Mắc khén là gì? Cách dùng, tác dụng và lưu ý khi thưởng thức

Nhắc đến Tây Bắc người ta không chỉ nhớ đến những cánh hoa tam giác mạch bạt ngàn. Hay những có gái dân tộc xinh đẹp mê lòng người. Mà còn nhắc đến ẩm thực nơi đây nữa. Ẩm thực Tây Bắc rất riêng. Nó là sự hòa quyện tất cả hương vị núi rừng ở trong đó. Người nào ăn lần đầu có thể thấy khó ăn. Nhưng chắc chắn nếm thử lần 2 lần 3 liền mê mẩn hương vị của nó ngay. Thật sự riêng biệt đến nỗi nghĩ đến thôi cũng thấy lạ cơ đấy! 

Mác khén

Mác khén

Để tạo nên hương vị riêng biệt đó đương nhiên là có nhiều gia vị khác nhau. Nhưng không thể không nhắc đến hạt mắc khén. Chính hạt mắc khén tưởng chừng bình dị ấy lại thổi bùng lên hương vị Tây Bắc trong từng món ăn. 

Nhưng ít ai biết rằng hạt mắc khén không chỉ là nguyên liệu nấu ăn chính của người Tây Bắc. Mà người dân ở đây cũng đã sử dụng hạt này để chữa bệnh từ lâu rồi. Đương nhiên cách sử dụng hạt mắc khén như nào, công dụng của nó ra sao thì cũng không quá nhiều người biết. 

Để các bạn hiểu rõ hơn về loại gia vị này thì hãy cùng chúng mình tìm hiểu các thông tin thú vị về hạt mắc khén nhé! Chắc chắn bạn sẽ bất ngờ về công dụng của hạt mắc khén. Và còn nhiều điều lạ lùng nữa mà chưa khám phá ra đâu. 

1. Mắc khén là cây gì? Hạt mắc khén trông như nào?

Tây Nguyên nổi tiếng với hạt tiêu xanh thơm lừng. Vậy thì Tây Bắc có gì để đốn tim thực khách. Đương nhiên là có chứ! Đó chính là hạt mắc khén – niềm tự hào gia vị của dân nơi đây.

Có thể nói hạt mắc khén chính là thứ gia vị không thể thiếu trong mỗi căn bếp của người dân tộc thiể số. Nó tạo nên sự hấp dẫn rất riêng của món ăn nơi đây!

Thực tế thì dù là người Tây Bắc lâu năm cũng chẳng ai biết cây này có từ bao giờ. Dân tộc nào trồng đầu tiên. Dân tộc nào dùng hạt mắc khén nấu ăn đầu tiên. Chỉ biết rằng tính đến thời điểm hiện tại dân tộc dùng nhiều hạt mắc khén nhất là người Thái. Họ đã dùng từ lâu và đến giờ vẫn còn dùng.

Hạt mắc khén là hạt của cây mắc khén – một loại cây trong hạ cam. Người dân tộc hay gọi nó là cóc hôi, hoàng mộc môi,… Còn các tài liệu nước ngoài gọi nó là Zanthoxylum rhetsa. Đây là thứ gia vị không thể thiếu trong các món ăn của người Thái, Mường.

Tác dụng của hạt mắc khén

Tác dụng của hạt mắc khén

1.1 Hạt mắc khén trông như nào?

Cây mắc khén là cây thân gỗ. Chiều cao của nó thường đạt được từ 8 đến 10m. Thân cây có lớp vỏ nhiều gai. Nhìn chung là khá thẳng. Lá cây mắc khén là dạng lá kép rất giống lông chim. Mép lá không nguyên mà có các răng cưa nhỏ.

Từ tinh dầu của cây mà tụ lại trong hoa làm ho rất thơm luôn. Hoa sẽ đi theo từng chùm màu trắng hơi pha xám chút. Mỗi năm cứ đến độ tháng 6 tháng 7 hương hoa thơm ngào ngạt cả núi rừng.

Cây mắc khén cho quả non màu xanh khi chín màu hồng. Trong quả sẽ có các hạt màu đen kích thước nhỏ như hạt mè. Theo kinh nghiệm của các dân tộc dùng nhiều hạt mắc khén nhất. Thì hạt tươi vừa hái bao giờ cũng ngon và đậm vị nhất. Chế biến món ăn thì không chê chỗ nào được. Nhưng nếu muốn bảo quản hay dùng lâu thì không tiện chút nào.

Thông thường quả sẽ chín vào độ tháng 11 dương lịch. Quả thì hình tròn còn hạt thì hình cầu. Hạt của quả chín đen nhánh nhìn rất thích.

Nếu mới ngửi hạt mắc khén bạn sẽ thấy nó có mùi thoảng giống vỏ cam vô cùng. Nhưng nếu ngửi kỹ lại dịu hơn nhiều. Nếu ăn các món ăn từ hạt này thì ban đầu bạn thấy cũng bình thường thôi. Sau đó mới thấy đầu lưỡi tê tê như ăn vỏ bưởi vậy.

1.2 Cây mắc khén có nhiều ở đâu? Thu hái nó như nào?

Bản thân cây mắc khén là 1 cây hoang dại. Người ta chỉ tận dụng hạt để làm gia vị thôi. Nó có nhiều ở các khu vực miền núi, nhất là các tỉnh miền Bắc nước ta. Ví dụ như Cao Bằng, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái,…

Như mình đã nói thân có nhiều gai nên muốn hái quả người dùng không trèo lên được. Thay vào đó họ dùng gậy dài để hái quả xuống. Đợi quả già thì người ta thu cả chùm quả luôn. Sau đó buộc lại thành từng bó vừa phải và để lên gác bếp. Lúc nào ăn hoặc chữa bệnh thì sẽ lấy xuống. Cách này cũng giữ được hạt lâu hơn.

Mắc khén có tác dụng gì?

Mắc khén có tác dụng gì?

1.3 Chế biến hạt mắc khén đúng cách

Hạt mắc khén tươi được đánh giá là đậm vị và nấu ăn ngon nhất. Nhưng nếu muốn giữ lâu thì bạn cần sơ chế nó. Cách sơ chế cần đúng thì hạt mới để được lâu và giữ được hương vị.

Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng cách sử dụng hạt như nào cũng ảnh hưởng đến độ thơm ngon nữa đấy! Nhiều người lần đầu dùng hạt mắc khén đã sử dụng sai. Dẫn đến ảnh hưởng đến hương vị của hạt. Vậy nên bạn cần nhớ sử dụng hạt cho đúng cách nhé!

Sơ chế và sử dụng hạt mắc khén đúng cách

Các loại mắc khén bán ở cửa hàng phần lớn là đã được rang và xay sẵn. Bạn chỉ cần mua về là dùng được luôn. Tuy nhiên nếu bạn được tặng hoặc mua được 1 túi mắc khén khô và đang loay hoay chế biến nó thì bạn cần làm như sau.

Bước 1: Bạn nhặt riêng quả khô ra khỏi các cành lá có lẫn bên trong. Kể cả sạn hay tạp chất nữa nhé!

Bước 2: Đun nóng chảo trên bếp.

Bước 3: Tùy vào việc bạn đinh dùng bao nhiêu mắc khén mà lấy cho vừa đủ. Thả mắc khén vào chảo. Đảo đều tay và không ngừng lúc nào. Đây là 1 bước quan trọng ảnh hưởng đến độ ngon của mắc khén. Chính vì thế bạn cần làm cẩn thận, tỉ mỉ. Nếu không quen thì bạn cứ hạ nhỏ lửa để rang là được. Không nên để lửa to làm gì. Vì nếu không quen hay đảo không đều là sẽ bị cháy.

Bước 4: Đảo chừng vài ba phút là bạn sẽ thấy được hạt mắc khén hơi bốc khói lên. Và cũng có mùi thơm nhẹ phảng phất. Lúc này bạn tắt bếp đi và đổ nó ra rổ hay khay gì đó. Để lâu mắc khén sẽ cháy quá. Lúc đổ ra bạn có thể đảo đều mắc khén thêm chừng 1p nữa.

Bước 5: Nhiều chị em hay có thói quen xay luôn mắc khén khi mới rang xong. Nhưng như thế là không nên. Vì mắc khén nhiều tinh dầu. Bạn làm thế bột không mịn mà cũng bị dính vào máy xay nhiều nữa. Tốt nhất để hạt nguội hoàn toàn rồi mang đi xay là chuẩn nhất.

Cần phải lưu ý khi sử dụng

Cần phải lưu ý khi sử dụng

Lưu ý khi sơ chế

+ Bạn chỉ nên dùng 1 lượng mắc khén để rang. Dùng 1 lần hoặc trong thời gian ngắn nhất có thể. Không nên rang hết rồi để lâu. Như vậy hạt sẽ không còn ngon nữa.

+ Mắc khén xay vừa phải thôi. Không cần quá nhuyễn hay mịn như tiêu làm gì cả.

Nếu bạn lên vùng Tây Bắc sẽ thấy người dân ở đây sơ chế mắc khén rất lạ. Họ sẽ nướng cả chùm trên bếp. Hoặc gắp cục than đang nóng rực cho vào bát đựng hạt mắc khén. 

Sau đó xoay tay cho các hạt mắc khén được chín đều. KHi nào có mùi thơm thì gắp than ra. Thổi hết bụi, tàn than ở hạt. Cuối cùng dùng chày hoặc cán dao giã nát ra là được.

Cách chế biến này rất riêng biệt. Nó như là 1 nét văn hóa độc đáo của người dân ở đây vậy. Nghe qua thì có vẻ dễ và nhẹ nhàng. Nhưng lại không hề dành cho người nào chưa quen tay đâu! Chính vì thế bạn cứ làm theo 5 bước như trên cho an toàn. Đồng thời giữ được hương vị của hạt tuyệt vời nhất.

Bảo quản hạt đúng cách

Mắc khén dù  đã sơ chế hay chưa thì đều cần bảo quản kín đáo. Bạn nên để trong các chai nhựa có nắp ấy. Nó rất tiện mà lại kín nữa. Yên tâm là không bị mất mùi của hạt đâu! Sau đó để ở nơi thoáng mát tránh ánh nắng là được. Bạn không nên để trong tủ lạnh nhé!

1.4 Trong mắc khén có những chất gì?

Đa phần người dân dùng mắc khén hiện nay chỉ nghĩ nó là 1 loại gia vị lạ lẫm đơn thuần mà thôi. Có nấu ăn thì cho vào để món ăn thêm ngon miệng và hấp dẫn. Chứ ít ai tìm hiểu nó có chất gì, ảnh hưởng ra sao tới cơ thể. 

Trong hạt mắc khén có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe lắm. Điều này đã được nghiên cứu rồi đấy!

+ Hạt mắc khén có nhiều tinh dầu thơm dịu. Nên ngửi hạt mắc khén cũng là cách giúp bạn thư giãn như đi xông tinh dầu vậy.

+ Vỏ của cây cũng có chất aecaloid. Đó là budrungain và budrungainin. Trong đó thì budrungainin có phần trăm nhiều hơn. Ngoài ra còn có cả lupeol.

+ Quả mắc khén được nghiên cứu là có chứa nhiều tinh dầu và khoảng 0.24% là alcaloid. Ngoài ra trong hạt mắc khén cũng có nhiều chất giúp ngăn chặn vi khuẩn hiệu quả. Nhờ đó mà khi sử dụng thì cơ thể người dùng sẽ chống lại được nhiều tác nhân gây bệnh 1 cách tự nhiên.

+ Vỏ quả mắc khén có rất nhiều chất tốt. Ví dụ như d- a- dihydrocarvol, d- terpinen, dl- cavotanacetone hay 4- caren. Cùng nhiều chất khác.

Nhờ những chất tốt này mà mắc khén. Sẽ giúp người dùng điều trị được 1 số bệnh như như xương khớp, tiêu hóa. Đồng thời giúp hệ miễn dịch đủ khỏe mạnh để chống chọi với nhiều tác nhân gây bệnh.

Như vậy có thể thấy hạt mắc khén không chỉ đơn thuần là 1 loại gia vị của núi rừng Tây Bắc. Mà nó còn là một lại thảo dược chữa bệnh rất tuyệt vời nữa đấy!

1.5 Công dụng của hạt mắc khén là gì?

Hạt mắc khén không chỉ là một loại hạt gia vị ngon tuyệt. Tạo nên hương vị đặc biệt cho món ăn tây Bắc mà nó còn được sử dụng để chữa bệnh nữa đấy! 

Làm gia vị

Như mình đã nói công dụng nổi bật nhất của hạt mắc khén chính là làm gia vị. Nó giúp các món như thịt gà, thịt trâu, bò,… nướng thêm hấp dẫn. Hoặc mắc khén làm nước chấm thì cũng ngon hết ý.

Nhiều người vẫn hay lầm tưởng mình đang dùng hạt mắc khén. Thực tế thì người ta phơi quả khô lên rồi dùng quả. Chứ không đơn thuần dùng mỗi hạt. Quả tươi thì có màu xanh và cũng là lúc quả đậm vị nhất. Tuy nhiên lại không giữ được lâu. Do đó người dân buộc phải hong khô đi.

Hầu hết các món ăn của người Tây Bắc đều có sự tham gia của mắc khén. Các món đặc sản thì càng không thể thiếu. Ví dụ như thịt gác bếp hay chẳm chéo. Mắc khén thơm lạ, hấp dẫn hòa cùng hương vị đồ ăn để tạo nên món ăn hấp dẫn mọi thực khách. 

Có thể nói các món ăn từ mắc khén luôn khiến người ta ngây ngất. Nếu đã được nếm thử thì hẳn sẽ bị nghiện hương vị lạ lùng của nó cho xem.

Làm thuốc chữa bệnh

Mắc khén hay cay như vỏ cam và cũng ấm như vậy. Do đó nó đặc biệt hợp với người tiêu hóa không tiêu, ăn hay đầy bụng. Đồng thời giảm đau xương khớp cực tốt. 

Người tân Tây Bắc còn dùng mắc khén để ngâm rượu tạo thành thứ rượu xoa bóp cực tốt. Những vết máu bầm hay đau đớn chỉ cần xoa rượu này là sẽ thấy hiệu quả.

Xem thêm:

2. Sử dụng hạt mắc khén như nào để món ăn được ngon nhất

Hạt mắc khén là loại gia vị ai ăn 1 lần cũng nhớ. Nhất là khi nó hòa với hương vị đậm đà của thịt nữa. Nghe thôi đã chảy nước miếng rồi. Vậy cụ thể dùng nó tẩm ướp các món ăn như nào cho ngon. 

Chính nhờ sự xuất hiện của hạt mắc khén mà món ăn càng thêm hấp dẫn muôn phần. Bạn có thể sử dụng mắc khén để chế biến các món ăn như sau. Tin chắc ai cũng sẽ mê mẩn đấy!

2.1 Ướp thịt thì ngon hết ý

Nếu dùng thịt trâu thì nên dùng phần bắp đùi. Mỡ ít nạc nhiều lại có độ dai vừa tới. Sau đó thì bạn khéo lọc gân và mỡ ở bắp đùi ra. Sau đó thì thái thành từng miếng dài dọc theo thớ thịt. Mỗi miếng chỉ cần dày chừng 1 đốt ngón tay thôi. Dài hơn 1 gang tay là được. Sau đó thì dần thịt cho mềm cũng như để ngấm gia vị hơn.

Sau đó cho vào bát đựng thịt trâu gừng, tỏi, sả, ớt khô và hạt mắc khén đã giã nhỏ. Đảo đều để các nguyên liệu ngấm vào từng thớ thịt. Ướp 3 tiếng rồi xiên thịt vào que và mang treo lên gác bếp.

Khi treo bạn không nên treo quá gần chỗ bếp đun. Vì như thế lớp bên ngoài sẽ nhanh chín, còn bên trong thì vẫn sống. Thịt cần chín từ từ bằng khói. Như vậy mới ngon được. 

KHi thịt chín nó sẽ có mùi thơm rất riêng. Lúc này người ta sẽ nhấc thịt xuống rồi cất đi dùng dần. Món này ăn không cũng ngon. Mà chấm với tương ớt nữa thì càng ngon hết ý.

2.2 Làm nước chấm hạt mắc khén hấp dẫn

Một bát nước chất bình thường thôi mà cho 1 nhúm mắc khén giã nhỏ vào thì ngon hết ý. Chấm các món thịt hay cá nướng thì ăn 1 miếng lại muốn ăn miếng thứ 2.

2.3 Chẳm chéo lạ miệng

Đến Tây Bắc ăn thịt gác bếp thôi chưa đủ. Bạn cần phải nếm được chẳm chéo cơ thì mới trọn vẹn. Đây là thứ kết tinh toàn bộ tinh túy ẩm thực của nơi đây! Cũng là món mà hạt mắc khén phát huy được hết công dụng của nó.

Nhìn chung thì các nguyên liệu không có gì lạ lẫm lắm. Thế nhưng hòa vào nhau lại khiến người ta nhớ mãi không quên. Chỉ là chút mắc khén giã nhỏ, muối rang và ớt bột thôi mà. Sau đó đem giã nát rồi trộn với nhau là xong.

Chẳm chéo chỉ đơn giản vậy thôi. Khi ăn nó có mùi hơi hắc, vị khá giống ô mai. Lại có chút cay nồng của vỏ cam. Tất cả đều kích thích vị giác vô cùng.

Các món chẳm chéo đều có chung công thức như này. Nhưng người ta có thể thêm vào 1 vài gia vị khác để  tạo thành các món chẳm chéo khác nhau. Lạ miệng và hấp dẫn vô cùng.

Chéo cá

Cá phải là cá suối còn nhỏ mới ngon. Sau khi nướng vàng thơm thì đem giã nát ra. Sau đó chỉ cần trộn với chẳm chéo như bên trên là có ngay bát chéo cá hấp dẫn rồi. Măng luộc hay rau luộc có món này thì ngon hết sẩy.

Chéo gan gà

Gan gà hay vịt đều được. Bạn làm sạch rồi nướng thật thơm lên. Thái 1 ít lá chanh già cho vào cối rồi giã với các nguyên liệu làm chẳm chéo thông thường. Bạn có thể cho thêm 1 thìa nước luộc gà vào rồi đánh nhuyễn lên. Vậy là xong món chéo gan gà hấp dẫn.

Chéo pịa

Đến thứ nước đắng ở ruột non của trâu người ta cũng tận dụng để làm được món ăn ngon. Ví dụ như chép pịa này. Pịa chính là thứ nước đắng mình vừa nói đấy! Nước đắng sau đó chưng lên cho chín rồi cho thịt trâu thái nhỏ vào. Vừa bớt mùi lại có hương vị riêng.

Cho lá chanh thái chỉ cùng với các nguyên liệu làm chẳm chéo cơ bản vào thôi. Món ăn ăn cùng thịt luộc, hấp hay nướng đều ngon. Đắng đắng mà lại ngọt ngọt thật sự rất hấp dẫn.

Xem thêm:

3. Các món ngon từ hạt mắc khén bạn không thể không biết

Nói đúng hơn hạt mắc khén chính là loại tiêu rừng ở Tây Bắc. Nó có thể được sử dụng để tẩm ướp các lọai thịt hay món ăn đều rất ngon. Đương nhiên thì mắc khén và hạt tiêu phải khác nhau rồi đúng không? Mắc khén thơm hơn, hương vị không cay nồng như tiêu đâu. Nó chỉ có cảm giác tê tê ở nơi đầu lưỡi như khi bạn ăn vỏ cam thôi.

Do đó món ăn tẩm tiêu sẽ khác hoàn toàn món ăn tẩm mắc khén rồi. Một số món dùng mắc khén để tẩm ướp đã trở thành đặc sản luôn rồi đó. Và bạn cũng có thể tự làm các món đó ngay tại nhà theo cách dưới đây!

3.1 Thịt lớn nướng dùng hạt mắc khén và hạt dổi

Các món nướng Tây Bắc ngon và thơm mùi vị rất riêng. Đó là nhờ vào các loại gia vị đặc biệt mà họ sử dụng để tẩm ướp. Sau đó mới đem đi nướng đấy!

Món ăn này bạn hoàn toàn có thể tự làm tại nhà. Hương vị đặc biệt và hấp dẫn của nó không chỉ làm thay đổi khẩu vị bữa ăn gia đình. Mà bạn còn có thể dùng đãi khách cũng ngon lắm đấy! 

Nguyên liệu

Các nguyên liệu để làm được món thịt lợn nướng hạt mắc khén không quá khó tìm đâu.

Thịt lợn nên chọn lợn mán hoặc lợn sạch có phần nạc mỡ đều nhau. Ví dụ như ba chỉ là thích hợp nhất. Tùy vào số người ăn mà bạn chuẩn bị thịt cho đủ. Ở đây mình hướng dẫn nướng 1 cân thịt.

Các loại gia vị tẩm ướp cần có hạt dổi, hạt mắc khén, 1 chút hành tím đã băm nhỏ, vài nhánh tỏi khô, lá móc mật. Cùng với đó là các gia vị nấu ăn thông thường như muối, mì chính, húng nhủi, mùi tàu, nước mắm, mùi ta, chanh tươi,…. Hạt dổi bạn có cho vào cũng được thì sẽ ngon hơn. Còn không thì dùng mỗi hạt mắc khén cũng không sao cả.

Ướp thịt đậm đà

Hạt mắc khén đem rang thơm rồi nghiền bột. Không cần mịn quá nhưng cũng đừng để to quá là được. Hạt dổi cũng nướng thơm lên rồi giã nhỏ ra là được. Sau đó chia làm 2 phần cả hạt dổi và hạt mắc khén. 1 phần tẩm ướp. 1 phần làm nước mắm. 

Thịt lợn làm sạch rồi thái miếng vừa ăn. Không nên dày quá cũng không nên mỏng quá. Sau đó cho vào 1 âu sạch. Thêm 1 thìa hạt dổi, 1 đến 2 thìa hạt mắc khén. Mì chính 1 thìa. Nước mắm, bột canh, hạt nêm mỗi thứ nửa thìa. Cùng với đó là hành tím, tỏi và ớt đã thái nhỏ. Các nguyên liệu này bạn có thể tăng giảm theo khẩu vị là được.

Trộn thật đều các nguyên liệu để ngấm hết vào thịt. Ướp 45p cho thịt ngấm.

Nướng thịt chín tới

Sau đó cứ 1 miếng thịt lại đến 1 lớp lá móc mật gập đôi. Cứ làm đến khi hết nguyên liệu. Nướng trên bếp than hoa ngon hơn là nướng trong lò nhé! Mình cứ nướng đến khi các mặt thịt vàng ươm, thơm phúc là được. Riêng bì thì không nên nướng vàng vì sẽ dai.

Thịt xiên nướng kiểu này mềm và ngọt lại không dai, ăn rất ngon.

Còn không dùng xiên thì bạn cho vào vỉ nướng cũng được. Chỉ chú ý khi nào thịt gần chín mới cho lá móc mật vào. Không thì lá sẽ cháy mất. Sau khi thịt chín tới thì nhấc ra. Nướng cách này thì thịt sẽ dai và bì cũng dai hơn cách trên.

Dù nướng bằng cách nào thì cũng ăn nóng thì mới ngon. Bạn có thể dùng nước chấm có hạt mắc khén, hạt dổi, một vài gia vị khác để cảm nhận sự  hấp dẫn của món ăn.

3.2 Các loại thịt Tây Bắc gác bếp

Nhắc đến Tây Bắc người ta sẽ nhớ ngay đến đặc sản nức tiếng gần xa. Đó là các món thịt gác bếp. Ví dụ như thịt trâu, thịt bò, thịt lợn gác bếp,…

Các món ăn này có mùi khói thẩm thấu vào từng thớ thịt. Ngoài ra còn có 1 vị cực kỳ riêng biệt nữa. Nếu bạn không ăn quen thì cũng chỉ biết nó là gia vị ăn ngon miệng thôi. Cò ai tinh ý sẽ biết đó chính là hương vị của hạt mắc khén. Chính nó tạo nên sự riêng biệt và lạ miệng cho món ăn đấy!

3.3 Gà nướng hạt mắc khén

Gà nướng đã quá quen thuộc rồi. Nhưng gà nướng hạt mắc khén thì chưa hẳn đâu nhé! Món ăn này vừa lạ vừa quen mà chắc hẳn dùng loại nguyên loại khác không bao giờ có được. 

Đầu tiên bạn làm sạch thịt gà đi rồi lấy 1 nhúm hạt mắc khén đã giã nhỏ rồi đem ướp với thịt gà. Để nửa tiếng cho thịt ngấm. Rồi mang đi nướng. Nướng bằng lò hay nướng củi đều được cả.

Hạt mắc khén sẽ làm cho món gà nướng của bạn thơm rất riêng. Ăn thử một miếng sẽ không chỉ đơn thuần thấy đây là món gà nướng quen thuộc nữa. Mà nó có chút gì đó lạ lẫm, kích thích lắm.

4. Phân biệt mắc khén chuẩn và tìm hiểu giá mắc khén

Hạt mắc khén hiện tại được rất nhiều người yêu thích. Hầu như bạn có thể mua được ở ở bất cứ tỉnh nào. Chứ không nhất định phải đến tận Tây Bắc để mua nữa. Nhưng để chọn được loại mắc khén ngon, chuẩn thì thật sự cần phải có chút kinh nghiệm đấy!

4.1 Mua hạt mắc khén giá bao nhiêu tiền?

Giá của mắc khén được bán với nhiều mức khác nhau. Sự chênh lệch này từ sự uy tín của nơi bán, chất lượng của sản phẩm nữa.

Mắc khén tươi thì có thể giá không dao động nhiều. Nhưng giá hạt khô lại khác. Bởi vì chính kỹ thuật phơi khô sẽ quyết định xem hạt mắc khén có ngon đúng vị hay không?

Nói là chênh lệch nhưng cũng không lớn lắm đâu. Thường thì nó sẽ dao động từ 200 đến 350 ngàn 1 cân mắc khén khô. Các sản phẩm này đều đã được làm sạch, đóng gói, kỹ rồi. Bạn về chỉ cần dùng thôi. 

Nhưng bạn cũng cần tìm hiểu kỹ càng để chọn được mắc khén đúng chất lượng nhé! Cần đến nơi uy tín để chọn lựa mới được.

4.2 Phân biệt mắc khén thật giả như nào?

Mắc khén chỉ có đúng 1 loại thôi. Nhưng hình dáng bên ngoài cũng như màu sắc lại rất giống với xuyên tiêu. Do đó mà nhiều người hay bị nhầm.

Thế nên tốt nhất là bạn nên ngửi mùi vị của chúng để phân biệt. Hạt mắc khén thơm thoang thoảng mùi vỏ cam. Mùi vị lạ lẫm nhưng dịu.

Nhiều người vì muốn trục lợi mà sẵn sàng đánh lừa người dân bằng các sản phẩm không phải mắc khén. Nhưng vẫn dán mác mắc khén để bán giá cao. Để yên tâm hãy đến tận nơi để mua và kiểm nghiệm nhé!

Nếu mua online thì cần chú ý các đánh giá của người đã từng mua hàng ở đó. Nó cũng phản ánh phần nào chất lượng sản phẩm.

Nhìn chung nơi nào cũng cho kiểm tra hàng hóa thôi. Nhưng cũng có nơi không cho xem. Đừng vì thế mà bạn chủ quan. Cứ kiểm tra sản phẩm xem có như quảng cáo không? Bởi vì đấy là quyền lợi của bạn mà.

5. Những lưu ý quan trọng khi dùng mắc khén

Có thể thấy nhiều người vì mê mẩn hương vị của mắc khén mà ra sức tìm mua cho bằng được. Sau đó vô tư sử dụng mà chẳng tìm hiểu gì. Ừ thì đúng là làm món ăn ngon thật. Nhưng chỉ sợ ăn xong thì lại đi cấp cứu cũng khổ. Vì thế cần đảm bảo xem bạn thuộc trường hợp nào, có dùng mắc khén được không. Như vậy mới an toàn. 

5.1 Mắc khén dùng cho ai

Mắc khén cay nhưng không quá nặng như ớt. Nên khi nên chỉ có cảm giác hơi tê ở đầu lưỡi thôi. Nên nhìn chung ai cũng có thể ăn được. Vì thế bạn hoàn toàn có thể làm các món ăn từ hạt mắc khén cho cả gia đình thưởng thức.

5.2 Ai không nên dùng mắc khén nấu ăn

Hạt mắc khén giúp món ăn thơm ngon và hấp dẫn vô cùng. Nhưng nếu bạn là người bị nóng trong, táo bón hay dễ nổi mụn thì nên hạn chế dùng. Vì hạt mắc khén cay và ấm. Dùng có thể ảnh hưởng đến tình trạng của bạn.

Khi dùng mắc khén làm gia vị không nên dùng nhiều quá vì nó sẽ đắng món ăn. Mà ít quá thì lại không thấy được độ ngon của hạt. Nên tốt nhất bạn chỉ cần 1 lượng vừa đủ thôi là được.

Nhờ mắc khén mà ẩm thực Tây Bắc thêm hấp dẫn. Nguyên liệu làm gia vị của ẩm thực Việt Nam cũng phong phú hơn rất nhiều.

6. Kết luận

Mặc dù chỉ là 1 loại gia vị với người Tây Bắc là đơn thuần thôi. Song bạn có thể thấy được nó làm được rất nhiều món ăn ngon đúng không? Mà mình tin ai ăn 1 lần cũng sẽ nhớ mãi hương vị của nó. Nếu có điều kiện thì bạn chuẩn bị sẵn 1 ít hạt mắc khén trong bếp. Để thỉnh thoảng làm những món ăn lạ miệng cho cả nhà thưởng thức. 

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)