19 tác dụng của Quả Vải – dinh dưỡng, trị bệnh và làm đẹp

Vải là loại trái cây rất quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Tuy nhiên có thể bạn chưa biết hạt vải có khả năng chữa trị bệnh tiểu đường rất hiệu quả, lên đến gần 90%. Ngoài ra quả vải còn có rất nhiều những công dụng rất tốt khác cho cơ thể. 

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn nhiều điều thú vị về quả vải.

1. Tìm hiểu thông tin chung về quả vải

1.1 Đặc điểm của quả vải là gì?

Trong khoa học cây vải được biết đến với tên gọi Litchi chinensis và thuộc họ Sapindaceae. Theo tương truyền, đây là loại quả mà Dương Quý Phi rất thích ăn nên còn có tên khác là phi tử tiếu hay lệ chi.

Thuộc loại cây ăn quả và có thân gỗ, cây vải thường cao đến 20m. Lá cây mọc so le có hình lông chim với các lá chét dài và cứng. Hoa nhỏ màu trắng xanh hoặc trắng vàng thường mọc thành từng chùm.

Quả vải có tác dụng gì?

Quả vải có tác dụng gì?

Quả vải hình trứng với vỏ bên ngoài mỏng, bề mặt sần sùi. Đến khi chín, quả mang sắc đỏ hồng bắt mắt với lớp thịt màu trắng đục. Thịt vải bên trong khá dày, mọng nước rất ngọt và thơm ngon. Hạt vải được bao bọc trong cùng có dáng thuôn dài màu nâu nhạt.

Quả vải là loại trái cây bổ dưỡng, quý giá rất chiều lòng vị giác của mọi người. Không chỉ được bày bán lúc chín tươi, quả vải còn được phơi khô hay ngâm làm rượu…

Vải thiều là loại vải khá được ưa chuộng bởi lớp cơm dày, nhỏ hạt, lại có vị ngọt và hương thơm đặc trưng. Nhờ đó làm nên các thương hiệu nổi tiếng gần xa như vải thiều Lục Ngạn ở Bắc Giang, còn Hải Dương có vải thiều Thanh Hà,… Không chỉ vậy, phần quả và hạt vải còn được sử dụng làm thuốc trong việc chữa trị một số bệnh tật.

1.2 Quả vải có công dụng gì?

1.2.1 Quả vải

Phần lệ chi nhục hay thịt vải, cùi vải chứa rất nhiều nước, chất xơ, ít chất béo và chất đạm. Trong thịt vải còn giàu vitamin tốt như C, B1, B2, B3, B6, B9 cùng các khoáng chất thiết yếu gồm có Photpho, Kali, Canxi, Magie, Natri, Kẽm…

Trong nền y học cổ truyền, quả vải có nhiều công dụng hữu hiệu như ích khí, sinh tân, chỉ khát, bổ huyết nhờ phần cùi vải. Từ đó, người ta thường dùng cùi vải đem sấy khô để điều trị suy nhược cơ thể, dưỡng huyết, tiêu chảy, nấc, khát nước, băng huyết hay tình trạng có hạch ở cổ. Đây còn được gọi là long vải.

Liều dùng: Cần dùng khoảng 3 – 6g long vải sắc lấy nước uống mỗi ngày. Ngoài ra, bạn còn có thể dùng kết hợp thêm các vị thuốc khác như trần bì, mộc hương để tăng thêm hiệu quả của bài thuốc.

Sử dụng vải trị bệnh

Sử dụng vải trị bệnh

1.2.2 Hạt vải

Lệ chi hạch hay phần hạt vải được biết đến với lượng độc tính rất thấp nhờ vào các thí nghiệm trên chuột. Do đó người ta thường dùng hạt vải như một vị thuốc ở một liều lượng phù hợp. Trong y học cổ truyền, hạt vải có tính ôn, vị hơi đắng chát nên được dùng để điều trị các chứng bệnh phổ biến như:

  • Đau bụng sau sinh hoặc khi hành kinh: Dùng cỡ 20g hạt vải đã đốt tồn tính tức là chỉ đốt cháy 70% lớp ngoài của hạt và 40g hương phụ. Tất cả mang đi tán nhỏ và trộn đều lại với nhau. Chia từng phần khoảng 8 g mỗi lần uống với nước muối nhạt hoặc nước cơm. Uống đều đặn ngày 2 hoặc 3 lần.
  •  Đau dạ dày, đau tinh hoàn, đau ruột non: Hạt vải đem đi rửa sạch bụi bẩn rồi thái nhỏ, tẩm nước muối sao hoặc đốt tồn tính. Bạn có thể dùng cách khác là đồ chín, thái mỏng sau đó phơi khô. Mỗi lần sắc khoảng 6 – 20g lấy nước uống trong ngày.

Ngoài ra, chiết xuất từ vỏ quả vải thiều còn có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ cũng như phòng chống ung thư rất hiệu quả theo như một số nghiên cứu đã chỉ ra.

2. Những tác dụng chữa bệnh của quả vải

Quả vải khá phổ biến và được nhiều người yêu thích, nhất là trong mùa hè. Trong vải có chứa lượng vitamin và dưỡng chất dồi dào rất tốt cho sức khỏe như vitamin A, B, C, magie, đồng, folate,…

Tuy nhiên, lượng đường cao trong loại quả này cũng có thể gây nóng trong người hay dị ứng, thậm chí dễ gây nguy hiểm cho cơ thể nếu ăn nhiều.

2.1 Giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể khỏe mạnh

Hàm lượng vitamin C dồi dào trong quả vải là một hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Vì vậy quả vải giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh thông thường như cảm lạnh, ho, cúm thông thường,…

Theo tính toán khoa học, có khoảng 71,5 mg vitamin C trong 100 gram vải. Do đó, trẻ nhỏ được khuyến khích nên ăn vải nhằm phòng tránh và điều trị căn bệnh suy dinh dưỡng, thấp còi do thiếu vitamin C gây ra.

Tác dụng trị bệnh của quả vải

Tác dụng trị bệnh của quả vải

2.2 Chứa hợp chất ngăn ngừa ung thư hiệu quả

Trong quả vải chứa hợp chất flavonoid có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư vú.

Thêm vào đó, vitamin C cũng có khả năng trung hòa các gốc tự do, ngăn ngừa và làm chậm quá trình chuyển hóa tế bào bình thường trở thành tế bào ung thư.

2.3 Có tác dụng giảm viêm tốt

Các gốc tự do trong cơ thể gây ra tình trạng lão hóa sớm và kìm hãm việc sửa chữa tế bào hư hỏng. Vì vậy, thường xuyên ăn vải có thể giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm và ngăn ngừa các bệnh thoái hóa, trong đó có bệnh viêm khớp.

2.4 Tốt cho lưu thông máu

Người ta tìm thấy một lượng đáng kể các khoáng chất cần thiết cho cơ thể trong quả vải. Đó là các hemoglobin, folate, đồng và magiê.

Những thành phần này đóng góp vai trò quan trọng trong việc sản sinh hồng cầu, thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Đồng thời còn giúp tế bào và các cơ quan trong cơ thể tăng khả năng oxy hóa.

2.5 Tăng cường trao đổi chất tốt cho cơ thể

Với hàm lượng chất xơ và vitamin B dồi dào, quả vải phát huy khả năng tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể. Từ đó, hệ thống các cơ quan, tế bào được làm sạch bằng cách đào thải lượng dưỡng chất dư thừa như chất béo, đường và protein.

2.6 Ổn định huyết áp

Kali có vai trò kiểm soát nhịp tim và huyết áp. Nhờ chứa kali nên quả vải có khả năng ngăn ngừa đột quỵ và các bệnh liên quan đến tim mạch. Đây là một dưỡng chất hỗ trợ vừa giúp điều tiết các chức năng của cơ bắp vừa làm giảm co thắt các mạch máu và động mạch.

Bên cạnh đó, đã có minh chứng khoa học về khả năng loại bỏ các cholesterol xấu và làm tăng cholesterol tốt trong máu của quả vải. Bởi vậy, loại quả này được dùng để cải thiện quá trình lưu thông máu khắp cơ thể, giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và hạn chế tình trạng cao huyết áp.

2.7 Giúp tiêu hóa dễ dàng hơn

Theo Mercola, quả vải là sự kết hợp của pectin, chất xơ và nước nên rất có lợi cho nhu động ruột để duy trì một hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh.

Từ đó, đường ruột được làm sạch, ngăn ngừa tình trạng táo bón xảy ra cũng như căn bệnh ung thư ruột kết.

2.8 Tốt cho xương

Vải rất giàu chất khoáng như phốt pho, magiê, đồng và mangan có tác dụng hỗ trợ khung xương chắc khỏe để ngăn ngừa tình trạng xương giòn, dễ gãy.

Kẽm, đồng xuất hiện nhiều trong vải còn làm tăng hiệu quả của vitamin D trong quá trình đồng hóa canxi hiệu quả để duy trì xương khỏe mạnh.

2.9 Giúp đẹp da

Cái nắng gay gắt mùa hè là nỗi đáng sợ với làn da mỏng manh, nhạy cảm. Da dễ nổi mụn, mẩn đỏ và đốm sạm đen do lượng bã nhờn tiết ra nhiều cùng với bụi bẩn ngoài đường.

Việc làm sạch, chăm sóc da kỹ lưỡng từ bên ngoài thôi là chưa đủ, bạn cũng cần nuôi dưỡng một làn da khỏe mạnh từ sâu bên trong.

Bằng chính các chất chống oxy hóa mạnh mẽ, quả vải sẽ giúp da bạn khỏe mạnh hơn, loại bớt nếp nhăn lão hóa, lấy lại nét trẻ trung, tươi tắn hơn.

2.10 Giúp giảm đau hiệu quả

Quả vải giàu hợp chất flavonoid có tác dụng hiệu quả như một chất giảm đau nhờ vào khả năng khu trú quá trình viêm cũng như ngăn chặn sự lây lan làm tổn hại các mô trong cơ thể.

2.11 Chứa nhiều vitamin tốt cho cơ thể

Bên cạnh lượng vitamin phong phú như vitamin C, vitamin E, vitamin K…, phần thịt quả vải còn chứa nhiều vitamin B6 có vai trò quan trọng trong cơ thể. Đây là thành phần tham gia vào một số tiến trình của cơ thể như tiêu hóa và phân hủy thức ăn, tham gia vào quá trình tạo hồng cầu. Đồng thời còn giúp cơ thể chống viêm rất tốt.

Chỉ cần ăn một lượng cỡ nắm tay quả vải, cơ thể bạn sẽ có thể được cung cấp khoảng 10% hàm lượng vitamin B6 cần thiết mỗi ngày một cách dễ dàng. 

2.12 Giúp tóc bóng khỏe

Vitamin C, niacin và thiamin trong vải đều mang lại những lợi ích cho sự phát triển của mái tóc. Nhờ đó, các nang tóc được cung cấp đủ oxy và các dưỡng chất thiết yếu để phát triển khỏe mạnh, bóng mượt óng ả.

2.13 Giúp giảm cân an toàn

Hàm lượng calories có trong vải khá thấp, giàu chất xơ và cũng không chứa các chất béo bão hòa hay cholesterol. Do đó, đây là loại trái cây nên được ưu tiên lựa chọn với đối tượng có nhu cầu giảm cân hay duy trì cân nặng giữ dáng.

2.14 Cải thiện chuyện phòng the

Theo kết quả một số nghiên cứu, sự ham muốn tình dục ở người được gia tăng khi sử dụng quả vải thiều nhờ chứa các thành phần như sắt, đồng và vitamin C. Những hợp chất có vai trò quan trọng trong việc góp phần hình thành nên các hormon giới tính như Estrogen và Testosterone.

3. Cần chú ý gì khi ăn vải?

Quả vải có thể tăng cường khả năng miễn dịch, đồng thời cũng làm tăng các triệu chứng của bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, bệnh đa xơ cứng và lupus. Vì vậy, trong trường hợp đang mắc phải những căn bệnh trên, bạn nên thận trọng hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng loại quả này.

  • Gây dị ứng: Một số phản ứng dị ứng có thể xảy ra như đau đầu, chóng mặt, suy hô hấp, phù nề da, tiêu chảy…
  • Gây nóng trong người: Quả vải có tính ôn nên khi ăn quá nhiều có khả năng gây nóng trong người. Lúc này, cơ thể mất đi sự cân bằng nên dễ gây ra nhiệt miệng, chảy máu mũi, nổi mụn nhọt hay đau họng…
  • Tiểu đường: Lượng đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nếu ăn quá nhiều. Đặc biệt ở người bị tiểu đường, tình trạng bệnh sẽ thêm trầm trọng bệnh do vải có khả năng làm tăng đột biến lượng đường trong máu. Theo khuyến cáo chuyên gia, những người này chỉ nên ăn ít hơn 6-7 quả mỗi lần.
  • Phẫu thuật: Do có tác dụng điều chỉnh lượng đường trong cơ thể nên các chuyên gia lo ngại sự ảnh hưởng đến đường huyết trong và sau phẫu thuật của quả vải. Vì vậy, trước khi phẫu thuật ít nhất 2 tuần bạn nên ngừng ăn loại quả này để tránh những hậu quả không mong muốn có thể xảy ra.

4.Lời kết

Trên đây là bài viết cung cấp những thông tin cơ bản về đặc điểm cũng như tổng hợp các công dụng của quả vải đối với sức khỏe chúng ta. Mong rằng bạn đã tích lũy thêm nhiều kiến thức bổ ích trong quá trình tìm hiểu về loại quả thơm ngon, bổ dưỡng này nhé!

Đánh giá
Đánh giá