Bạch Cầu là gì? tầm quan trọng và những lưu ý về bạch cầu

Những tế bào đảm nhiệm những chức năng chống lại các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể được gọi là bạch cầu. Các tế bào bạch cầu này sẽ sản xuất ra kháng thể, thực bào các chất lạ hoặc vi khuẩn, giải phóng các enzim, các chất truyền tin hóa học…

1. Tìm hiểu về bạch cầu

1.1. Khái niệm về bạch cầu

Các tế bào gốc sinh máu vạn năng trong tủy xương là nơi sinh ra bạch cầu. Bạch cầu bao gồm nhiều loại khác nhau và chức năng của mỗi loại cũng khác nhau nhưng đều có nhiệm vụ chung là bảo vệ cơ thể.

Bạch cầu và những yếu tố không nên bỏ qua

Bạch cầu và những yếu tố không nên bỏ qua

Người ta phân loại bạch cầu dựa vào hình dáng của nhân hoặc không có mặt các hạt bào tương trong tế bào, chủ yếu là các tia thể (lysosome):

  • Bạch cầu đa nhân (bạch cầu hạt): bạch cầu này chứa những hạt lớn trong bào tương. Bạch cầu hạt lại chia ra tùy theo sự bắt màu các hạt trong bào tương: bạch cầu ưa axit, bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa bazơ
  • Bạch cầu đơn nhân( bạch cầu không hạt): những bạch cầu này không có hạt trong bào tương. Lại chia bạch cầu không hạt thành hai loại là bạch cầu lympho và bạch cầu mono 

1.2. Những công dụng mà bạch cầu mang lại

Bạch cầu hạt trung tính

Nhờ khả năng vận động và thực bào rất mạnh mà bạch cầu trung tính đã tạo ra hàng rào đầu tiên để bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn sinh mủ

Bạch cầu hạt ưa acid

Nhờ enzym như oxidase, peroxidase và phosphatase có trong lysosome mà chức năng chủ yếu của bạch cầu ưa axit là khử độc các protein và các chất lạ 

Bạch cầu hạt ưa base

Đây là loại bạch cầu đóng vai trò quan trọng trong một số phản ứng dị ứng nhưng tuy nhiên đây cũng là loại ít gặp nhất trong các loại bạch cầu

Bạch cầu lympho

Bạch cầu lympho

Bạch cầu lympho

Bạch cầu lympho được chia làm hai loại khác là lympho B và lympho T

  • Bạch cầu lympho B đảm nhiệm vai trò sản xuất ra kháng thể.
  • Bạch cầu lympho T : bạch cầu này tấn công các kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể sau khi được hoạt hóa bằng cách tấn công trực tiếp hoặc giải phóng  một chất gọi là lymphokin. Lymphokin tấn công kháng nguyên bằng cách thu hút bạch cầu hạt đến xâm nhập.

Bạch cầu mono

có kích thước lớn hơn và sẽ phát triển thành các đại thực bào tại mô liên kết của các cơ quan. Loại bạch cầu này có tác dụng dọn sạch các vùng mô tổn thương do các đại thực bào sẽ ăn các phân tử có kích thước lớn, các mô hoại tử. Ngoài ra một vai trò quan trọng đáng kể khác bạch cầu mono có vai trò trong sản xuất kháng thể.

2. Những căn bệnh liên quan đến bạch cầu

2.1.  Những bệnh thường gặp khi bạch cầu cao

Bạch cầu cao được hiểu đơn giản là khi lượng tế bào bạch cầu tăng cao hơn mức bình thường. Khi cơ thể bị nhiễm trùng thì hiện tượng này sẽ xảy ra và số lượng bạch cầu sẽ trở về mức bình thường khi cơ thể hết bị viêm nhiễm.

Số lượng bạch cầu sẽ tăng lên khá cao trong một số trường hợp nhiễm trùng ở các cơ quan trong cơ thể như viêm ruột thừa, viêm phổi, áp xe gan… Trong một số trường hợp bạch cầu có thể tăng trên 20000ml. Tuy nhiên, đã mắc bệnh ung thư của hệ tạo máu hay còn gọi là bạch cầu mạng hoặc bạch cầu cấp khi bạch cầu tăng quá cao trên 100000ml.

4000ml đến 8000ml là số lượng bạch cầu dao động lúc thông thường. Bạch cầu cao là khi tăng trên 8000ml. 

Việc gia tăng bạch cầu quá mức cần thiết và kéo dài sẽ dẫn tới những trường hợp xấu hơn. Những tế bào bạch cầu này không giúp cơ thể chống lại kể cả sự nhiễm trùng bình thường mặc dù bạch cầu tăng lên khá nhiều. Bên cạnh đó việc bạch cầu tăng cao còn gây tích tụ cản trở quá trình lưu thông máu và can thiệp vào các chứng năng quan trọng của cơ thể bao gồm việc sản xuất ra các tế bào khỏe mạnh khác.

Các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc trong các trường hợp nhiễm khuẩn khác cơ quan trong cơ thể như áp xe gan, viêm phổi là nguyên nhân gây nên tình trạng bạch cầu tăng. Một số bệnh ung thư của hệ tạo máu như bệnh bạch cầu cấp tính, mãn tính cũng là nguyên nhân khiến bạch cầu tăng.

2.2. Những trường hợp sẽ khiến bạch cầu giảm

Số lượng bạch cầu trung tính thấp bất thường được gọi là tình trạng bạch cầu giảm. Bạch cầu trung tính được tạo ra từ tủy xương và là một dạng phổ biến của tế bào trắng, chúng di chuyển đến máu và các khu bị nhiễm trùng. Chúng giúp ngừa viêm nhiễm, đặc biệt là các bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra do tiết ra những chất tiêu diệt vi sinh vật xâm nhập.

Tình trạng giảm bạch cầu ở người lớn được cho là khi số lượng bạch cầu trung tính trên mỗi microlit máu dưới 1500. Số lượng bạch cầu cho thấy dấu hiệu giảm theo độ tuổi khác nhau đối với trẻ em.

Tuy nhiên đối với một số trường hợp khác, nguy cơ nhiễm trùng không tăng cao dù lượng bạch cầu trung tính thấp hơn mức bình thường. Bạch cầu sẽ giảm trong các trường hợp sau đây:

  • Người bị bệnh lao
  • Người mắc bệnh nhiễm trùng
  • Bệnh nhân sốt xuất huyết
  • Trong cơ thể tồn tại một số loại virus như viêm gan, cytomegalovirus, virus Epstein-Barr và virus HIV.

Một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc tâm thần, thuốc cao huyết áp và các thuốc của bệnh thần kinh có thể làm giảm số lượng bạch cầu ở một số người bệnh.

2.3. Triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh

Dễ bị nhiễm khuẩn 

Dễ bị nhiễm khuẩn là triệu chứng kết hợp với hiện tượng giảm số lượng bạch cầu ở máu ngoại vi gây ra. Lượng bạch cầu giảm sút sẽ dẫn đến không đủ khả năng chống đỡ và hậu quả là bệnh nhân ung thư máu dễ bị nhiễm khuẩn do chức năng chính của bạch cầu là bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài ví dụ như tác nhân vi khuẩn hoặc virus

Cơ thể thiếu máu 

Việc giảm số lượng hồng cầu có thể gây ra triệu chứng thiếu máu xuất hiện. Sự thiếu hụt hồng cầu gây ra hậu quả thiếu oxy ở các cơ quan đích trong cơ thể do chức năng chính của hồng cầu là vận chuyển oxy tới toàn bộ cơ quan trong cơ thể. Vì vậy có thể gây ra các triệu chứng như thở ngắn khi vận động, thở nhanh, mệt mỏi, hoa mắt hoặc nhợt nhạt

Nguy cơ chảy máu

Một trong những triệu chứng có liên quan đến việc giảm tiểu cầu là dễ có nguy cơ chảy máu. Trong mọi tình trạng thiếu hụt tiểu cầu đều làm tăng nguy cơ chảy máu ngay cả với chấn thương nhẹ do chức năng chính của tiểu cầu là cầm máu.

Điều này dẫn tới kết quả xuất hiện những chấm xuất huyết nhỏ hoặc mảng bầm dưới da và chảy máu từ lợi hoặc từ mũi. Trong một số trường hợp nặng có thể gặp phải chảy máu nội tạng

Triệu chứng liên quan đến hiện tượng tăng sinh của tế bào ung thư máu

Do tế bào ung thư xâm lấn vào các cơ quan khác như lách , gan, hạch và dẫn tới phì đại cơ quan nội tạng và các cơ quan khác.

Tế bào này có thể xâm lấn hệ thần kinh trung ương trong một số trường hợp và có thể biểu hiện những kích thích màng não gây nên các triệu chứng buồn nôn, đau đầu.

2.4. Bệnh bạch cầu có những phương pháp điều trị sau

Điều trị tấn công lui bệnh

Phương pháp này vừa nhằm đẩy lùi tế bào ác tính, vừa đồng thời giúp cho các tế bào hồi phục một cách bình thường

Điều trị sau lui bệnh

Phương pháp này vừa làm giảm số lượng tế bào ác tính đến tối thiểu cũng vừa giúp cho các tế bào mới trở lại mức bình thường, hay còn gọi là lui bệnh hoàn toàn. Hầu hết bệnh nhân sẽ bị tái phát nếu ngừng điều trị ở giai đoạn này.

Ghép tế bào gốc tạo máu

Để làm giảm nguy cơ tái phát bệnh nhân thường được áp dụng phương pháp này, đây cũng được coi như đạt gần đến tình trạng chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân. Để phá hủy tối đa số lượng bạch cầu ác tính trong cơ thể phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu sử dụng hóa trị liệu hoặc xạ trị toàn thân với liều cao.

Các tế bào gốc mới cần được ghép vào sau khi điều trị vì phương pháp điều trị này cũng làm tổn thương cả các tế bào gốc tạo máu bình thường trong cơ thể.

Tùy thuộc vào độ tuổi của bệnh nhân, chức năng của các cơ quan trong cơ thể và tình trạng toàn thân mà bác sĩ có chỉ định áp dụng phương pháp ghép này hay không.

2.5. Cách chăm sóc cho người bệnh khi xuất viện

Điều trị và theo dõi

Bệnh nhân nên được tiếp tục điều trị định kỳ và theo dõi thường xuyên sau quá trình điều trị nội trú và đã hoàn tất thành công quá trình điều trị. Điều quan trọng nhất là tiếp tục theo dõi điều trị cùng với tư vấn sát sao của bác sĩ điều trị vì khi ra viện không có nghĩa là bệnh nhân được chữa khỏi.

Để đảm bảo rằng bệnh nhân nhận thức chính xác về tình trạng bệnh tật và tình trạng sức khỏe của mình nên cần phải được sử dụng thuốc theo chỉ định với liều lượng chính xác và tái khám kiểm tra định kỳ theo hẹn.

Tự giám sát

Bệnh nhân cần phải được thích nghi dần với cuộc sống hằng ngày, đặc biệt là với công việc nhưng không đặt họ vào bất kỳ sức ép thái quá nào do sau khi điều trị sức khỏe bệnh nhân thường giảm sút.

Một khuyến cáo chung là nên tuân theo lời khuyên của bác sĩ để bệnh nhân được phục hồi chức năng về xã hội một cách từ từ đồng thời với mức độ tình trạng sức khỏe của cơ thể. Ngoài ra cần phải thường xuyên theo dõi trọng lượng, nhiệt độ cơ thể và chế độ vận động thể lực của bệnh nhân.

Chế độ ăn

Bệnh nhân nên có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, lành mạnh và khoa học, đồng thời chú ý bổ sung nhiều thực phẩm giàu năng lượng và protein.

Khi số lượng bạch cầu giảm thấp một số liệu trình điều trị có thể hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm hoặc muối, vì vậy nên hạn chế tối đa các loại thực phẩm ăn sống.

Kiểm soát nhiễm khuẩn

Việc kiểm soát tùy thuộc vào tình trạng và sức khỏe của bệnh nhân sau khi điều trị, đặc biệt nếu do hóa trị hoặc sau khi ghép tế bào gốc tạo máu khiến số lượng bạch cầu giảm thì bệnh nhân có thể rất dễ bị nhiễm nấm, nhiễm khuẩn hoặc virus hoặc các tác nhân khác.

Để phòng tránh việc tái nhiễm khuẩn cách tốt nhất là nên duy trì thói quen sử dụng khẩu trang, tránh chỗ đông người và nên rửa tay để phòng nhiễm khuẩn.

3. Lời kết 

Bạch cầu là một loại tế bào rất quan trọng đối với cơ thể vì vậy tất cả mọi người đều nên chú ý theo dõi để biết được khi nào bạch cầu tăng hoặc khi nào bạch cầu giảm là do nguyên nhân nào gây ra để từ đó có cách chữa trị phù hợp.

Nếu cảm thấy cơ thể bát thường và nghi ngờ do bạch cầu tăng hoặc giảm thì nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)