Quả Sơ Ri – tác dụng, cách dùng trị bệnh và lưu ý

Có bao giờ bạn bị nhầm lẫn bởi sơ ri và cherry chưa? Thật chất vì tên gọi đặc biệt, hơi lai tây nên cứ ngỡ chúng có họ hàng với nhau.

Nhưng không phải đâu nhé, sơ ri là đặc sản của vùng đất Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Dù mang vẻ ngoài bé xíu nhưng công dụng sẽ khiến bạn bất ngờ. 

1. Tìm hiểu đặc điểm chung của quả sơ ri

Sơ ri có tên gọi khác là: kim đồng nam hoặc sơ ri vuông

Nguồn gốc của sơ ri: được phát hiện ở vùng đất phía Tây Ấn Độ và miền Bắc Nam Mỹ. Sau đó, được nhân rộng giống khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. 

Trồng sơ ri không quá kén đất. Để có năng suất cao nên chọn vùng đất dinh dưỡng hoặc đất mặn. Khi trồng nên nghiên cứu vị trí thoát nước tốt. Miền Tây là vùng đất đầy đủ điều kiện phát triển cây sơ ri. Hiện nay, Gò Công đặc biệt là Gò Công Đông cho ra đời nhiều loại sơ ri đạt chất lượng. 

Tác dụng của quả sơ ri

Tác dụng của quả sơ ri

Theo như người dân, không biết được chính xác thời gian sơ ri được trồng ở Gò Công. Chỉ biết rằng, mục đích ban đầu trồng sơ ri là để làm cây kiểng. Sau dần thấy quả ngon, cho năng suất cao nên tiến hành nhân giống rộng rãi. 

Hiện nay, Gò Công có hai loại chính là sơ ri chua và sơ ri ngọt. Loại chua dùng để xuất khẩu. Vị ngọt thì phân phối đi khắp đất nước. Tạo nên thương hiệu sơ ri Gò Công. 

Chiết xuất của sơ ri xanh có khả năng bảo vệ DNA cao hơn so với sơ ri đỏ. Ngoài ra, trong sơ ri xanh vitamin C cũng cao hơn. 

Tuy nhiên về thành phần dinh dưỡng thì sơ ri xanh và đỏ ngang bằng nhau. Tùy vào sở thích mà chúng ta lựa chọn tùy loại để sử dụng. 

2. Có nên ăn sơ ri khong? Tác dụng của quả sơ ri

2.1 giúp con người có hệ miễn dịch khỏe mạnh 

Trong trái sơ ri chứa hàm lượng vitamin C cao hơn cả cam, quýt. Đây là một thông tin bất ngờ đối với nhiều người. 

Tế bào máu trắng là tế bào quan trọng, giúp chống nhiễm trùng. Vitamin C trong sơ ri kích thích sản sinh các tế bào máu trắng này, chống lại các mầm bệnh. 

Bổ sung vitamin C là tạo nên màng bảo vệ, giúp cơ thể chống lại những tác nhân gây bệnh như: môi trường độc hại, thực phẩm xấu, ….

Ngoài ra, đây là thành phần chính của collagen. Tác dụng làm lành vết thương nhanh hơn nhờ vào sự điều chỉnh của tế bào, mạch máu, cơ quan và mô. 

Quả sơ ri có tác dụng gi?

Quả sơ ri có tác dụng gi?

2.2 Có lợi cho tim mạch 

Đối với người lớn, khoáng chất kali rất quan trọng. Kali có tác dụng:

  • Điều hòa nhịp tim, giảm cholesterol trong máu, tốt cho tim mạch
  • Ổn định huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ
  • Đảm bảo hoạt động ổn định của hệ tiêu hóa. Tốt cho cơ bắp và hệ thần kinh. 

Trong sơ ri có chứa hàm lượng kali cao. Ăn mỗi ngày vài trái sơ ri sẽ giúp tim mạch khỏe mạnh. 

Ngoài ra, chất kháng oxy giúp loại bỏ các gốc tự do và cholesterol gây căng thẳng, áp lực cho tim. 

2.3 Trung hòa các gốc tự do, ngăn ngừa bệnh ung thư

Các gốc tự do là gì? Chúng là nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử do cơ thể sản xuất, nếu không có chất oxy hóa bảo vệ sẽ gây hại cho cơ thể. 

Các gốc tự do sẽ biến những tế bào khỏe mạnh thành tế bào ung thư. Hoặc khiến bệnh trầm trọng hơn, phá hủy cơ thể. 

Trong sơ ri có các chất oxy hóa như carotenoid và bioflavonoid, điều hòa các gốc tự do gây hại. Ngăn ngừa bệnh ung thư. 

Sơ ri có tác dụng ngăn chặn sự lây lan căn bệnh ung thư phổi. 

Các gốc tự do là do cơ thể sản sinh ra nên ai trong chúng ta đều có nguy cơ mắc ung thư. Hãy tự bảo vệ cơ thể bằng thói quen bổ sung sơ ri hoặc chất oxy hóa trong các loại trái cây khác. 

Có nên sử dụng quả sơ ri

Có nên sử dụng quả sơ ri

2.4 Ngăn ngừa bệnh lý về mắt 

Sơ ri có hàm lượng vitamin A cao hơn một củ cà rốt? Bạn tin được không? Nhưng đó là sự thật. Trong trái sơ ri, có vitamin A dồi dào giúp mắt sáng, mắt khỏe. 

Đây là chất chống oxy hóa, tăng cường sức khỏe niêm mạc và giác mạc. Chống các bệnh nhiễm trùng về mắt do vi khuẩn hoặc virus. 

2.5 Tốt cho tiêu hóa 

Nước ép sơ ri có tác dụng làm sạch đường ruột, tiêu hóa tốt. Chất xơ trong sơ ri loại bỏ các vi khuẩn, mảng bám trong ruột. Bà bầu uống nước ép sơ ri sẽ cải thiện vấn đề táo bón, tiêu chảy, khó tiêu,…

Uống một lượng sơ ri vừa đủ, còn giúp ăn ngon miệng, tiêu hóa thức ăn tốt hơn. 

2.6 Phòng ngừa bệnh thiếu hụt vitamin C 

Một người phụ nữ trưởng thành cần cung cấp ít nhất 75mg vitamin C/ngày. Đàn ông tối thiểu là 90mg/ngày. Thiếu hụt vitamin C có thể nhận biết qua: dễ bị bầm tím, hay bị ốm vặt, vết thương lâu lành, da khô. 

Lúc này, cơ thể đang báo động sự thiếu hụt khoáng chất quan trọng này. 

Hiện nay, sơ ri là loại trái có lượng vitamin C cao thứ hai trong các loại quả. Bổ sung 200g sơ ri mỗi ngày bạn đã đủ chất. Mỗi người hãy bổ sung từ 50mg-1000mg vitamin C để phòng tránh bệnh Scurvy. 

2.7 Sơ ri giúp phụ nữ trẻ lâu 

Sơ ri có hợp chất chống oxy rất tốt, ngăn ngừa lão hóa da hiệu quả. Làn da mịn màng là nhờ collagen. Mà vitamin C trong sơ ri giúp liên kết các collagen lại với nhau. Nhờ đó da mặt trở nên căng bóng, sáng mịn nên nhìn trẻ hơn. 

Lưu ý khí sử dụng sơ ri trị bệnh

Lưu ý khí sử dụng sơ ri trị bệnh

2.8 Cải thiện vóc dáng 

Giảm cân với vitamin C là một biện pháp an toàn. Vitamin C dồi dào trong sơ ri giúp chuyển hóa mỡ thành năng lượng, tăng cường trao đổi chất, đốt cháy các mô mỡ. 

Bạn có thể dùng sơ ri ăn tươi hoặc chế biến các món ăn khác. Không những tăng hương vị cho món mà còn hỗ trợ tiêu mỡ hiệu quả. 

2.9 Đảm bảo sự trao đổi chất

Vitamin B giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cho cơ thể. Sơ ri giúp quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh và hiệu quả. 

Vitamin B bao gồm niacin, riboflavin và axit folic  đảm bảo cơ thể hoạt động trơn tru.

2.10 Trị mụn 

Có hai cách để bạn có một làn da đẹp từ sơ ri. 

Cách đầu tiên: uống nước ép sơ ri. 01 ly nước ép từ sơ ri bằng 04 ly cam. Một lần uống như vậy, bạn đã cung cấp đủ lượng vitamin C cho một ngày.

Thứ hai, dùng sơ ri nghiền kết hợp với mật ong. Thoa hỗn hợp trên khoảng 15 phút đến 20 phút. Rửa sạch với nước. 

Thực hiện đều đặn, da được cung cấp độ ẩm, làm sạch da từ trong lẫn ngoài. Làn da mịn màng, sáng và không mụn. 

3. Những lưu ý quan trọng  khi ăn sơ ri

3.1 Cách ăn sơ ri 

Các bác sĩ đã từng tiếp nhận một ca bệnh tắc nghẽn ruột vì ăn sơ ri. Cháu bé để ăn luôn hạt, không tiêu gây ra hiện tượng tắc nghẽn và đau bụng dữ dội. 

Sơ ri khi chín vỏ mềm, hạt của chúng cũng không to và cứng nên dễ bị nuốt. Những hạt sơ ri có nhiều khía, kết lại thành khối không thể đưa ra ngoài.

Nặng hơn là gây nên tắc hậu môn. Lúc này nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện để chữa trị. 

Trái sơ ri khá nhỏ, dễ bị trôi tuột vào cổ, gây khó thở. Đây là điều rất nguy hiểm. 

Vì vậy, cha mẹ nên dạy con nhỏ ăn sơ ri cẩn thận và đúng cách. Tránh những sự cố không đáng có. 

3.2 Những phản ứng phụ của sơ ri 

Sơ ri không gây dị ứng cho người ăn. 

Tuy nhiên, khi ăn quá nhiều sẽ dễ bị tiêu chảy, đau bụng hoặc mất ngủ. 

Tùy vào lượng sơ ri và tình trạng cơ thể mà phản ứng phụ sẽ xảy ra khác nhau ở mỗi người. Mức độ bị phản ứng cũng tùy thuộc vào thể trạng. 

4. Ai nên thận trọng khi ăn sơ ri

Sơ ri là thực phẩm không kén người ăn. Tuy nhiên, vì chứa nhiều vitamin C và giàu khoáng chất nên những người sau đây nên thận trọng khi ăn sơ ri:

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú:

Sơ ri giúp tăng cường vitamin C cho phụ nữ mang thai. Hệ miễn dịch khỏe mạnh, giúp tránh bị vặt. Ngoài ra, còn giúp xương khỏe mạnh, mắt sáng. Mang bầu khiến nội tiết tố thay đổi rất nhiều. Nên không thể khách quan mà nói sơ ri tốt cho tất cả phụ nữ có bầu và cho con bú. Khi đi khám thai hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn. 

  • Những người bị dị ứng với thành phần trong sơ ri
  • Người bị bệnh gút:

Sơ ri có nhiều có nhiều vitamin C, làm tăng lượng axit uric nên dễ gây biến chứng cho người bị gút. 

5. Bí kíp chọn sơ ri tươi ngon. Những món ngon từ sơ ri

5.1 Những lưu ý khi mua sơ ri

Hãy lựa chọn địa chỉ uy tín để mua sơ ri.

Lựa sơ ri còn cuống xanh. Cuống thể hiện được sơ ri mới hái hay đã hái để lâu. Từ đó, chúng ta phân biệt được sơ ri mới và sơ ri cũ.

Không lấy quả bị dập, nát, có mùi hôi. Những trái này đã bị hỏng và mất dưỡng chất. Những trái này không nên sử dụng để đảm bảo độ tươi ngon và sức khỏe. 

Màu sắc của sơ ri: nếu thích ăn giòn thì lựa chọn sơ ri xanh. Đối với sơ ri chín thì lựa màu đỏ vừa chín tới. Không chọn quả có màu đậm vì khả năng có dòi bên trong. 

5.2 Món ngon từ sơ ri 

Mứt sơ ri – đặc sản Gò Công

  • Lựa sơ ri vừa chín tới. Nhặt bỏ cuống, rửa sạch để ráo;
  • Đường nấu trên bếp cho sôi;
  • Cho sơ ri vào đảo nhanh tay khoảng 10 phút;
  • Sau đó hạ nhỏ lửa, đảo cho đến khi keo lại;
  • Khi đạt được độ keo của mứt, để nguội, cất vào lọ dùng dần. 

Rượu sơ ri 

  • Chọn sơ ri tươi. Dùng tăm đâm vào quả;
  • Tiến hành xếp sơ ri vào hủ: 2 lớp sơ ri, 01 lớp đường;
  • Đổ rượu vào ngập sơ ri;
  • Trong vòng 03 tháng là dùng được. 
  • Lưu ý: để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Trong quá trình ngâm, khoảng vài tuần lắc bình để sơ ri và rượu hòa đều.

Nước ép sơ ri

  • Một lượng sơ ri ngon vừa đủ người uống;
  • Dùng máy ép, ép sơ ri;
  • Dùng kèm với đường hoặc mật ong và đá. Tùy vào sở thích từng người mà gia giảm phù hợp nhé.

Sơ ri trộn muối ớt

  • Món này ngon hơn khi sử dụng sơ ri xanh hoặc sơ ri đỏ chưa chín hẳn;
  • Chuẩn bị: muối, đường, bột ngọt. Trộn đều thành hỗn hợp;
  • Cho sơ ri vào trộn đều là có thể thưởng thức ngay. Có thể để trong tủ lạnh cho sơ ri ngấm, độ chua và mặn ngọt làm bạn không thể chối từ. 

Kết

Một loại quả tuy nhỏ nhưng lại đủ dưỡng chất cần thiết cho 01 ngày. Sơ ri ngày nay được bán khắp nơi nên rất dễ mua. Hè cũng sắp đến hãy mua sơ ri về nước ép cho cả nhà nhé. Vừa ngon mà lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho cơ thể.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)