểu hiện của bệnh chính là tê tay chân. Căn bệnh này là bệnh ở khu vực thắt lưng và đĩa đệm cột sống. Thoát vị nghĩa là đĩa đệm tràn ra khỏi bao xơ và chèn lên dây thần kinh cột sống khiến tay chân tê rần mất khả năng vận động. 
  • Xơ vữa động mạch: Bệnh này làm giảm kích thước lòng mạch, đè ép dây thần kinh đi qua nó khiến tay chân tê bì. 
  • Thoái hóa cột sống: Những người bị thoái hóa cột sống khi thời tiết thay đổi bất ngờ hoặc vào nửa đêm thường bị tê chân tay. Biểu hiện của bệnh là đốt sống và các sụn khớp bị bào mòn dần, tiếp xúc với rễ thần kinh sẽ khiến cơ thể đau nhức, tê bì xuất hiện ở nửa thân trên hoặc từ thắt lưng xuống đến chân. 
  • Nguyên nhân do chấn thương: Khi bạn bị tai nạn gây tổn thương cho dây thần kinh ngoại biên thì hiện tượng tê bì tay chân xuất hiện và giảm khả năng vận động. 
  • Mạch máu và thần kinh bị chèn ép khiến máu khó lưu thông: Khi bạn ngồi hoặc ở trong một tư thế quá lâu thì khi cử động rất dễ bị tê tay chân. Hoặc đối với phụ nữ sau khi sinh, người làm việc nặng, người ngồi trước máy tính thời gian dài, người phải chạy xe nhiều giờ,… cũng thường bị máu khó lưu thông gây ra tê tay chân.
  • Thoái hóa khớp: Khớp tay, khớp chân hoặc khớp háng thoái hóa hoặc bị tổn thương cũng ảnh hưởng đến khả năng vận động và gây tê bì chân tay. 
Nguyên nhân và cách điều trị tê tay chân

Nguyên nhân và cách điều trị tê tay chân

Nguyên nhân khác

  • Viêm đa rễ thần kinh: Bệnh này liên quan đến việc hệ thần kinh ngoại biên bị tổn thương nên các vận động bị ảnh hưởng, cảm giác cũng bị rối loạn. 
  • Sinh hoạt sai tư thế: Tay chân bị tê bì cũng xảy ra khi bạn ngủ nghiêng, gối đầu quá cao, đi lại thời gian dài trên giày cao gót,…
  • Hẹp ống sống: Bệnh lý này là bệnh bẩm sinh, cột sống không thẳng mà bị biến dạng dẫn đến khó khăn cho các rễ thần kinh chạy qua. Khi rễ thần kinh bị chèn ép thì hiện tượng tê bì tay chân sẽ xảy ra. Nếu bị trong thời gian dài thì sẽ gây tắc nghẽn sự lưu thông của máu, hạn chế sự vận động. 
  • Viêm đa khớp dạng thấp: Đây là bệnh liên quan đến xương khớp. Khi khớp bị tổn thương thì sẽ gây tê bì tay chân. Ngồi, nằm quá lâu có thể gây cứng khớp và tê tay chân. 
  • Tê chân tay cũng có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc. 
  • Tư thế làm việc: Lười vận động, nằm hoặc ngồi trong một thời gian dài và ở trong không gian điều hòa quá lâu cũng sẽ gây ra tổn thương cho các dây thần kinh. Khiến tay chân bị tê. 
  • Ảnh hưởng thời tiết: Khi trời lạnh nhiều người sẽ bị rối loạn cảm giác và tê chân tay. Nhưng thường chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn.
  • Stress, mệt mỏi: Cơ thể quá căng thẳng, mệt mỏi thì sẽ ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh khiến tay chân tê bì. 

Chú ý quan sát và phát hiện sớm các triệu chứng đi kèm với tê tay chân sẽ giúp nâng cao hiệu quả chữa trị và tránh những trường hợp nguy hiểm hơn. 

2. Những phương pháp giúp điều trị tê tay chân hiệu quả

Để lựa chọn được phương pháp chữa trị phù hợp thì cần phải dựa vào tình trạng bệnh lý. Nhưng nói chung thì nếu chỉ đơn giản là tê tay sinh lý bạn hãy chăm chỉ vận động, tránh làm một tư thế trong thời gian dài, xoa bóp tay chân. 

Việc tê tay chân có thể bị tái phát nhiều lần hoặc là biểu hiện của bệnh lý nào đó nên phải điều trị kịp thời để tránh xảy ra biến chứng về sau.

2.1 Đến bác sĩ để được chẩn đoán và kê thuốc

Theo tìm hiểu thì đây là các loại thường được bác sĩ kê cho người bị tê chân tay lâu ngày. Các bạn có thể tham khảo: 

  • Thuốc corticosteroid: Đây là thuốc giảm viêm, giảm tình trạng tê chân tay. Dành cho người bị bệnh đa xơ cứng (MS). 
  • Thuốc chống trầm cảm: những người bị tê tay chân do đau cơ xơ hóa sẽ được kê loại thuốc này.
  • Thuốc Gabapentin và pregabalin: Thuốc này có thể giảm cơn đau tê tay chân do các bệnh đa xơ cứng, cơ xơ hóa và bệnh thần kinh tiểu đường. 

2.2 Phát hiện ra nguyên nhân để điều trị cho hiệu quả

Do nguyên nhân sinh lý

Tê tay chân do sinh lý thì khá thường gặp và có thể áp dụng các cách sau đây: 

  • Tránh ngồi nhiều, đứng lâu: Luôn giữ ấm tay chân, chọn giày dép thật thoải mái. Không nên ngồi xổm và phải cẩn thận khi cúi người xuống để cầm nắm vật nặng vì nó có thể gây đau cơ và đốt sống lưng. 
  • Tập thể dục là hoạt động cần thiết đối với tất cả mọi người. Bạn thể tự tập các bài tập như yoga, aerobic, pilates, aerobic để tăng cường sức khỏe, đẩy nhanh sự lưu thông của máu và tránh được tê tay, chân. 
  • Khi bị tê bạn hãy nhẹ nhàng xoa bóp bàn tay và bàn chân để kích thích tuần hoàn máu và giảm triệu chứng tê tay chân. 
  • Chườm nóng: cách này cũng khá hiệu quả để giảm hiện tượng tê do các dây thần kinh bị chèn ép. 
  • Nghỉ ngơi: cũng có thể giảm hiện tượng này
  • Chườm lạnh. Tương tự như chườm nóng, chườm lạnh vào lòng bàn chân trong vòng 15 phút có thể giảm cảm giác tê. 
  • Ngủ đủ giấc. Thiếu ngủ cũng là một nguyên nhân khiến tay chân bị tê. Do đó điều chỉnh giấc ngủ và ngủ đủ giấc là một biện pháp rất hiệu quả. 
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: lên thực đơn hàng ngày để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn của bạn. Cần bổ sung các loại vitamin, các chất dinh dưỡng giúp phòng ngừa sự viêm nhiễm và tăng sức đề kháng. Trong đó vitamin C và protein có có khả năng tạo ra collagen giúp thành mạch được củng cố phòng tránh xơ vữa động mạch.

Do nguyên nhân bệnh lý

Đối với trường hợp này bạn cần điều trị tận gốc

  • Nhiễm độc: loại bỏ hoàn toàn các chất độc
  • Thoái hóa cột sống, viêm khớp: tiến hành điều trị bệnh vì tê tay chân là triệu chứng của các bệnh trên. 
  • Bệnh tiểu đường: Cần tránh các thực phẩm ngọt và nhiều dầu mỡ. Kiểm soát lượng đường huyết trong máu kết hợp với thuốc của bác sĩ. 
  • Bị thiếu vitamin: bổ sung vitamin và các thực phẩm chức năng. 

2.3 Áp dụng các bài thuốc dân gian

Bài thuốc chữa tê tay chân từ bột nghệ: Mỗi ngày đều dùng một ly sữa có pha thêm mật ong và bột nghệ. Ngoài ra có một phương thuốc khác là trộn bột nghệ với một ít nước rồi đem đi xoa bóp khi tay chân bị tê. 

Dầu dừa cũng có thể chữa bệnh tê tay chân. Thành phần của dầu dừa có nhiều chất hỗ trợ lưu thông máu và tăng cơ. Khi bị tê hãy dùng dầu dừa xoa bóp trong 20 phút và làm nó hàng ngày bạn sẽ thấy sự chuyển biến.

Chữa tê tay chân nhờ cây hương thảo: Dùng tinh dầu hương thảo để xoa bóp cũng giúp giảm tình trạng tê tay chân. Người bệnh cũng có thể pha trà hương thảo uống hàng ngày để điều trị bệnh tê bì.

3. Làm thế nào để phòng ngừa tê tay chân?

Sau đây là một số điểm lưu ý mà chúng tôi muốn nhắc nhở các bạn để phòng ngừa bệnh tê tay chân hiệu quả:

– Luyện tập hàng ngày với những tập nhẹ nhàng hay các bài tập đơn giản kết hợp xoa bóp, bấm huyệt,… để thúc đẩy quá trình lưu thông máu.

– Nên đọc kĩ thành phần và tác dụng phụ của thuốc trước khi sử dụng.

– Nếu bạn bị tê sau khi thức giấc thì hãy thay đổi tư thế khi ngủ, không nằm một tư thế đến sáng. Ngoài ra có thể kê thêm đệm tay và đệm chân để giảm triệu chứng tê bì chân tay. 

– Cần có chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng và ngủ đủ giấc.

4. Lời kết

Vậy là ở bài viết này chúng tôi đã đưa ra những thông tin cần thiết để tăng sự hiểu biết về căn bệnh tê tay chân. Mong rằng nó sẽ hữu ích trong việc phòng ngừa và nhận biết được mức độ nguy hiểm của chứng bệnh này.

Hãy tăng cường vận động kết hợp với chế độ ăn uống để có một cơ thể khỏe mạnh nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)