Bệnh sán chó là gì? nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh sán chó do ký sinh trùng sán dây gây ra. Động vật chó, mèo là vật chủ để sán dây ký sinh. Bệnh sán chó phổ biến xuất hiện ở trẻ em từ 3 – 10 tuổi, người lớn cũng có khả năng bị bệnh nhưng ít hơn.

Bệnh sán chó mèo có ở khắp mọi nơi dù là nông thôn hay thành thị. Tại các nước tiên tiến vẫn có khả năng nhiễm bệnh và thậm chí là có nhiều người nhiễm. dù là không nguy hiểm nhưng nếu phát hiện muộn thì các biến chứng của bệnh có thể khiến người tử vong.

1. Tìm hiểu về bệnh sán chó

1.1. Khái niệm về căn bệnh sán chó

Sán chó mèo còn được gọi là giun đũa chó mèo hoặc Toxocara. Chúng kí sinh trong ruột non của chó. Loài sán này có trong 80% chó ở vùng nhiệt đới và 17 -20% chó ở vùng ôn đới. Giun trưởng thành sẽ sống trong ruột non của chó con từ 3 – 6 tháng tuổi.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh sán chó

Nguyên nhân dẫn đến bệnh sán chó

Trung bình mỗi ngày giun đẻ 200.000 trứng, trứng giun ra ngoài theo đường phân và sống trong điều kiện ngoại cảnh vài tháng. Giun sẽ bị đẩy ra ngoài khi chó lớn lên và hệ miễn dịch tăng cường. Trong trường hợp chó con nuốt phải trứng giun, ấu trùng giun sẽ lên phổi rồi phát triển thành giun trưởng thành trong ruột non.

Một số con ấu trùng khác tiếp tục di chuyển ra các cơ quan nội tạng khác. Nếu con chó đó có thai, ấu trùng sẽ nhiễm vào bào thai hoặc tuyến vú và nhiễm bệnh khi chó con bú mẹ.

1.2. Sự phát triển của sán chó trong cơ thể người

Khi chó bị nhiễm sán, sán sẽ kí sinh và trứng sán được đưa ra môi trường bằng đường phân của chó. Hậu môn cũng là nơi chứa nhiều trứng sán. Trong trường hợp chó liếm hậu môn rồi liếm lên đồ vật hoặc thân thể của chúng thì vô tình đang phát tán trứng sán ra rộng hơn.

Chú ý khi vuốt ve chó, ăn rau sống hoặc tiếp xúc với các đồ vật dính trứng sán thì khi đã vào trong cơ thể người, 5 tháng sau trứng sán sẽ phát triển thành nang sán nếu trứng không bị thực bào.  

Trong nang sán có chứa 2 triệu đầu sán. Khi nang sán vỡ ra, nó giải phóng ra hàng triệu đầu sán, theo máu ký sinh khắp cơ thể như gan, phổi, não, lách.

1.3. Những biểu hiện của người mắc bệnh sán chó

Khi sán đã xâm nhập và ký sinh vào cơ thể, nang sán bắt đầu chèn ép các phủ tạng và cơ quan xung quanh, gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vị trí nang sán ký sinh quyết định mức độ tổn thương và nguy hại đến sức khỏe. 

Khi nang sán vỡ, sẽ khiến cho cơ thể bị dị ứng, nhiễm độc, choáng quá mẫn. Đầu sán tràn ra ngoài hình thành các nang sán thứ phát. Mất 2 – 5 năm để nang sán thứ phát xuất hiện kể từ khi nang sán tiên phát bị vỡ. Đây là giai đoạn gây tử vong.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh sán chó

Nguyên nhân dẫn đến bệnh sán chó

1.4. Bệnh sán chó có lây không?

Theo các chuyên gia, bệnh sán chó có thể lây từ chó sang người và chưa có trường hợp thống kê cho thấy lây được trực tiếp người sang người.

Con đường lây truyền của sán chó:

Sau khi chó bị nhiễm sán, sán sẽ bắt đầu ký sinh, phát triển rồi sinh sản trong ruột non của chó. Mỗi ngày sán chó đẻ 200,000 trứng và theo đường phân của chó ra ngoài môi trường rồi lẫn vào nước, đất. Khi uống phải nước hoặc ăn đồ nhiễm trứng sán thì con người sẽ bị nhiễm trứng sán. Trẻ em hay nghịch đất nên dễ nhiễm trứng sán nhất.

Khả năng khác là người bệnh đã ăn rau sống có lẫn trứng sán trong đất hoặc dùng được bón bằng phân chó.

Sau khi vào trong cơ thể người khoảng 5 tháng mà không bị tiêu diệt thì trứng sán sẽ biến thành nang sán.

Khi nang sán vỡ sẽ có hàng triệu đầu sán non thoát ra, theo đường máu đi ký sinh ở nhiều bộ phận trên cơ thể người như gan, phổi, mật, não, lá lách,… gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng.

2. Các chuẩn đoán về bệnh sán chó

Bệnh sán chó do ấu trùng giun đũa chó/ mèo Toxocara spp. Theo Quyết định số 4283/QĐ-BYT ngày 08/8/2016 về việc Ban hành Tài liệu “Định nghĩa trường hợp bệnh truyền nhiễm” kèm theo định nghĩa ca bệnh giun đũa chó/mèo của Bộ Y tế ban hành có đề cập ca bệnh xác định gồm các triệu chứng sau:

  •       Ngứa, nổi mẩn;
  •       Đau bụng, khó tiêu, đau đầu;
  •       Tê bì, đau nhức mỏi;
  •       Sốt kèm thở khò khè;
  •       Có thể xuất hiện một hoặc các triệu chứng sau: viêm phổi, gan to, đau bụng mạn tính, tổn thương ở mắt, tổn thương võng mạc, viêm mắt, rối loạn thị lực, rối loạn thần kinh khu trú;
  •       Xét nghiệm ELISA cho kết quả kháng thể anti-Toxocara spp. IgG dương tính;
  •       Tìm thấy giun đũa hoặc ấu trùng của chó hoặc mèo trưởng thành;
  •       Sử dụng kỹ thuật sinh học phân tử phát hiện đoạn gen đặc hiệu của ấu trùng giun đũa chó hoặc mèo.
Cách trị bệnh sán chó

Cách trị bệnh sán chó

Xác định chẩn đoán dựa trên cơ sở phát hiện ấu trùng Toxocara trong mẫu mô xét nghiệm. Tuy nhiên, sinh thiết lấy mẫu mô chứa ấu trùng có thể phức tạp và khó khăn, thậm chí xuất hiện biến chứng. Vì thế, chẩn đoán thường dựa trên xét nghiệm huyết thanh và đặc điểm lâm sàng, nhưng biểu hiện lâm sàng thường không đặc hiệu, không điển hình nên sẽ khó chẩn đoán chính xác.

3. Những triệu chứng phổ biến của bệnh sán chó

3.1. Cơ thể bị sụt cân

Khi ấu trùng giun, sán ký sinh trong cơ thể người, bạn sẽ bị sút cân dù vẫn duy trì chế độ ăn uống bình thường vì chúng sẽ lấy đi chất dinh dưỡng mà bạn nạp vào mỗi ngày để sinh sống. Bạn nên theo dõi cân nặng của mình khoảng 1 – 2 tháng sau khi đã phát hiện dấu hiệu sụt cân của cơ thể. Nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác nguyên nhân.

3.2. Tình trạng táo bón thường xuyên

Nếu bạn vẫn nạp đủ chất xơ vào cơ thể nhưng vẫn gặp tình trạng táo bón thường xuyên thì có thể bạn đã nhiễm bệnh sán chó. Giun và sán có thể làm ruột bạn kích ứng và rối loạn tiêu hóa. Chúng làm giảm lượng nước cơ thể hấp thụ và khiến bạn táo bón.  

3.3. Dấu hiệu tiêu chảy, chướng bụng

Nếu cơ thể bạn xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, tiêu chảy, chướng bụng thì hãy nghi ngờ cơ thể đang nhiễm bệnh sán chó. Đặc biệt là khi bạn vừa tiếp xúc với nguồn đất, nước không phải nơi mình sinh sống.

3.4. Cảm giác đói sau khi mới ăn xong

Nếu bạn cảm thấy đói khi vừa ăn no thì có thể ấu trùng giun và sán đã lấy đi hết chất dinh dưỡng bạn vừa nạp vào cơ thể. Hoặc nếu cảm thấy lúc nào cũng no thì có thể cúng đang làm bạn đầy hơi nên lúc nào cũng thấy no căng bụng dù không ăn gì.

3.5. Cơ thể mệt mỏi, suy yếu.

Vì giun sán lấy hết chất dinh dưỡng nên bạn sẽ bị sụt giảm năng lượng, lâu dần bạn sẽ thấy cơ thể dần suy yếu và kiệt sức. Tình trạng này kéo dài khiến bạn chỉ muốn ngủ và không muốn làm những việc khác.

3.6. Xuất hiện giun khi đại tiện

Nếu đang bị nhiễm giun, sán, có thể bạn sẽ nhìn thấy giun ở quần lót sau khi đi đại tiện hoặc trong bồn cầu. Chúng thường có màu trắng ngà và hình dạng giống như sợi chỉ rất nhỏ.

3.7. Sắc tố mắt và da nhợt nhạt

Giun sán hút máu bạn lớn lên nên cơ thể sẽ thiếu đi lượng sắt lớn. Khi nghi ngờ nhiễm bệnh, hãy thường xuyên quan sát sắc tố da và mắt. Nếu da và mắt trở nên xanh xao, nhợt nhạt kèm theo mệt mỏi, khó tập trung và nhịp tim nhanh bất thường thì có khả năng bạn đang bị bệnh sán chó.

3.8. Tình trạng đau bụng kèm buồn nôn

Ruột có thể bị tắc nghẽn do giun sán đã làm gián đoạn chức năng các ống trong thành ruột. Bạn có thể bị đau bụng ở các cấp độ nhẹ hoặc nặng, cảm thấy buồn nôn, nôn nhiều bất thường. Đau bụng do sán chó thường sẽ đau ở phần trên dạ dày.

3.9. Ngứa da liên tục

Giun, sán sẽ tiết độc tố vào máu nên bạn có thể cảm thấy ngứa dai dẳng, mẩn đỏ khắp người hoặc tại nơi có sán ký sinh. Vào ban đêm, cơn ngứa sẽ nghiêm trọng hơn. Người đang bị bệnh sán chó cũng hay thấy ngứa hậu môn.

3.10. Giấc ngủ chập chờn, tâm trạng mệt mỏi

Người đang bị bệnh sán chó cảm thấy thấy khó đi vào giấc ngủ hay chỉ ngủ chập chờn, hoặc hay tỉnh giấc giữa đêm. Tình trạng xuất hiện nhiều hơn ở những người bị ấu trùng giun di trú đến não. Chúng làm rối loạn chức năng hoạt động của não. Đây có thể là nguyên do của tâm trạng hay thay đổi thất thường. Có thể bạn vừa mới vui vẻ nhưng có thể chuyển ngay sang cáu gắt.

Dù đây là một trong những triệu chứng của bệnh giun sán nhưng nó cũng là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác. Vì vậy, bạn cần đến bệnh viện hỏi ý kiến của các chuyên gia y tế để được chẩn đoán chính xác và tìm được nguyên nhân của tình trạng này.

4. Các phương pháp điều trị bệnh giun sán

Dưới đây là các cách điều trị bệnh sán chó:

Bệnh sán chó cần được điều trị càng sớm càng tốt, ngay khi phát hiện ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể cần can thiệp các phương pháp y khoa nhằm ngăn chặn mức độ ảnh hưởng và những biến chứng của bệnh lý này.

Điều trị bằng thuốc hoặc tiêm diệt ký sinh trùng là các cách để điều trị bệnh. Việc dùng thuốc phải được nhân viên y tế kiểm soát chặt chẽ, có thể dùng thuốc chống ngứa nếu bị ngứa.

Một số trường hợp bệnh đã nặng không thể điều trị bảo tồn thì có thể phải cắt bỏ những phần tế bào chứa nang sán.

5. Cách phòng ngừa sán chó đúng cách

Để phòng bệnh sán chó, cần chú ý các điểm sau:

Tuân thủ ăn chín uống sôi, giữ gìn vệ sinh sau khi tiếp xúc hoặc đùa giỡn với chó.

Cần đưa chó đi khám bệnh định kỳ và điều trị bệnh triệt để khi phát hiện chó bị nhiễm sán. Bệnh sán chó lây từ chó sang người khác dễ dàng, chúng ta phải phòng ngừa và đặc biệt quan tâm dù ít gặp.

Nếu phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp giảm tác động của bệnh đến sức khỏe và tính mạng của con người.

6. Lời kết

Hy vọng bài viết trên giúp bạn có những biện pháp phòng ngừa và nếu đang nhiễm bệnh, bạn sẽ có được những gợi ý để điều trị bệnh hợp lý nhất. Chúc bạn thành công và luôn khỏe mạnh!

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)