Trần bì là gì? Tác dụng, cách dùng trị bệnh và lưu ý

Trần bì là một loại dược liệu rất phổ biến trong y học cổ truyền, lẫn đời sống hàng ngày của chúng ta. Nhờ đặc tính có mùi thơm, vị cay đắng và tính ấm nên Trần Bì điều hòa khí huyết rất tốt, tiêu đờm và tác động vào kiện tỳ. 

Dược liệu còn được sử dụng cho các trường hợp đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ho có đờm, kén ăn, nôn mửa và tiêu chảy…v..v. Chính vì khả năng chữa trị được nhiều căn bệnh phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, mà Trần Bì là một vị thuốc luôn được nhìn thấy trong các bài thuốc cổ truyền và các đơn thuốc tây y. 

Mục lục

1. Những đặc điểm bạn cần biết về Trần Bì

Nguồn Gốc Trần Bì

Trần bì tưởng xa lạ nhưng mà rất quen bởi vì nó là loại dược liệu được làm từ chính vỏ quả quýt chín được để khô. Loại quýt được sử dụng để làm trần bì tên là  quýt Hương cần. Người ta thường sao vàng lên để tăng tính ấm , giảm tính hàn của dược liệu. 

Bình thường, khi ăn quýt chúng ta thường bỏ vỏ đi nhưng những gia đình có bà bầu và em bé thường dữ lại để xông hơi, để sát khuẩn cho căn phòng. Trần bì là một trong những vị dược liệu được sử dụng rất nhiều trong đông y để chữa trị ho có đờm, viêm phế quản….

Trần bì có tác dụng gì

Trần bì có tác dụng gì

Bài viết này sẽ giúp chúng ta hiểu biết hơn về vị thuốc dân giã mà lại có ích như Trần Bì nhé!

Trần Bì còn được gọi là quảng trần bì hoặc là quất bì,(vỏ quýt) và tần hội bì. Loại quýt dùng để chế biến dược liệu trần bì có tên gọi là Quýt Hương Cần . Tên khoa học của nó là Citrus deliciosa Tenore, thuộc Họ Cam (Rutaceae).

Đặc điểm hình thái Cây Quýt Hương Cần

Cây quýt Hương Cần có hình dáng thân nhỏ, mọc gai quanh thân cành. Lá cây mọc đơn, xếp so le, viền lá có răng cưa, có mùi thơm khác biệt khi bạn vò lá. Hoa quýt nhỏ li ti màu trắng, mọc riêng lẻ xung quanh các kẽ lá.

Quả tròn và hơi dẹt, thường có màu cam vàng hoặc cam đỏ. Quả quýt có vỏ mỏng nên rất dễ bóc, đôi khi vỏ hơi sần sùi hoặc vỏ nhẵn. Thịt quýt dai, dày nhiều nước, nhiều múi. Vừa có lợi ích về kinh tế, vừa có lợi ích về sản xuất dược liệu.

Nơi phân bố và thu hái Cây Quýt

Cây quýt được trồng ở khắp nơi trên cả nước, phổ biến nhất là câc tỉnh miền trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, …. Khu vực  Quảng Trị, Huế,…

Khu vực vùng núi như  Cao Bằng, Lạng Sơn… Riêng loại quýt Hương Cần được trồng nhiều nhất  ở kinh thành Huế. Và đây là loại quýt cần cho việc chế biến dược liệu.

Quả quýt được thu hái liên tục vào tháng 11 năm nay đến tháng 1 năm sau. Quả quýt được làm dược liệu thường chỉ lấy vỏ. Sau khi bóc tách vỏ ta thái nhỏ và sấy lên hoặc sao vàng. Nếu cần thiết sử dụng tươi thì càng tốt.  Hoặc người ta có thể sơ chế như một dạng ngâm tẩm như là bóp đều dược liệu với mật ong hoặc muối sau đó sao qua. Cách này nhằm để tăng một số đặc tính vốn có của dược liệu. 

Đặc điểm hình thái Dược Liệu Trần Bì

Dược liệu thường được cắt thành  4 miếng hình bầu dục đều nhau và liền nhau ở phần cuống. Có  nơi lại tách các miếng vỏ rơi nhau, hoặc là thái mỏng để dược liệu dễ ngâm tẩm. Dược liệu đẹp hay không phụ thuộc vào kỹ thuật bóc và cắt vỏ quýt .

Phần vỏ của quả quýt có thể hơi sần sùi hoặc mềm mịn, màu thường là cam đỏ hoặc nâu đỏ. Lỗ chỗ những vết tròn thường gặp trên cam quýt.  Đem sao vàng dược liệu cho ta thành phẩm trông khô giòn không ẩm là ổn. Mùi thơm trong và sau khi sao thường lưu lâu hơn khi dùng vỏ tươi.

Có nên sử dụng trần bì trị bệnh

Có nên sử dụng trần bì trị bệnh

Thành Phần Hóa Học trong Dược Liệu Trần Bì

Trong vỏ quýt có chứa khoảng 1,5 đến 2% tinh dầu, trong đó chủ yếu chứa limonene, các gốc cồn như terpineol, benzyl alcohol, octanol, thymol, citronella, citromitin,… Nước và các thành phần dễ bay hơi chiếm 61,25%, chất besperidin, vitamin A, B  chiếm khoảng 0,8%.

Trong sách đông y nhắc đến trần bì có tính ấm và ôn , vị cay và hơi đắng.  Có tác dụng chữa viêm phổi bổ phế , giúp tiêu hóa tốt, chữa đầy hơi, ăn không tiêu và tác dụng kháng khuẩn, tiêu giệt vi khuẩn. 

Cách chế biến Dược Liệu Trần Bì

Với những người làm thuốc cổ truyền, việc sơ chế và bảo quản Trần Bì cũng rất kì công và tỉ mỉ.           

Mỗi mùa quýt chín, người ta thu hoạch để sơ chế và cắt vỏ làm 4 mảnh đều nhau và không tách ngọn. Sau đó ta có nhiều cách để chế biến hoặc sử dụng tươi như sau. Chế biến khô ta có thể sấy phơi ở trong lò hoặc ngoài sân, sao vàng hoặc ngâm tẩm sao vàng. Hoặc treo khô trước gió , nhưng tuyệt đối không treu gần gác bếp vì dễ nhiễm bẩn mùi hôi trong bếp.

Dược liệu chế biến khô để càng lâu thì dùng càng tốt. Trông bên ngoài sẽ thường ngả sang màu đỏ vàng hoặc đỏ nâu, bề mặt có nốt sần sần hoặc lỗ nhỏ li ti thường thấy ở vỏ quýt.

Dược liệu để tươi thì thường nhanh hư, thường là để chế biến các bài thuốc ngay sau khi thu hái tầm 2- 3 ngày. Tuy nhiên người ta vẫn hay lựa chọn phơi khô để dược liệu dữ được lâu và chế biến được nhiều loại thuốc hơn.

2. Những công dụng và các bài thuốc của Trần Bì

1. Tác dụng chữa trị ho đờm, long đờm, bổ phế.

Bài thuốc 1: Lấy 10g trần bì thái nhỏ , 10g bán hạ chế, 10 bạch thục linh , 10g cam thảo . Tất cả sắc lấy nước để uống trong một ngày.

Bài thuốc 2: Lấy  6g Trần bì thái nhỏ, 6g cát cánh, 6g tô diệp , 4g cam thảo , sắc lấy nước uống trong ngày.

2. Chuyên trị bệnh Tuyến Vú Cấp

Lấy 30g trần bì và 6g cam thảo sắc lấy nước uống hàng ngày.

3. Chữa chứng bệnh nôn do lạnh

 Lấy 12g trần bì nấu cùng 8g sinh khương để lấy nước uống.

4. Chữa bệnh tiêu chảy cấp, tiêu chảy mãn tính

Lấy mỗi loại một tỉ lệ bằng nhau rồi tán mịn, bao gồm trần bì, thương truật, hậu phác, cam thảo. Sau đó vò thành viên thành các viên  4-6g. Mỗi ngày ngày uống 2-3 viên.

5. Đơn thuốc dành riêng cho trẻ em bị suy dinh dưỡng

Lấy 4g  các loại : chích thảo, trần bì, 8g các loại :  đảng sâm ,bạch truật và bạch linh . Đun lấy nước uống trong ngày.

Vỏ quýt được sử dụng làm trần bì

Vỏ quýt được sử dụng làm trần bì

6. Chữa trị bệnh tiêu chảy kèm theo đau bụng dữ dội và sôi bụng

Lấy 6g trần bì sao vàng , 12g bạch truật hạ thổ sao vàng, 8g các loại : phòng phong sao, bạch thược sao. Tất cả các loại  tán bột mịn, vo thành viên nặng khoảng 4-6g. Mỗi ngày uống mỗi viên khoảng 2-3 lần . Hoặc có thể sắc các dược liệu kia thành nước uống.

7. Chữa chứng nấc sau khi ăn

Dùng 30g trần bì nướng lên rồi tán bột mịn. Có thể hòa tan với nước hoặc vo viên uống với nước.

8. Đơn thuốc trị ho, viêm phế quản nhẹ

Lấy 6g tất cả các loại: trần bì, tô diệp,  cát cánh, cùng với 4g cam thảo . Nấu lấy nước uống trong ngày.

9. Ngăn ngừa và chữa trị táo bón

Dùng 6g trần bì cho vào nước đun sôi. Uống hàng ngày khi còn ấm, cho đến khi thấy có tác dụng

10. Giảm khô phổi, khô cổ họng do ho lâu , đau họng

Lấy 6g trần bì nấu cùng với nửa quả la hán , cho khoảng 100g thịt lợn nạc nấu chín, ăn hết phần thịt và nước để có kết quả hồi phục tốt nhất.

11. Dưỡng da mềm mịn, trị nứt nẻ da

 Dùng một lượng  khoảng 10 – 15g vừa đủ tán thành bột mịn. Trộn thêm các loại dầu thực vật như dầu oliu, dầu xương rồng,vv … , Trộn đều và bôi lên vùng da bị nứt nẻ để cấp ẩm cho một làn da bị khô rát, nứt nẻ.

12. Chữa ợ hơi, chướng bụng và buồn nôn

Lấy 10g các loại:  trần bì, sinh khương,12g  bạc hà, 1 g các loại: tô diệp,hoàng liên,mộc hương, tất cả đun lấy nước uống.

13. Chữa bệnh viêm phế quản mãn tính

Lấy 6g các loại như:trần bì, bán hạ, cam thảo , 20g đương quy, 10g bạch linh và 3 lát gừng. Đun lấy nước  uống trong ngày.

Trần bì

Trần bì

14. Hỗ trợ tốt cho người bị viêm dạ dày tá tràng  

Bài thuốc 1: Lấy 20g trần bì đun lấy nước, cho 150g gạo tẻ vào nấu thành cháo. Khi ăn có thể nêm nếm một chút muối hoặc tiêu cho bớt lạt.

Bài thuốc 2: Cho 20g trần bì, 15g hương phụ ướp với dấm và sao vàng. Sau đó  đun với nước và bỏ bã lấy nước. Sau đó cho 100g thịt gà thái miếng và cho vào nước hầm mềm, thả thêm vài lát gừng và nêm gia vị vừa ăn.

15. Điều trị cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ

Lấy 3g các loại gồm: trần bì, hoa trà và bạch linh. Thái lựu rồi cho vào đun sôi trong nửa lít nước khoảng 15 phút. Uống trong ngày sau khi để nguội.

16. Làm mềm cổ họng, trị bệnh ho mất tiếng

Lấy 12g trần bì đun với 200ml nước, cho đến khi còn một nửa. Mỗi lần uống thì cho thêm đường, uống nhiều lần trong ngày.

17. Cầm máu, điều trị trĩ chảy máu

Cho 4g các loại gồm: trần bì,  hoa hòe, trắc bách diệp và 12g các loại:  đảng sâm, hoàng kỳ, bạch truật cùng 8g đương quy. Cho tiếp 6g các loại: sài hồ, thăng ma, cam thảo. Đun lấy nước uống trước bữa ăn khoảng 1 giờ, mỗi ngày 1 lần.  Kéo dài 2-3 tuần.

18. Hỗ trợ cho bệnh nhân bị lao xương khớp

Cho 10g trần bì, 6g nhục quế đập vụn và 1 con gà chặt thành từng khúc nhỏ cho vào nồi. Đổ nước vào đun sôi nấu chín, nêm nếm gia vị tùy ý, ăn trong ngày. Sử dụng công thức liên tục 5 ngày.

19. Chữa trị triệt để viêm phế quản cấp tính

Lấy 500g trần bì, 125g cát cánh và 1kg cam thảo đem tán  thànb bột mịn, vo thành viên trọng lượng từ 3 – 4g. Mỗi lần uống 2 viên liều lượng 8g.  Ngày uống 2 lần.

20. Giải rượu, giảm cơn say và buồn nôn

Bài thuốc 1: Lấy 30g trần bì, 5g sinh khương, 2 quả ô mai mơ bỏ hạt. Tất cả dược liệu thái nhỏ, đun sôi với 360ml nước, sau khi sôi thì cho nhỏ lửa trong 30 phút rồi uống.

Bài thuốc 2: Lấy 15g các loại gồm:  trần bì, vỏ cây lựu, 6g gừng khô, đun lấy nước uống trong ngày.

21. Chữa trướng bụng, đầy bụng, căng tức bụng và khó tiêu hóa

Thái mỏng trần bì, rửa qua nước ấm cho sạch, bỏ vào nồi nước sôi. Đun nhỏ lửa trong 15 – 20 phút là có thể uống nước. Chú ý chỉ uống nước lúc còn đang ấm thì sẽ dễ uống hơn , đổ bã đi.

3. Những tác dụng phụ và lưu ý khi dùng Trần Bì

Đối tượng không nên dùng

  • Những bệnh nhân bắt mạch thấy có  âm hư ho khan, ho không có đờm, ho ra máu không được sử dụng.
  • Trần bì không được  dùng quá liều và dùng lâu trong thời gian dài. Vì  có thể hại đến chân khí,nên để ý liều.

Tất cả các bài thuốc được gợi ý ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn gặp phải những căn bệnh ở trên, thì khuyến cáo đi gặp bác sĩ để kê đơn.

Tác dụng phụ

Qua các nghiên cứu và thống kê cho thấy, rất ít đối tượng bệnh nhân bị tác dụng phụ bởi Trần Bì. 

Tuy nhiên, theo sổ sách đông y khuyến cáo, không nên sử dụng trần bì thời gian dài vì sẽ gây hại đến nguyên khí. 

Thông báo và đến ngay bác sĩ, các cơ sở y tế, nếu nhận thấy các triệu chứng bất thường nào khi sử dụng dược liệu Trần Bì.

Quên Liều dùng, phải làm gì ?

Đối với trường hợp quên một liều dùng thuốc, thì hãy uống ngay khi bạn nhớ ra và đi kèm thật nhiều nước. Nếu như thời điểm uống thuốc tiếp theo gần với thời điểm bạn phải uống bổ sung liều quên.

Thì bạn bỏ ngay liều cũ và tiếp tục uống liều mới cho đến khi hết đơn thuốc. Không được sử dụng thêm thuốc trong ngày để bù cho liều đã quên sử dụng.

Quá liều dùng, phải làm gì ?

Cũng như mọi loại thuốc khác. Ta không nên uống quá liều dùng đã được khuyến nghị. Việc dùng quá liều sẽ chẳng có ích gì cho việc chữa trị của bạn, mà nó còn trực tiếp hại cơ thể bạn.

Có thể hại sang các chứng năng khác của cơ thể bạn hoặc ngộ độc và gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng. Hãy nhớ uống đủ liều và đúng liều nhé.

Bảo quản Trần Bì đúng cách 

Bảo quản dược liệu Trần Bì ở nhiệt độ phòng tầm 25 độ, đóng hộp, đóng gói chắc chắn hoặc  có gói hút ẩm thì càng tốt. Tránh ánh sáng và nhiệt độ tác động trực tiếp tới dược liệu. Giữ dược liệu tránh xa tầm tay của trẻ em và vật nuôi

Không sử dụng dược liệu bị ẩm, mốc vì rất dễ nhiễm khuẩn và giảm hiệu quả chữa bệnh. Dược liệu có thể bảo quản được rất lâu, càng để lâu thì càng tốt. Chính vì thế khâu bảo quản rất cần thiết và quan trọng dẫn đến hiệu quả của dược liệu mang lại. 

Trong trường hợp cần tiêu hủy dược liệu, ta nên xử lý đúng cách hoặc giao nộp cho trung tâm xử lý phế thải. Không vứt bỏ chúng một cách bừa bãi để tránh gây ô nhiễm ra môi trường.

4. Những Câu hỏi thường gặp khi dùng Trần Bì

Trần bì có thực sự an toàn cho tất cả mọi người không ?

 Trần bì an toàn đối với mọi người. Và hiện nay, chưa có một ghi chép nào cho thấy Trần Bì có tác dụng không tốt đối với phụ nữ mang thai và trẻ em.

Vận hành lái xe và máy móc có bị ảnh hưởng khi sử dụng Trần Bì không ?

Sau khi uống Trần Bì, bạn nên nghỉ ngơi 30 phút đến 1 tiếng để  theo dõi tác dụng phụ và biểu hiện của thuốc. 

Trong trường hợp bạn bị buồn ngủ, chóng mặt, đau đầu và dấu hiệu hạ huyết áp. Thì rất có khả năng gặp rủi ro khi vận hành máy móc và lái xe. Bạn nên dừng lại, nghỉ một chút và uống thêm nước đến khi lấy lại cân bằng thì có thể tiếp tục làm việc. 

Trần bì có tác dụng điều trị chứng khó tiêu ?

 Đó là một trong những tác dụng hiệu quả và phổ biến của Trần Bì. Và trần Bì có mặt hầu khắp các đơn thuốc trị chứng khó tiêu và đau bụng.

5. Lời Kết

Trần bì là một vị thuốc có nguồn gốc từ quýt. Dược liệu quen thuộc này giúp chữa trị nhiều vấn đề về ho , đau bụng và tiêu hóa. Tuy nhiên chúng ta không nên sử dụng bừa bãi và không đúng liều lượng. Nên thăm khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ và có kết quả điều trị tốt nhất. 

Mong bài viết này sẽ cho các bạn cái nhìn sơ lược, về một loại dược liệu dân dã và an toàn được sử dụng nhiều quanh ta. 

 

4/5 - (1 bình chọn)
4/5 - (1 bình chọn)