Trạch Tả là gì? Cách dùng trị bệnh, sức khỏe và lưu ý

Nhiều nơi còn gọi nó là cây mã đề nước. Tuy nhiên tên khoa học của nó chỉ là Alisma plantago aquatica L. Đây là 1 loại thực vật nằm trong họ trạch tả. Dược liệu còn được gọi với tên là thủy tả, hộc tả, vũ tôn… Vị thuốc này có tên khoa học là Rhizoma Alismataceae.

1. Tìm hiểu đặc điểm cây trạch tả

Đây là loại cây hay mọc ở nơi đầm lầy hay ao hồ. Chiều cao của nó chỉ tầm từ 30 đến 100cm mà thôi. Phần thân rễ của cây phình to hình cầu và có màu trắng. Nó sẽ mọc thành dạng cụm. Phần lá ở gần gốc thì có màu hồng trắng giống lưỡi mác.

Nhưng cuống lá lại là hình tim. Cây cho ho 3 cành sẽ tập trung thành tán với cuống tương đối dài. Bao quanh sẽ là 3 lá đài có màu lục. Bên trong hoa có các nhị hình xoắn ốc và tời rạc nhau. Quả của cây được xếp vào dạng quả bế.

Khi dùng làm dược liệu thì người ta bào chế chủ với phần thịt màu trắng và có nhiều tinh bột.

Tác dụng của trạch tả

Tác dụng của trạch tả

1.1. Cây trạch tả thường phân bố ở đâu? Cách thức thu hoạch và chế biến như thế nào?

Tại Việt nam thì trạch tả là cây mọc hoang. Nó chủ yếu có ở những nơi ẩm ướt như ruộng, ao,… Một số tỉnh có nhiều là Thái Bình, Lai Châu, Hòa Bình, Lào Cai, Sơn La,….

Nếu định lấy củ thì cây có hoa người ta tiến hành bỏ hoa đi để cho củ phát triển. Thường thì tháng 6 và tháng 12 hằng năm người ta sẽ tiến hành thu hoạch. Chỉ cần nhổ cây rồi bỏ thân lá là được. Củ con thì rửa sạch và gọt rễ bên ngoài đi. Sau đó phơi hoặc sấy khô là được. 

1.2. Trạch tả có những công dụng dược lý gì?

– Nước nấu từ trạch tả giúp nước tiểu, ure cũng như Na + tăng lên. Nhìn chung tác dụng này của nó có liên quan đến hàm lượng kali trong dược liệu. 

– Theo đánh giá thì trạch tả có khả năng giảm lipit trong máu cũng như quá trình chuyển hóa mỡ. Đồng thời ngừa được tình trạng xơ vữa động mạch rất tốt. Thí nghiệm lâm sàng trên những bệnh nhân có lipit trong máu tăng. Thì chỉ cần dùng 4,2g mỗi ngày cho 1 người thì chừng nửa tháng đến 1 tháng sau. Lượng cholesterol đã giảm. Đồng thời β-lipoprotein hay triglycerid trong máu cũng giảm.

– Nước nấu từ trạch tả được đánh giả làm giảm các khối u hạt cũng như tình trạng sưng phù tốt. Đã thí nghiệm trên những động vật bị viêm thận bằng cách tiêm vào dưới da nitrat natri. Thì trạch tả không những giảm cholesterol mà còn giảm cả ure trong máu.

Trạch tả có tác dụng gì?

Trạch tả có tác dụng gì?

– Theo nghiên cứu thì nó còn làm trực khuẩn lao kém phát triển hay hạ huyết áp tốt nữa. Trong trạch tả còn có alisol A,B,C monoacetat được đánh giá là các chất bảo vệ gan cũng như ngăn các tác nhân gây hại cho gan. Điển hình như tetrachloride carbon.

– Dùng methanol để chiết dịch từ trạch tả rồi tiêm vào tĩnh mạch và xoang bụng của chuột nhắt. Theo tỷ lệ LD50=0.98g và 1,27g/kg. Cùng với đó cho chuột ăn bột trạch tả thời gian dài khi trộn 1% với thức ăn. Liên tục 2 tháng thì không thấy chuột bị ngộ độc. 

2. Những công dụng chữa bệnh thần kỳ của cây trạch tả

2.1 Điều trị bệnh thủy thũng, cổ trướng

 12g bạch truật, 12g mạch môn, 12g trạch tả, 12g xích phục linh, 10g vỏ cau, 10g vỏ rễ râu, 10g tía tô, 10g mộc qua. Thêm 8g trần bì, 8g đại phúc bì, 8g mộc hương, 8g sa nhân, 10 sợi đăng tâm. Các nguyên liệu đem thái nhỏ rồi nấu với 2 bát con nước đến còn ¼ thì chia ra 2 lần để uống

Hoặc có thể dùng bài ý dĩ và tỳ giải mỗi vị 10g nấu cùng 12g trạch tả. 

2.2 Điều trị đi tiểu khó

 6g thông thảo, 12g trạch tả và 10g sa tiền tử đem nấu nước uống là được. 

2.3 Điều trị cho bệnh nhân bị cước khí

6g mộc thông, 10g trạch tả, 6g chỉ xác, 6g xích phục linh, 6g binh lang, 8g khiên ngưu. Đem các nguyên liệu nghiền bột rồi thêm gừng tươi vào để nấu nước uống mỗi ngày. 

2.4.Dùng cho người bị viêm thận

12g bạch truật, 12g phục linh, 16g trạch tả, 12g trư linh, 8g quế chi đem thái nhỏ rồi phơi khô. Sau đó nấu nước uống. 

2.5 Ổn định lipid máu

6g tang ký sinh, 8g trạch tả, 3g sơn tra, 3g hà thủ ô đỏ, 6g mộc hương, 3g hoàng kỳ, 3g kim anh tử, 6g thảo quyết minh. Đem các nguyên liệu nấu cao rồi thêm bột gạo để vo viên hoàn cỡ 1,1g 1 viên. Mỗi lần từ 5 đến 8 viên tùy tình trạng bệnh.Ngày dùng  2 lần..

Có nên sử dụng trạch tả trị bệnh

Có nên sử dụng trạch tả trị bệnh

2.6 Có tác dụng với người bị gan nhiễm mỡ

 30g sơn tra tươi, 15g thảo quyết minh, 15g đan sâm, 15g hoàng kỳ, 20g trạch tả tươi. 15g hà thủ ô tươi. Thêm hà diệp, hồ trượng mỗi vị đúng 15g nữa. Đem các nguyên liệu nấu nước uống trong ngày. 

2.7 Điều trị béo phì

 12g sơn tra, 12g trạch tả, 12g thảo quyết minh, 8g phan tả diệp. Các nguyên liệu thái nhỏ rồi hãm với nước sôi như trà để uống. Ngày uống 2 lần. Liệu trình 1 tháng.

3. Khi dùng trạch tả cần lưu ý những điều gì?

Trạch tả khi lạm dung sẽ gây ra đau mắt. Chính vì thế cần có ý kiến bác sĩ trước khi điều trị. Cũng như dùng nó đúng liều lượng với tình trạng bệnh và đối tượng cụ thể. 

4. Lời kết

Vậy là bạn đã biết được những công dụng tuyệt vời của cây trạch tả rồi đúng không? Bạn có thể tận dụng nó để chữa bệnh. Vì đây là loại cây rất dễ tìm.

Mặc dù vậy đây cũng chỉ là những thông tin tham khảo và thích hợp với 1 vài trường hợp cụ thể mà thôi. Trước khi sử dụng bạn nên xin ý kiến bác sĩ nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)