9+ tác dụng của tinh dầu bạc hà – xông hơi, giải cảm và hơn thế

Tinh dầu nói chung và tinh dầu bạc hà nói riêng rất gần gũi với đời sống của chúng ta. Đặc biệt là với những ai quan tâm nhiều đến sức khỏe thì không còn lạ với loại tinh dầu thiên nhiên này. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tường tận về tinh dầu bạc hà. Có rất nhiều vấn đề xung quanh loại tinh dầu này mà không ít người thắc mắc như:

  • Tinh dầu bạc hà được là ra như thế nào?
  • Dùng tinh dầu bạc hà có tốt không? Công dụng của tinh dầu bạc hà với sức khỏe là gì?
  • Tinh dầu bạc hà dùng như thế nào để có hiệu quả tốt nhất? Người nào nên và không nên dùng tinh dầu bạc hà? Có lưu ý gì khi sử dụng tinh dầu bạc hà không?
  • Có địa chỉ mua tinh dầu bạc hà uy tín không? Làm thế nào để nhận biết được tinh dầu bạc hà chuẩn?
Tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà

Nếu những câu hỏi trên là thắc mắc của bạn thì bạn đang tìm đúng người rồi đó! #ohana sẽ giúp bạn tìm hiểu tất tần tật về loại tinh dầu thiên nhiên này nhé!

1. Tìm hiểu về đặc điểm của tinh dầu bạc hà

Nguồn gốc và dược tính của tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà là loại tinh dầu rất gần gũi với đời sống hằng ngày. Nó có tên tiếng anh là Peppermint essential oil. Nếu bạn thấy tên vỏ dược phẩm có từ Peppermint essential oil thì thành phần có chứa tinh dầu bạc hà đó! 

Nguyên liệu chính để sản xuất tinh dầu bạc hà là lá và thân cây bạc hà. Có rất nhiều cách chiết xuất tinh dầu bạc hà từ lá và thân của nó. Ví dụ như chưng cất hơi nước, ép lạnh…

Tinh dầu bạc hà tự nhiên, nguyên chất có màu vàng nhạt, khi ngửi có mùi the mát hơi cay rất đặc trưng.

Bạn biết không, tinh dầu bạc hà là một trong những loại tinh dầu được sử dụng từ rất lâu trên thế giới. Từ thời cổ xưa, trong các câu chuyện, bài thuốc dân gian của Trung Quốc, Nhật bản, Hy Lạp, Ai Cập đều có nhắc đến lá bạc hà và tinh dầu bạc hà.

Từ đó cho đến nay, tinh dầu bạc hà ngày càng được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới từ Âu đến Á. Người ta thường sử dụng loại tinh dầu này để trị các bệnh ho, cảm, đau nhức cơ, chống buồn nôn…Tinh dầu bạc hà cũng là một loại chất dùng để kháng khuẩn, nâng cao chất lượng hệ tiêu hóa rất tốt.

Tác dụng của tinh dầu bạc hà

Tác dụng của tinh dầu bạc hà

Thành phần hóa học của tinh dầu bạc hà

Theo các kết quả nghiên cứu, thành phần hóa học có trong tinh dầu bạc nhiều nhất là Menthol chiếm 50 – 60 % và Menthone chiếm 10 – 30 %. Các thành phần còn lại bao gồm: 

  • 1,8-cineole
  • Methyl acetate
  • Methofuran
  • Isomenthone
  • Limonene
  • A-pinen và B-pinene
  • Germacrene-d
  • Trans-sabinene hydrate 
  • Pulegon

Xem thêm:

2. Tinh dầu bạc hà dùng để làm gì? 9 tác dụng của tinh dầu bạc hà

1. Giúp giảm đau khớp

Tinh dầu bạc hà từ lâu đã được dùng để trị các bệnh về đau nhức xương khớp cho căng cơ, hoạt động mạnh hay co rút.

Cách sử dụng tinh dầu bạc hà giảm đau khớp rất đơn giản. Cách đầu tiên là bạn thoa một chút tinh dầu bạc hà vào vị trí khớp đau rồi massage nhẹ nhàng. Cách thứ hai là bạn nhỏ 1 – 2 giọt tinh dầu bạc hà vào nước ấm ngâm chân hoặc bồn tắm. Nếu  kết hợp với một chút tinh dầu oải hương hiệu quả sẽ tốt hơn và mùi hương cũng dễ chịu hơn. 

2. Hỗ trợ tốt đường hô hấp

Ngoài tác dụng chữa các bệnh đau nhức xương khớp, tinh dầu bạc hà còn có tác dụng tuyệt vời trong việc ngăn ngừa và điều trị một số bệnh về đường hô hấp như: Đau họng, nghẹt mũi, cổ họng có đờm, ho khan, ho gió, ho kéo dài. Ngoài ra còn giúp chữa cảm lạnh, viêm phế quản, cảm cúm và cả xoang hay hen…

Không  những vậy, thành phần trong tinh dầu bạc hà có tính chất kháng khuẩn, ngăn cản virut gây bệnh rất tốt. Do vậy, nếu thường xuyên sử dụng tinh dầu bạc hà bạn sẽ hạn chế bị mắc các bệnh về đường hô hấp do thời tiết.

Tinh dầu bạc hà có tác dụng gì?

Tinh dầu bạc hà có tác dụng gì?

3. Giúp giảm dị ứng theo mùa

Các bệnh theo mùa như viêm mũi dị ứng gây rất nhiều bất tiện cho đời sống. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, tinh dầu bạc hà có tác dụng ngăn cảm cơ thể bị nhiễm các bệnh dị ứng theo màu hay dị ứng phấn hoa rất tốt.

Theo một kết quả nghiên cứu do tạp chí y khoa Châu Âu công bố thì thành phần trong tinh dầu bạc hà giúp chữa trị viêm mũi dị ứng, viêm đại tràng hay hen phế quản…Đây cũng là những đối tượng nên sử dụng tinh dầu bạc hà.

Không dừng lại ở đó, rất nhiều kết quả nghiên cứu uy tín khác trên thế giới cũng công nhận tác dụng giảm chứng ngứa của tinh dầu bạc hà trên cơ thể con người.

4. Giúp cải thiện hiệu suất làm việc

Tinh dầu bạc hà giúp bạn thư đầu óc, tăng sự hưng phần và tinh thần sản khoái trong công việc. Thay vì những loại đồ uống chứa nhiều đường hóa học và cafein không tốt cho sức khỏe, bạn hãy ngửi một chút tinh dầu bạc hà hay ngâm một viên kẹo bạc hà nhé! Sẽ rất nhanh thôi cơn buồn ngủ hay sự uể oải sẽ biến mất. Điều này được rất nhiều người áp dụng và đặc biệt thành công đó!

5. Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích được cải thiện

Từ rất lâu về trước, trong các bài thuốc đông y và cả tây y đều chứa thành phần tinh dầu bạc hà để chữa các bệnh do hội chứng ruột kích thích như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, đau đại tràng, khó tiêu….

Nguyên nhân là do thành phần trong tinh dầu bạc hà giúp giảm sự co thắt tại các cơ ruột hay đại tràng. Nhờ vậy vùng bụng của bạn sẽ cảm thấy thoải mái.

Cách đơn giản nhất là bạn xoa một chút tinh dầu bạc hà vào vùng bụng bị đau. Ngoài ra bạn cũng có thể nhỏ 1 – 2 giọt tinh dầu bạc hà vào nước uống rồi uống mỗi ngày. Cơn đau sẽ nhanh chóng biến mất!

Lưu ý khi sử dụng tinh dầu bạc hà

Lưu ý khi sử dụng tinh dầu bạc hà

6. Tốt cho răng miệng và làm hơi thở thơm mát

Tinh dầu bạc hà có tính kháng khuẩn, tiêu diệt các loại vi khuẩn trong khoang miệng của bạn. 

Sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng hay các loại kẹo không đường có chứa thành phần bạc hà sẽ cải thiện tình trạng răng miệng của bạn đáng kể, giảm mùi hôi, bảo vệ nướu và men răng. Nhờ vậy bạn luôn có hàm răng trắng sạch và hơi thở thơm mát dài  lâu.

7. Kích thích tóc phát triển, giảm gàu

Có thể bạn sẽ thắc mắc khi nghe đến tác dụng này của tinh dầu bạc hà? Tinh dầu bạc hà được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc tóc cao cấp nhờ khả năng phục hồi tóc hư tổn, kích thích mọc tóc, làm sạch da đầu và khả năng kháng khuẩn kháng nấm của nó. Menthol một thành phần chính của loại tinh dầu này còn được sử dụng trong các loại dầu gội trị gàu.

8. Tốt cho da

Có thể bạn sẽ thắc mắc khi nghe đến tác dụng này của tinh dầu bạc hà? Tinh dầu bạc hà được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc tóc cao cấp nhờ khả năng phục hồi tóc hư tổn, kích thích mọc tóc, làm sạch da đầu và khả năng kháng khuẩn kháng nấm của nó. Menthol một thành phần chính của loại tinh dầu này còn được sử dụng trong các loại dầu gội trị gàu.

9. Có thể sử dụng xua đuổi côn trùng

Các loại sâu bọ, ruồi muỗi rất ghét tinh dầu bạc hà. Điều này giải thích vì sao trong thành phần của các loại thuốc xịt côn trùng luôn có thành phần bạc hà.

Nếu e ngại các chất hóa học có trong các loại thuốc xịt côn trùng bạn có thể mua tinh dầu bạc hà nguyên chất rồi nhỏ vài giọt vào những nơi côn trùng hay bám đậu. Chúng ngửi thấy mùi sẽ nhanh chóng tránh xa.

Xem thêm:

3. Cách làm tinh dầu bạc hà đơn giản tại nhà

Tinh dầu bạc hà hiện nay có bán rất nhiều trên thị trường. Tuy nhiên, không phải nơi nào cũng bán tinh dầu nguyên chất. Bên cạnh đó cách chiết xuất tinh dầu bạc hà lại rất dễ. Bạn hoàn toàn có thể tự làm ở nhà vừa đảm bảo chất lượng mà giá thành lại rẻ hơn khi mua ngoài tiệm.

Nếu làm đúng quy trình bạn sẽ có được tinh dầu bạc hà nguyên chất và giữ được tới hơn 50% lượng Menthone. Tham khảo các bước làm dưới đây nhé!

3.1 Nguyên liệu chuẩn bị

– 300 gram lá bạc hà tươi

– 1 lọ thủy tinh tối màu

– Rượu 50 – 60 độ cồn

– vải xô hoặc túi lọc

3.2 Chi tiết các bước làm tinh dầu bạc hà

Lá bạc hà làm tinh dầu sẽ đơn giản và thu được nhiều tinh dầu nhất. Bạn chọn những lá tươi, không bị rách hay sâu. Sau khi mua về bạn rửa sạch lá rồi phơi nắng cho khô. Khi lá khô hoàn toàn thì bạn thu vào và chuẩn bị chiết xuất tinh dầu nhé!

Cách làm tinh dầu bạc hà đơn giản hơn bạn nghĩ

Cách làm tinh dầu bạc hà đơn giản hơn bạn nghĩ

Lưu ý: Nắng sẽ khiến tinh dầu trong lá bạc hà bị bốc hơi. Do vậy bạn chỉ phơi ở chỗ bóng râm và rải đều lá trên một bề mặt phẳng, sạch. Nếu xếp chồng lên nhau lá rất dễ bị ẩm mốc.

Lá bạc hà sau khi đã phơi khô bạn xé thật nhỏ lá ra. Nếu muốn bạn cũng có thể dùng thìa nghiền nát lá để lượng tinh dầu thu được nhanh có và nhiều hơn. 

Sau đó bạn cho vụn lá đã nghiền vào một chiếc lá thủy tinh, thêm rượu rồi khuấy đều và đậy thật kín nắp.

Tiếp đó bạn để lọ thủy tinh vào nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Mỗi ngày bạn lắc nhẹ lọ vài lần để tinh dầu nhanh thoát ra. 

4 tuần sau khi ủ bạn mở nắp lọ, dùng túi lọc hoặc vải xô lọc bỏ phần bã. Bạn nên lọc 2 – 3 lần để đảm bảo bỏ hết cặn dư. Lượng tinh dầu thu được bạn trút vào một chiếc lọ thủy tinh sạch và sử dụng được rồi nhé!

4. Lời kết

Tinh dầu bạc hà có nhiều công dụng với sức khỏe. Bạn hãy thử tự làm một lọ tinh dầu bạc hà với cách làm rất đơn giản trên nhé!

4/5 - (1 bình chọn)
4/5 - (1 bình chọn)