28 tác dụng của Lá Tre – cách dùng, trị bệnh và lưu ý

Từ xa xưa cây tre đã là người bạn thân thiết, trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của ông cha ta. Và trong y học cổ truyền cũng vậy, cây tre và đặc biệt là lá tre được sử dụng làm hàng trăm các bài thuốc chữa bệnh vô cùng hiệu quả.

Còn ở thời nay, mặc dù chúng ta vẫn thường xuyên chữa bệnh bằng lá tre và các chế phẩm từ chúng, nhưng rất ít người biết hết các công dụng của nó. Vì vậy, hãy dành thời gian đọc hết bài viết này để cập nhật thêm kiến thức về lá tre bạn nhé. 

Mục lục

1. Những đặc điểm bạn cần biết về Lá Tre

Lá tre được biết đến từ khi nào?

Từ thuở xưa, cây tre đã mọc và phát triển rất nhiều trên khắp các tỉnh thành của Việt Nam. Chúng góp phần không chỉ vào công cuộc giữ nước và cứu nước. Chúng còn góp phần quan trọng vào những bài thuốc chữa trị bệnh vô cùng hiệu quả.

Theo các danh môn y học xưa và các sổ sách dược liệu cổ truyền đông y, người ta gọi lá tre với cái tên gọi chuyên môn là trúc diệp. Đặc biệt, vai trò chữa bệnh của tre đã được ghi lại rất sớm trong sách “Danh y biệt lục” có khoảng thời gian dài cách nay gần 2000 năm.

Tác dụng của lá tre

Tác dụng của lá tre

Đặc điểm hình thái Lá Tre

Lá tre là một bộ phận của cây tre, thuộc họ thảo , lớp thực thực vật một lá mầm. Các phiến lá chưa được nở hết gọi là trúc diệp. Lá tre ở dạng búp (hoặc là đọt) có tên gọi khác là trúc diệp quyển tâm.

Lá tre thường có cấu tạo gồm 3 bộ phận là bẹ lá và phiến lá. Bẹ lá là phần nối từ cành tre đến cuống lá, dáng lòng máng lợn. Chúng gắn chặt vào cành nối các vị trí giữa bẹ lá và cuống lá lại với nhau. Phần cuống lá chỉ ngắn tầm khoảng vài mm.

Lá hình có trứng thuôn, đầu mũi nhọn và phiến lá hay ngửa ra ngoài. Hai mặt lá của tre đều có lông cứng, thô ráp, chiều dài lá khoảng 10-20cm, chiều rộng khoảng 15-25mm. Phiến lá có từ  3-5 cặp gân lá xếp song song nhau.

Nơi phân bố và thu hái và Chế Biến

Cây tre phân bố chủ yếu ở những khu vực ẩm ướt thuộc vùng Đông Nam Á. Tại Việt Nam, tre gai phân bố khắp mọi miền đất nước, cả từ Bắc vào Nam, hầu như không địa phương nào không có hình ảnh cây tre. Cây tre tập trung nhiều nhất ở vùng Đông Bắc và khu vực đồng bằng Bắc bộ.

Tre là loài thân thảo ưa mọc ở nơi ẩm thấp và ưa vươn mình ra phía sáng. Tre thường mọc ở quanh đồng ruộng hoặc ven chân đê và dọc ven sông, ven suối. Rất dễ để kiếm tìm vì nó mọc tự nhiên và không cần chăm bón.  Để làm thuốc, người ta sẽ thu hái lá tre ở thời điểm phiến lá chưa nở hết, có màu xanh mởn

Lá tre có thể dùng tươi hoặc khô, rất dễ bảo quản và có thể sắc uống đơn thuần vì rất dễ uống. Có thể kết hợp thêm nhiều loại thảo dược tùy vào từng căn bệnh cụ thể.

Theo kinh nghiệm của ông cha truyền lại, nên chọn loại tre gai, cây nhỏ, mắt to có rãnh dọc giữa các đốt. Lá tre dùng khi còn cuộn tròn chưa mở ra, tươi hay khô . Dùng tươi là  tốt nhất. Tinh tre thì lấy ở tre vừa đủ lá, bỏ đốt, cạo bỏ lớp xanh ngoài lấy tinh phơi, xanh là tốt.

Lá tre có tác dụng gì

Lá tre có tác dụng gì

Thành Phần Hóa Học trong Lá Tre

Các nghiên cứu khoa học cho thấy trong thành phần lá tre có chứa chất cholin, chlorophyll… tốt cho việc tiêu  giệt vi khuẩn, thanh nhiệt, giải độc tốt.

Tác dụng dược lý của Lá Tre

Theo Đông y, lá tre có tính lạnh, vị ngọt , nhai kĩ thấy hơi the cay. Nó có khả năng đi vào kinh tâm và phế giúp  hỗ trợ giải độc, thanh nhiệt và trừ cảm rất hiệu quả.

2. Lá Tre có tác dụng gì cho cuộc sống

Vì Trúc diệp có vị ngọt nhạt, hơi the cay và lành tính. Nên tác  động vào các kinh tâm và phế quản. Có tác dụng để thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu giảm sốt. Bên cạnh đó có thể dùng lá tre cùng với một số lá có tinh dầu có cho mùi thơm, như lá sả, lá hương nhu, lá bạc hà, lá khuynh diệp, lá tràm trà, vông neem … làm thuốc xông hơi giải cảm rất hữu hiệu

Lá tre luôn được dân gian áp dụng thành công trong việc chữa trị  các bệnh về hô hấp như : cảm sốt, viêm phổi cấp tính, hen suyễn… chữa các bệnh viêm nhiễm như : viêm thận phù thũng, mụn nhọt,viêm bàng quang cấp tính…. Và sỏi thận.

Mà dưới đây là những bài thuốc chi tiết, chữa trị những căn bệnh nói trên.

Sử dụng lá tre để trị bệnh

Sử dụng lá tre để trị bệnh

3. Lá Tre và những bài thuốc cổ truyền

1. Điều trị mụn nhọt, sưng tấy mưng mủ bằng đường uống

Dùng khoảng 30-60g lá tre tươi, hoặc  6-10g lá khô để nấu nước uống. Vò nát trước khi nấu. 

2. Chữa sốt, ho , giải cảm hiệu quả

Bài thuốc 1: Khi bị sốt và miệng thì khô khát. Ta lấy 30g lá tre, 8g mạch môn, 12g thạch cao, 4g bán hạ, 2g các loại cam thảo, nhân sâm, 7g gạo tẻ. Đem nguyên liệu sắc uống mỗi ngày một thang. Uống đến lúc bệnh khỏi hẳn.

Bài thuốc 2:  16g mỗi loại:  Lá tre và kim ngân hoa, cam thảo đất 12g, 8 g mỗi loại  kinh giới và bạc hà mỗi. Sắc lấy nước uống hàng ngày để chữa cảm cúm, sốt cao. uống mỗi ngày một nồi thuốc đến khi khỏi bệnh.

Bài thuốc 3: bệnh nhân bị cảm nắng, da bị bỏng rát, mồ hôi vã ra nhiều, khát nước. Ta lấy 20g lá tre; 15g các loại hương nhu, cỏ nhọ nồi, rau má tươi. 10glá sắn dây tươi sắc nước uống  hàng ngày khỏi.

Bài thuốc 4: Giải cảm bằng cách xông hơi  bằng các vị thuốc như lá tre, lá bưởi, lá sả, lá cúc tần. Đun sôi nguyên liệu cùng nước, đem xông và trùm kín người bằng vải màn để cơ thể toát mồ hôi. 

Đến khi hết hơi thì lau khô người. không tắm rửa lại mà nằm nghỉ ở nơi ấm áp. Khuyến khích việc đốt khô các nguyên liệu ở trên với than. và đặt chúng ở dưới giường tre, hiệu quả chữa bệnh sẽ cao hơn rất nhiều. Kết hợp việc uống một ít nước đối với các bệnh nhân bị cảm lạnh, sốt đau đầu và khó ra mồ hôi.

3. Điều trị  Co Giật ban đêm ở trẻ nhỏ

Chuẩn bị 16g cáclá tre; 12g các loại: sinh địa, mạch môn, câu đằng, lá vông , chi tử lấy 10g; 8g mỗi loại: bạc hà và cương tằm để sắc nước uống.

4. Chữa trị bệnh sởi mới mọc

Ở giai đoạn sởi đang mọc lên, lấy 20g mỗi loại : lá tre; sài đất, kim ngân hoa, mạch môn, sa sâm, cát căn, thảo đất. Cho 1 ít cam thảo đất, sắc nước uống hàng ngày.

5. Chữa trị Thủy Đậu

Lá tre, liên kiều lấy 8g mỗi loại ; cát cánh, đạm đậu sị lấy 4g mỗi loại; chi tử, bạc hà, cam thảo lấy 3g mỗi loại, và 2 hành tăm để nguyên củ. Đem Cho tất cả  đi đun lấy nước uống.

6. Điều trị Ho suyễn, trúng phong cấm khẩu

1 nắm Lá trúc diệp tươi, vài lát gừng sống. Giã đều để lấy khoảng 2 cgesn nước nhỏ để uống dần.

7. Chữa nấc sau ăn

Ta lấy một nắm khoảng 20g mỗi loại gồm:lá tre, tinh tre, gạo tẻ đã rang vàng thơm; nước thạch cao đỏ khoảng 30g, 16g mạch môn , 10g tai quả hồng . Cho vào nấu cùng 800ml nước đun sôi còn khoảng 1 nửa thì đem chia uống ngày 2 lần.

Có nên sử dụng lá tre để trị bệnh

Có nên sử dụng lá tre để trị bệnh

8. Chữa bàng quang cấp tính

Lá tre 16g; 12g các loại: sinh địa, mộc thông, hoàng cầm mỗi loại ; 6g các loại: cam thảo, đăng tâm thảo mỗi vị . Đem nấu, uống hàng ngày đến khi khỏi hẳn.

9. Điều trị nhiệt ở lưỡi miệng, lở loét lợi

Lưỡi miệng và lợi bị lở loét do nhiệt, ta lấy 20g búp tre, 10g mỗi loại: sinh địa và mộc thông và 8g cam thảo  đun với nước uống.

10. Điều trị chứng tiểu ra máu

20g mỗi loại: lá tre, mạch môn, mã đề, mã cỏ tranh, thài lài tía, râu ngô. Cho  700ml nước đun , đun sôi còn một nửa. Rồi chia ra 2 lần uống trong ngày.

11. Hỗ trợ trị viêm màng phổi tràn dịch

Bệnh viêm màng phổi được điều trị bằng kháng sinh theo kê đơn của bác sĩ. Nhưng nếu được hỗ trợ bằng bài thuốc sau, thì quá trình chữa bệnh sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

Ta lấy 20g mỗi loại: lá tre, thạch cao; 12g mỗi loại: vỏ rễ dâu, hạt rau đay, rồi đến hạt bìm bìm, thổ phục linh và rễ cỏ tranh, bông mã đề.  Cho vào nồi nấu lên cùng 600ml nước, đun sôi đến ⅓ nồi nước thì hoàn thành.

Uống hết trong vòng 1 lần, trước bữa cơm trưa tầm 30 phút. Phần bã để lại, bạn cho thêm nước vào sắc lần 2 uống vào trước bữa cơm  tối. 

12. Hỗ trợ bệnh tăng huyết áp

Lấy 10g các loại :trúc diệp quyển tâm, lá diễn; 20g các loại : hoa cúc vàng, lá dâu đun uống hết trong ngày.

13. Dự phòng bệnh viêm não B

Sử dụng 9g các loại: lá tre, vỏ bí đao, rễ cỏ tranh, nấu nước uống thay cho nước lọc hàng ngày ngày cho đến khi khỏi hẳn.  Để ngăn ngừa viêm não B, mỗi tuần nên uống 1-2 ngày.

14. Điều trị bệnh sỏi thận

Lấy  1 nắm lá tre tươi, rửa sạch rồi bỏ vào nồi đun sôi, uống thay nước lọc hàng ngày kể cả khi đã hết hẳn sỏi. Kiên trì thực hiện đều đặn bài thuốc này để điều trị sỏi thận sẽ thấy tiến triển sau khoảng 1-2 tháng tùy theo từng cơ địa, mức độ viên sỏi. Uống đều đặn thay nước cũng có thể giúp bạn ngăn ngừa sỏi thận ngay từ bây giờ.

15. Chữa chảy máu chân răng

Dùng gel  lá tre cô đặc, ngậm trong miệng để gel tre ngấm sâu vào chân răng. Kèm theo đó, uống bài thuốc uống kết hợp 20g lá tre, 15g cỏ nhọ nồi, 10g bạc hà.

16. Điều trị bệnh Kiết Lị kinh niên

Cho 4g Trúc diệp quyển tâm  với 10g chè tươi sao vàng, và 2g hạt cau già. Cho đun trong 200ml nước , chỉ lấy 50ml nước đã cô đặc để uống.

17. Hỗ trợ trị viêm màng phổi tràn dịch

Ta chuẩn bị 12g trúc diệp, 16g các loại thạch cao; 12g các loại: tang bạch bì, mạch môn, sa sâm, hoài sâm, thiện môn, hoài sơn, lá hẹ 8g. Nấu nước uống trong ngày.

18. Chữa viêm phế quản cấp tính 

Chuẩn bị 12g trúc diệp, 16g thạch cao; 12 g các loại: tang bạch bì, mạch môn, sa sâm, hoài sâm, thiện môn, hoài sơn mỗi , lá hẹ 8g. Đun nước uống trong ngày.

19.  Thuốc trị viêm thanh quản, mất tiếng, viêm họng 

Bài thuốc 1: 12g các loại: Trúc diệp, trúc như, tang bạch bì; thổ bối lấy 10g; 8g các loại: thanh bì, cát cánh ; nam tính lấy 6g, thêm 4g lát gừng tươi. Mỗi đơn thuốv đun nước uống hàng ngày.

Bài thuốc 2: Khi bị đau họng, ta lấy 8g các loại: lá tre non, dưa chuột . Đem đâm nát rồi ngâm vào nước. Đợi một lát rồi lọc bã lấy nước trong, ngậm và nuốt. Bạn có thể pha chung với nước cam cho dễ uống nếu không quen. 

20.  Điều trị Sa tử cung sau sinh

Lấy 500g Rễ tre đem đi rửa sạch, cắt gắn lại, cô đặc, lọc lấy nước (bỏ bã) ngâm rửa khi nước còn ấm.

21.  Điều trị bệnh sốt đêm , nói nhảm cho trẻ em

Theo Nam dược thần hiệu, y sĩ Tuệ Tĩnh cho rằng dùng nước bã từ vòi măng tre non kết hợp cùng nước gừng. Sẽ giúp chữa trị bệnh sốt đêm ở trẻ. Lưu ý: ngày uống 2 lần, mỗi lần ½ chén rượu con.

22.  Điều trị nôn mửa, tiêu chảy ở trẻ em

Lấy 4g mỗi loại: Tinh tre, gừng sống thái lát , hoắc hương . Chắt lấy nước uống ,khi còn ấm.

23.  Điều trị chứng hành kinh kéo dài ở phụ nữ

Lấy Tinh tre 120 g đem sao giòn rồi tán thành bột mịn.

Chia thành 10 lần, mỗi lần uống 12 g với nước ấm, uống ngày 2 lần

24.  Điều trị vết bầm tím , sưng do ngã 

Lấy Lá tre tươi 100 g, sắc đặc với nước, pha thêm một chén rượu khi hoàn thành. Uống hàng ngày cho đến khi tiêu bầm. Phụ nữ mang bầu và đang cho con bú không được phép  uống. Khi toàn thân đau nhức thì nấu nước lá tre xông tắm và uống nước sắc sẽ chóng khỏi. Hoặc có thể kết hợp chung với cac loại tinh dầu khác. 

25.  Người bị ốm dậy, cơ thể suy kiệt

Lấy Lá tre bánh tẻ 20 g đối với trẻ em hoặc 60 g  đối với người lớn, nấu nước uống chia làm 3 lần trong ngày.

26. Bị chốc lở

Lấy Tre non tươi đem đi  rửa sạch bằng nước muối đã  giã mịn. Đắp vào vùng tổn thương. Rửa sạch nơi tổn thương bằng nước bèo cái hoặc nước lá trầu không  đặc, nhằm cho hết máu mủ trước khi đắp. 

27.  Bị cảm nắng, da bị nhiệt, mồ hôi nhiều thiếu nước

Lấy 20g  lá tre, 15g các loại: hương nhu tía , rau má tươi , cỏ nhọ nồi tươi  ,cùng 10g lá sắn dây tươi , đem sắc uống.

28.  Giúp tỉnh rượu, trị nhức đầu

Lấy 80g lớp trắng mềm nằm dưới phần xanh cứng ở ngoài( còn được gọi là tinh tre) dạng tươi hoặc khô. Đem tẩm nước gừng rồi sao vành, sắc với 300 ml nước.Lấy nước Bỏ bã  nấu chín cùng 3 quả trứng. Húp bát canh này để giải rượu hiệu quả.

3. Những đối tượng nên và không nên dùng sử dụng Lá Tre 

Những người nên dùng Lá Tre

Lá tre lành tính có thể sử dụng cho nhiều độ tuổi khác nhau như trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người khỏe mạnh nhưng muốn phòng ngừa bệnh cho đến những căn bệnh khó trị. 

 Hiệu quả mà lá tre đem lại đã được khoa học chứng minh và áp dụng đối với bệnh nhân bị bệnh về đường hô hấp ( cảm, đau họng, viêm phế quản cấp tính), các bệnh viêm ( chảy máu chân răng, mụn nhọt trị, thủy đậu, viêm màng não tràn dịch) các bệnh khác ( sỏi thận,sỏi, bệnh nhân tăng huyết áp)….

Những người không nên dùng Lá Tre

Khuyến cáo Lá tre không nên dùng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú. 

Nước lá tre có tác dụng hạ nhiệt và lợi tiểu, càng uống nhiều càng tiểu nhiều nên những  người bị nhiễm trùng đường tiết niệu, đái tháo đường, bệnh thận không nên dùng. Lá tre có tính hàn nên những người bình thường khỏe mạnh, nhưng có cơ địa lạnh chân  tay thì không nên sử dụng.  

 Bên cạnh đó, nam giới gặp các bệnh lý liên quan đến tuyến tiền liệt cũng không nên dùng    và phải có sự tham khảo ý kiến từ bác sĩ. Không có trường hợp ghi nhận nào về việc bị dị ứng hay tác dụng phụ của lá tre. Nên bạn hoàn toàn tin tưởng và sử dụng theo chỉ định của bác sĩ của bạn. 

4. Lời kết 

Cây tre, lá tre thực sự là một người bạn gần gũi thân thiết không chỉ đối với người dân  thông thôn mà cả với người dân thành thị. 

Xung quanh bạn, những đồ dùng trong nhà, những vị thuốc chữa trị đều có thành phần từ lá tre. Có thể trước đây bạn không biết lá tre lại được sử dụng làm thuốc, nhưng giờ đây bạn đã biết rằng lá tre làm được rất nhiều vị thuốc.

Đây là một loại dược liệu rẻ mà hiệu quả, đã được đưa thực tế lâm sàng. Đừng ngần ngại áp dụng các bài thuốc nhỏ để trị các bệnh vặt hàng ngày, vì chúng rất lành tính. Thực sự mong những thông tin trên hữu ích cho các bạn. 

Cảm ơn và hẹn gặp lại quý bạn đọc ở những bài viết sau !

4.3/5 - (10 bình chọn)
4.3/5 - (10 bình chọn)