15 tác dụng của Quả Mít – trị bệnh, làm đẹp và lưu ý

“Quả gì mà gai chi chít?

xin thưa rằng quả mít.

ăn vào thì chắc là đau?

không đau,

thơm lừng tận mấy hôm sau.”

Ai cũng từng một lần nghe những câu hát này, cũng như biết đến trái đồng quê – mít. Tưởng chừng mít chỉ là món ăn chơi nhưng có lẽ bạn chưa biết được hết tác dụng của trái đầy gai này.

Tất cả sẽ được trình bày dưới bài viết dưới đây. 

1. Vài điều thú vị về quả mít có thể bạn chưa biết

1.1 Đặc điểm của cây mít

Tên tiếng anh của mít là Jackfruit. Nguồn gốc của loại quả này bắt nguồn từ vùng đất linh thiêng – Ấn Độ, đặc biệt là miền Nam Ấn Độ. 

Tuy nhiên, đây cũng là loại quả phổ biến tại nước ta. Lý do đơn giản là miền Nam Việt Nam và Nam Ấn Độ có độ ẩm và lượng mưa giống nhau, điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển. 

Hiện nay, những đất nước có diện tích trồng mít lớn là Đông Nam Á, Đông Ấn, Philipin. 

Tác dụng của trái mít

Tác dụng của trái mít

Một quả mít có cân nặng trung bình từ 4,5kg – 11kg. Trái mít nặng nhất hiện nay có trọng lượng 50kg. Điều đặc biệt hơn, kỷ lục này được ghi nhận tại đất nước chúng ta. 

Mít cùng dòng họ với dâu tằm, sake, sung ngọt. Nhìn bên ngoài, chúng chẳng có vẻ liên quan. Tuy nhiên, chúng cùng họ thực vật Moraceae (họ Dâu Tằm).

Những trái mít thường mọc chi chít trên thân cây. Nguyên nhân là chúng thường mọc ở nơi ẩm thấp, ít ánh sáng nên hoa mọc ngay trên thân. Từ hoa mít chúng phát triển thành trái mít chúng ta thường ăn. 

1.2 Những loại mít phổ biến hiện nay

  • Mít mật: đây là loại mít được nhiều người yêu thích vì vị ngọt, mềm. Mít mật khi chín rất mềm, ăn có nước. Một số nơi có tên gọi khác là mít ướt cũng vì đặc điểm này. Nếu không biết cách bổ sẽ làm cho múi mít không đẹp hay dễ dập. Mọi người nên cắt một đường dọc trên quả, dùng tay bóc vỏ từ trên xuống. Loại mít này mềm, các múi không dính chặt nên rất dễ bóc. Các chị em nên áp dụng để vừa dễ ăn mà còn đẹp mắt nữa nhé. 
Trái mít

Trái mít

  • Mít dai: khác với mít mật, loại này khô, nhiều xơ và mủ. Vì thế, chúng có tên gọi là mít ráo, tùy vào địa phương. Múi mít khô, ngọt, đôi lúc còn giòn sựt sựt nên mọi người hay mua ăn khi vào mùi. Tuy nhiên, dễ bị dính mủ vào tay. Mọi người nên dùng dầu ăn thoa vào chỗ bị dính mủ, xoa đều, lấy vải lâu sạch và rửa lại xà phòng. Đây là phương pháp đơn giản để chúng ta không phải lo lắng sau khi ăn. 
  • Mít tố nữ: hương thơm đặc biệt khiến nhiều người say mê. So với các loại mít khác, mít tố nữ hình dáng nhỏ hơn. Bên trong là những múi mít to màu vàng hoặc cam, dính chặt vào cùi mít, nhìn rất đẹp mắt. Hương vị của mít tố nữ là sự hòa trộn giữa sầu riêng và mít tạo nên sức hấp dẫn cho người thưởng thức. 
  • Mít tứ quý ruột đỏ: trọng lượng dao động từ 8kg-15kg. Múi có màu vàng nghệ, múi mít dày, ngọt và ít xơ. Loại này thường được dùng ăn trực tiếp hoặc sây khô đóng gói. 

2. Ăn mít có tốt không? 15 tác dụng của quả mít

2.1 Trị táo bón

Táo bón là tình trạng khó đi ngoài, đi khó khăn, gây mệt mỏi cho người bị. Nguyên nhân xuất phát từ việc cơ thể thiếu chất xơ, không đủ nước để thải phân. 

Một cốc mít tươi chứa khoảng 2,6 gram chất xơ, đây là thực phẩm giúp trị táo bón rất hiệu quả. Chất xơ trong mít sẽ loại bỏ các màng nhầy trong ruột, ngăn ngừa bệnh ung thư ruột. 

2.2 Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Chuyển giao mùa rất dễ bị các bệnh cảm cúm, ho, sổ mũi. Lúc này, sức đề kháng không khỏe mạnh sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và ốm yếu. Bổ sung vitamin C trong thực đơn hàng ngày sẽ giúp bạn không còn bị ốm vặt nữa. Mít là loại trái cây có nguồn vitamin C dồi dào, phù hợp cho nhiều đối tượng và lứa tuổi.

2.3 Bổ sung canxi cho xương chắc khỏe

Trong bảng thành phần dinh dưỡng của mít, magie chiếm 15%. Magie giúp việc hấp thụ canxi dễ dàng, giúp xương chắc khỏe. Ngày nay, tốc độ lão hóa xương dần trẻ hóa.

Công việc văn phòng khiến mọi người ít vận động, sử dụng thức ăn nhanh thường xuyên là nguyên nhân khiến cơ thể thiếu hụt trầm trọng canxi. Mít ngày nay được chế biến nhiều món khác nhau, trong đó có món xôi mít hay chè thái – rất được lòng giới trẻ. 

Mít có tác dụng gì?

Mít có tác dụng gì?

2.4 Ổn định huyết áp

Kali là thành phần giúp con người ổn định huyết áp, trong đó có mẹ bầu. Nghiên cứu chỉ ra rằng 100g mít thì có khoảng 303 mg kali. Bổ sung kali giúp ổn định nhịp tim, giảm nguy cơ mắc bệnh đột quỵ. Phụ nữ mang thai ăn mít sẽ giúp ổn định đường huyết. Tuy nhiên, tùy vào thể trạng nên hãy hỏi ý kiến bác sĩ khi ăn. 

2.5 Cung cấp vitamin A cho mắt

Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn nên việc bảo vệ phải từ bên trong lẫn ngoài. Ngoài việc không tác động mạnh trúng mắt, mọi người cần bổ sung vitamin A để đôi mắt sáng khỏe. Chúng ta hay ăn cà rốt để bổ sung vitamin A, tuy nhiên mít cũng là thực phẩm giúp mắt khỏe và tránh các căn bệnh về mắt khác. Vitamin A chiếm khoảng 10% trong thành phần dinh dưỡng của mít. Ăn thường xuyên loại quả này sẽ hạn chế bệnh võng mạc, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng. 

2.6 Ngăn ngừa bệnh thiếu máu

Trong mít có chứa hàm lượng sắt đáng kể. Điều này giúp chúng ta phòng ngừa bệnh thiếu máu khi bổ sung mít vào thực đơn. Thiếu máu gây nên hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, đôi khi còn nguy hiểm nếu xỉu đột ngột. Bổ sung sắt bằng sữa hoặc thực phẩm cần được chú trọng. Đặc biệt phụ nữ có kinh nguyệt hoặc mang thai cần lưu ý chế độ bổ sung sắt để không bị thiếu máu. 

2.7 Cung cấp calo

Vị ngọt của mít là đường tự nhiên. Trong mít có đường fructose và sucrose rất tốt cho cơ thể. Cơ thể sẽ được nạp năng lượng nhanh chóng, giúp lấy sức lực để học tập, làm việc hoặc tham gia hoạt động thể thao. 

Hình ảnh quả mít

Hình ảnh quả mít

2.8 Hỗ trợ giảm cân

Chất xơ nhiều, ít chất béo nên mít là sự lựa chọn tuyệt vời để giảm cân an toàn. Bổ sung một lượng mít  phù hợp sẽ khiến bạn cảm thấy no lâu. Việc tập luyện thể thao để giảm cân khiến bạn dễ mất sức, xanh xao. Sau khi tập hãy bổ sung vài múi mít giúp bạn lấy lại năng lượng ngay tức thì. 

2.9 Hạt mít giúp có làn da mịn màng

Hạt mít có tác dụng không ngờ cho làn da chị em. Sử dụng hạt mít luộc, nghiền nát, trộn cùng sữa. Dùng hỗn hợp này đều đặn bạn sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt của làn da. Mịn màng và da trắng hơn hẳn. Một bí kíp giúp phái nữ tự tin hơn khi diện đồ. 

2.10 Cải thiện tình trạng rụng tóc

Rụng tóc, tóc yếu, tóc xơ là nỗi buồn của nhiều người. Sử dụng nhiều hóa chất khiến tóc lưa thưa hơn. Vậy tại sao không bổ sung mít để có tóc dày, óng mượt. Trong mít có vitamin A, protein phong phú ngăn ngừa tình trạng tóc rụng. Ngoài ra, ăn mít chứa sắt giúp quá trình lưu thông máu lên da đầu dễ dàng nên tóc chắc khỏe, không dễ rụng. 

2.11 Lợi sữa cho mẹ bầu

Dùng lá mít hoặc dái mít nấu nước uống để cải thiện tình trạng mất sữa, sữa ra ít ở phụ nữ mới sinh. Đây là phương pháp dân gian được ông bà ta sử dụng chục năm nay. Nếu mẹ bị tắc sữa hãy thử áp dụng nhé. 

Giá trị dinh dưỡng của mít

Giá trị dinh dưỡng của mít

2.12 Trị mụn nhọt

Mụn ở mặt, lưng, tay vừa khiến chúng ta đau và không tự tin. Ngoài việc, vệ sinh sạch sẽ cho lỗ chân lông thông thoáng, mọi người có thể sử dụng lá mít giã và đắp lên mụn. Điều này giúp mụn nhanh xẹp. Sau đó, bôi nghệ để không để lại thâm. 

2.13 Bột lá mít trị tưa lưỡi ở trẻ em

Tưa lưỡi hay nấm lưỡi là hiện tượng có màng trắng xuất hiện trên lưỡi, khó bong, gây cảm giác đau rát. Lá mít vàng đốt lấy tro, pha cùng mật ong, bôi hàng ngày sẽ trị được tưa lưỡi. 

2.14 Công dụng giải rượu

Say rượu khiến cơ thể nóng bức, khó chịu. Để giải quyết vấn đề này hãy sử dụng mít. Lấy múi mít to, vàng, thái nhỏ nấu cùng đường. Đợi đến khi nước sôi, đường sáng vàng thì tắt bếp. Cho mít vào lọ, cất trong tủ lạnh. Để giải rượu dùng mít cùng nước cốt chanh sẽ giảm bớt tình trạng khó chịu vì rượu bia. 

2.15 Trị chứng ăn không tiêu

Ăn không tiêu do đồ ăn chưa chín, nhiễm khuẩn. Dùng lá mít sắc, chia uống 2 lần trong ngày, lặp lại 05 ngày liên tiếp sẽ khỏi. 

3. Những trường hợp không nên ăn mít

3.1 Người bị tiểu đường và gan nhiễm mỡ

Mít chứa lượng đường cao nên không phù hợp với bệnh nhân đái tháo đường. Tiểu đường cần loại bỏ thực phẩm chứa đường, khi ăn mít khiến lượng đường trong máu cao đột ngột nên rất nguy hiểm. 

Mít là loại trái cây giàu năng lượng, không tốt cho người gan nhiễm mỡ. Nếu muốn dùng cần hỏi ý kiến bác sĩ và chỉ nên dùng lượng nhỏ để không khiến bệnh trầm trọng hơn. 

3.2 Người bị bệnh suy thận 

Thừa kali sẽ đe dọa tính mạng bệnh nhân vì tim dễ ngừng đột ngột. Khi chức năng thận tốt, chúng sẽ cân bằng được nồng độ kali trong cơ thể. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân suy thận điều này là không thể. Để tránh trường hợp tăng kali trong máu, bệnh nhân cần hạn chế thực phẩm có kali. Mít chứa kali nhiều nên người bị bệnh suy thận không được ăn mít. 

3.3 Vợ chồng muốn có thai

Mít khuyến cáo không dùng cho vợ chồng đang mong con. Sử dụng mít thường xuyên sẽ khiến nam giới không ham muốn. Ngoài ra, giảm sức lực nên khó có con.

3.4 Người bị suy nhược cơ thể

Đối với những người thể trạng yếu nên dùng thực phẩm dễ tiêu hóa. Mít ăn nhiều gây hiện tượng khó tiêu, ứ trệ và dễ tăng nhịp tim nhanh. Để tránh những trường hợp đáng tiếc, người ốm yếu nên hạn chế hoặc không dùng mít thường xuyên. 

Thời điểm vàng để ăn mít

  • Không ăn mít khi đói: mít ngọt, đường nhiều nên khiến lượng đường tăng cao đột ngột. Để phát huy tác dụng của mít, nên dùng sau bữa ăn khoảng 3 -4 múi mít. 
  • Không ăn trước khi ngủ: vị ngọt của mít khiến dễ bị răng sâu. Ngoài ra, mít gây no khiến khó tiêu, cản trở giấc ngủ sâu vào buổi tối.
  • Nên nhai kỹ mít khi ăn 
  • Kết hợp mít với các thực phẩm khác để bổ sung chất dinh dưỡng
  • Nếu bị mụn nhọt cần bổ sung nhiều nước sau khi ăn mít. 

5. Những món ngon bổ dưỡng từ mít trong ngày nắng nóng

5.1 Bỏ túi những lưu ý sau để chọn mít ngon

  • Vỏ mít: nên chọn trái tròn đều, không lấy quả bị dập, lồi, sẹo. 
  • Nên chọn trái còn cùi mít hoặc mủ nhựa mới, điều này giúp bạn phân biệt mít cũ hay mới. Độ ngọt của múi mít
  • Gai mít: to và đều, khoảng cách bằng nhau
  • Tiếng khi vỗ kêu bình bịch, ấn thấy mềm. Nếu muốn để lâu thì có thể chọn mít già, về ủ để dần ăn sau
  • Đối với mít đã làm sẵn thì tùy vào từng loại mít mà nhìn vào màu sắc. Mít dai có màu vàng nhạt, mít mật màu vàng đậm, mít tố nữ múi vàng hoặc cam, mùi hương đặc biệt. 
  • Ngoài ra, nếu được hãy mua tại vườn. Ở thành phố nên chọn những cửa hàng, cá nhân uy tín để lựa chọn được mít sạch và ngon.

5.2 Những món ngon từ mít 

  • Sữa chua mít: mít hãy xé sợi nhỏ để nơi khô thoáng. Ngoài ra, hãy làm thêm các thạch ăn kèm như củ năng, thạch dứa. Trộn đều mít, thạch và sữa chua ăn kèm với đá – đây là món ngon tuyệt vời cho ngày hè. 
  • Xôi mít: tiến hành nấu xôi, nếp khi bung thì  trộn đều nước cốt dừa để nấu cùng. Mít rạch một đường dọc, cẩn thận lấy hạt mít ra. Sau khi xôi chín, nhồi xôi vào trong múi mít. Ăn kèm với lạc rang. Để món ăn có màu sắc và hương vị, mọi người có thể dùng lá dứa, lá nếp cẩm để nấu xôi. 

Kết

Tưởng chừng là quà của vùng quê, thân thuộc với bao thế hệ thì mít ngày nay được dùng với nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, hãy tùy vào thể trạng mà dùng chúng một cách khoa học.

4.5/5 - (2 bình chọn)
4.5/5 - (2 bình chọn)