31+ tác dụng của lá dứa – làm đẹp, trị bệnh và lưu ý khi dùng

Lá dứa từ lâu đã là một loại cây quen thuộc đối với người dân Việt. Người ta sử dụng lá dứa để làm màu sắc món ăn thêm bắt mắt. Cùng với đó là giúp món ăn ngon miệng hơn nữa. Ví dụ như xôi mà có lá dứa sẽ rất thơm và có màu đẹp mắt này. Hoặc các loại chè, nước uống có lá dứa cũng bắt mắt hơn nhiều. Có thể nói lá dứa đóng góp khá nhiều vai trò trong nền ẩm thực Việt Nam.

Lá dứa

Lá dứa

Nhưng mấy ai biết cây lá dứa còn có công dụng rất tốt đối với sức khỏe nữa đấy! Thật sự là có tìm hiểu thì mới biết được nó có nhiều công dụng như thế nào? Chứ không thì chỉ biết là nó làm ẩm thực được thôi. 

Vậy cụ thể tác dụng của lá dứa là gì? Lá dứa chữa được bệnh gì? Khi dùng có cần lưu ý gì không?…. Cùng hàng loạt các câu hỏi khác mà có thể bạn đang thắc mắc. Nhưng lại chưa tìm được câu trả lời. 

Và để giúp các bạn giải đáp được các câu hỏi đó thì hãy đọc ngay bài viết này của chúng mình. Không những các câu hỏi trên đều có lời giải đáp thỏa đáng. Mà bạn còn có thêm nhiều kiến thức về cây lá dứa nữa đấy! Nhất là những ai đang có ý định sử dụng cây lá dứa chữa bệnh. Cùng tìm hiểu ngay sau đây! 

1. Cây lá dứa là cây gì? Đặc điểm của cây lá dứa ra sao?

Ngoài cái tên cây lá dứa nó còn được gọi là cây dứa thơm, cây lá nếp hay cây cơm nếp. Vì lá của nó rất thơm nên có các tên gọi này. Còn khi nghiên cứu kỹ về cây người ta chỉ gọi đơn thuần là  Pandanus amaryllifolia Roxb. Và xếp cây lá dứa vào nhóm thực vật thuộc họ dứa gai mà thôi.

1.1 Cây lá dứa trông như thế nào?

Nhìn chung cây lá dứa là 1 loại thảo mọc tốt. Nó mọc thành bụi hoặc khóm và chỉ cao tối đa 1m trở lại mà thôi. Mỗi thân cây chỉ to tầm 1 đến 2 ngón tay là cùng. Thân chia thành nhiều nhánh khác nhau.

Cây có lá thuôn dài đầu lá nhọn như lưỡi mác. Các lá xếp thành hình máng. Chiều dài của lá tầm 40 đến 50cm là bình thường. Mỗi lá cũng to tầm 2 ngón tay chụm lại. Mép lá nguyên. Hai mặt lá nhẵn nhụi. Mặt dưới lá màu xanh nhạt hơn mặt trên. Lá cây có mùi thơm như cơm nếp. Để héo sẽ thơm hơn để tươi.

1.2 Cây lá dứa có nhiều ở đâu? Thu hái chúng như thế nào?

Thường thì cây lá dứa hay mọc dại lắm. Nhưng hiện tại các tỉnh phía Nam người ta cũng đã tiến hành trồng rồi. Để lấy lá cho vào bánh kẹo và đồ ăn.

Người ta có thể thu hái lá cây quanh năm.

Mùi thơm của lá dứa là do 1 enzyme không bền gây ra. Nhưng enzyme này dễ bị oxy hóa.

Tác dụng của lá dứa

Tác dụng của lá dứa

1.3 Tác dụng của cây lá dứa khi được nghiên cứu

Thử nghiệm trên những con chuột bị tiểu đường thì thấy được. Cao toàn phần 50% chiết xuất từ lá dứa giúp glucose trong cơ thể nó hạ xuống. Theo đánh giá cao này không độc tính đối với các con chuột bình thường khi cho chúng uống 200g/kg. 

Nhờ những thực nghiệm này mà nhiều người hi vọng, sẽ sớm có sản phẩm điều trị bệnh đái tháo đường an toàn và hiệu quả.

Lá dứa thường được dùng để tạo màu hoặc mùi thơm cho món ăn. Ví dụ như cơm, bánh, chè. Ngoài ra nó còn dùng để nhuộm màu xanh chlorophylle. Dùng lá dứa cùng các thảo dược khác để uống hoặc làm nước xông. Sẽ giúp mẹ sau sinh mau hồi sức.

Ở Malaysia hay Indonesia người ta coi cây lá dứa là hương liệu truyền thống. Nên họ còn gọi là dứa thơm.

Xem thêm:

2. Cây lá dứa dùng làm gì? Tác dụng của lá dứa như thế nào?

Cây lá dứa từ lâu đã được đánh giá là có nhiều công dụng cho con người. Nó có thể không chữa được nhiều bệnh hiểm nghèo. Nhưng cũng không thể phủ nhận công dụng của nó được. Những bệnh đơn giản hoặc chăm sóc sắc đẹp lá dứa đều làm rất tốt. Vậy đối với từng công dụng thì nó có thể sử dụng ra sao?

Đông y cho rằng lá dứa có rất nhiều công dụng. Ví dụ như ổn định đường huyết. Nhất là người bị tiểu đường. Giảm viêm, chữa ho, hạ sốt, giảm đau nhức xương,… rất tốt. Ngoài ra còn nhiều công dụng nữa. Nhìn chung là lá dứa không độc. Nên dùng lâu dài không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

2.1 Lá dứa tốt cho sức khỏe con người

Như mình đã nói lá dứa không chỉ là một loại thực phẩm giúp món ăn ngon hấp dẫn hơn. Mà trên thực tế nhờ hàm lượng dưỡng chất có trong là dứa. Mà nó được đánh giá là tốt cho sức khỏe con người. Thậm chí còn được đánh giá cao hơn nhiều loại thực phẩm khác nữa. 

1. Giúp ngon miệng

Cũng nấu nước lá dứa theo cách lấy tầm 2 đến 3 lá nấu với 600ml. Đun cạn còn 200ml thì lấy uống. Nước chia ra uống sáng tối sẽ giúp tiêu hóa khỏe. Ăn uống ngon miệng hơn.

2. Trị hôi miệng

Để loại bỏ hơi thở có mùi thì chỉ cần lấy lá dứa nhâm nhi là được.

Sử dụng lá dứa để trị nhiều bệnh

Sử dụng lá dứa để trị nhiều bệnh

3. Nâng cao sức khỏe

Trong lá dứa có nhiều tinh dầu. Các loại tinh dầu này được đánh giá là giúp nâng cao sức khỏe.

4. Chuột rút

Chuột rút bên ngoài tay chân chỉ cần xoa bóp là được. Nhưng đường tiêu hóa bị chuột rút thì sao? Nhất là dạ dày ấy! Lúc này chỉ cần lấy 4 lá dứa rửa sạch cho vào nồi nấu với đậu khấu trắng 5 hạt và 1 nhánh gừng tươi. Cùng với đó là 600ml nước. Đun 10p cho ra hết dưỡng chất. Khi nào uống thêm đường cọ vào uống là được.

5. Hết căng thẳng

Do lá dứa có chất tannin nên nó có tác dụng làm giảm căng thẳng thần kinh. Chính vì thế mà ai hay lo lắng, bồn chồn thì có thể lấy lá dứa nấu nước để uống.

6. Răng nướu đau

Việc chải răng thường xuyên mỗi ngày không thể phản ánh được răng miệng bạn khỏe. Đôi khi vì nhiều nguyên nhân mà răng hay nướu bị đau. Lúc này bạn hãy lấy lá dứa tươi hoặc khô nhâm nhi nhé!

7. Hạ sốt

Người Đông Nam Á hay dùng nước nấu từ lá dứa để làm giảm đi tình trạng nóng do sốt. Ngoài ra nước từ lá dứa còn được đánh giá làm giảm đau tức ngực do các cơn ho mang lại.

Lá dứa có tác dụng gì?

Lá dứa có tác dụng gì?

8. Tiêu hóa thuận lợi

Đối với trẻ nhỏ có vấn đề về đường tiêu hóa thì bạn nên cho trẻ uống nước lá dứa. Cách này vừa an toàn lại vừa hiệu quả.

9. Cơ đau

Cũng theo nhiều nghiên cứu thì lá dứa giúp giảm đau nhức cơ xương tốt. Vì thế nếu gặp tình trạng này bạn có thể uống trà lá dứa.

10. Táo bón không còn đáng sợ

Theo nghiên cứu lá dứa giúp ruột hoạt động tốt hơn. Vì thế nếu bị táo bón thì nên dùng nước nấu từ lá dứa 2 lần 1 ngày để cải thiện nhé!

11. Thải độc

Nước nấu từ lá dứa giúp lượng độc tố trong cơ thể được trung hòa. Do đó bạn có thể dùng trà lá dứa hoặc nước nấu từ lá dứa. Để giúp cơ thể giảm độc tố.

12. Hồi sức cho mẹ sau sinh

Mẹ sau sinh luôn cảm thấy mệt do mất nhiều sức trong quá trình sinh nở. Lúc này hãy nấu trà lá dứa để mẹ dùng. Mẹ sẽ mau chóng hồi sức.

13. Ổn định đường huyết

Theo tạp chí Pharmacognosy – Thái Lan, người ta cho rằng lá dứa hay chiết xuất từ lá dứa sẽ làm đường huyết trong máu tụt xuống.

14. Thần kinh yếu

Lấy 1 nắm lá dứa nhỏ rửa sạch rồi cho vào nồi nấu với 600ml nước. Đun sôi rồi chia ra 2 bữa sáng tối uống cho có kết quả. Dùng thường xuyên thần kinh sẽ được bồi bổ.

Sử dụng lá dứa để làm đẹp

Sử dụng lá dứa để làm đẹp

15. Hạ huyết áp từ từ

Nước nấu từ lá dứa ngoài việc tốt cho người thần kinh yếu. Mà nó còn đặc biệt hiệu quả với người cao huyết áp đấy! Mỗi ngày chỉ cần 2 cốc nước lá dứa là mọi thứ giải quyết xong.

2.2 Lá dứa dùng làm đẹp

Công dụng này của lá dứa chắc chắn là khiến chị em vô cùng hào hứng đấy! Vừa có loại nguyên liệu rẻ tiền để làm đẹp. Vừa có được nguyên liệu chăm sóc sức khỏe an toàn. Thử hỏi có chị em nào chối từ được cơ chứ! 

1. Da bị cháy nắng

Vào mùa hè nếu da bạn bị bỏng nắng thì đừng quên dùng lá dứa nhé! Cách đơn giản là pha trà lá dứa rồi hòa với nước tắm. Ngâm mình trong đó chwufng 15-20p là các vết bỏng nắng dịu lại ngay.

2. Nhuộm tóc

7 lá dứa rửa sạch rồi đem thái nhỏ. Cho vào nồi đun sôi lên. Cứ để nước đun như thế đến đặc lại. Sau đó để 1 đêm. Sáng hôm sau lấy đúng 3 thìa trái màu hòa cùng với nước này. Rồi bôi hỗn hợp lên tóc. Giữ trên da đầu 30p rồi mới đi gội lại. Làm thường xuyên sẽ có kết quả tốt.

3. Trị gàu hiệu quả

Người xưa khi chưa có dầu gội đầu trị gàu như bây giờ họ sẽ dùng lá dứa để đánh bay gàu. Đầu tiên lấy 10 lá dứa nghiền nát ra rồi thêm 100ml nước sạch vào hòa đều. Đổ hỗn hợp lên tóc rồi ủ trong 30p. Sau đó có thể dùng nước hoặc dầu gội đầu gội lại. 

Áp dụng cách này thường xuyên tóc bạn không những sạch gàu mà còn đen bóng nữa. Sẽ không còn tình trạng tóc rụng nữa đâu.

Ai nên sử dụng lá dứa?

Ai nên sử dụng lá dứa?

2.3 Các bài thuốc dân gian có lá dứa

Trong các bài thuốc dân gian được truyền lại. Lá dứa xuất hiện như một loại thảo dược giúp bài thuốc hoàn chỉnh. Đồng thời giúp chữa được bệnh cho người dùng. Đến thời điểm hiện tại, các bài thuốc đó vẫn được tin dùng. Cùng xem đó là những bài thuốc nào nhé! 

1. Người bị thấp khớp

Đầu tiên đun nóng nửa bát dầu dừa lên. Sau đó thì thả 3 cái lá dứa đã làm sạch và thái khúc vào. Đảo đều với dầu dừa. Khi nào hỗn hợp nguội thì đắp hoặc xoa vào chỗ sưng đau là được.

Nếu đắp trực tiếp lá dứa lên chỗ bị đau thì trước khi đắp bôi thêm ít dầu dừa lên lá. Như vậy công dụng sẽ tốt hơn.

2. Người đái tháo đường

Rửa sạch lá dứa đi rồi đem phơi héo là được. Lấy 10 lá đã héo đem thái khúc rồi cho vào nồi nấu với 2500ml. Khi nào còn khoảng 2l thì tắt bếp. Chia ra nhiều lần để uống trong ngày. Tốt nhất là dùng trước ăn 20p. Cứ chia số nước theo số bữa ăn cho hết là được.

Sau 1 tuần bạn sẽ thấy có tiến triển. Áp dụng cách này cần thời gian dài mới có kết quả rõ ràng.

2.4 Công dụng khác

Vì cây lá dứa này có mùi giống hệt gạo nếp nên nó còn được gọi là cây cơm nếp. Khi người ta giã hoặc xay nát lá dứa ra. Rồi chắt lất nước trộn cùng gạo thổi xôi hoặc nấu cơm, gói bánh chưng đều ngon. Nếu bánh chưng làm theo kiểu này thì khi ăn vừa thơm lại có màu đẹp mắt.

Xem thêm:

3. Những điều cần lưu ý khi dùng lá dứa

Có thể thấy lá dứa rất đa năng. Làm thực phẩm cũng ngon mà làm thuốc cũng tốt. Chính vì thế mà nhiều người nghĩ nó vô hại. Nhưng thực tế thì không đâu. Nó vẫn có những mặt hạn chế nhất định đấy! Ví dụ nếu bạn dùng lâu hay dùng nhiều quá đều không tốt. Hoặc chỉ đơn giản dùng nó cho sai đối tượng thôi cũng là 1 hậu quả nghiêm trọng rồi. 

3.1 Ai cần cẩn thận khi dùng lá dứa?

Đối với những bệnh nhân đái tháo đường, có bệnh thận hoặc phổi hay mẹ bầu. Nếu dùng thời gian dài thì cần xin ý kiến bác sĩ.

3.2 Không lạm dụng lá dứa

Theo nghiên cứu nếu dùng nhiều nước lá dứa mỗi ngày. Thì đường huyết sẽ bị giảm. Nên dù nó có là thức uống giải khát ngon mát thì cũng chỉ dùng vừa đủ thôi.

3.3 Phân biệt cây lá dứa cùng tên

Cùng là cây cơm nếp. Nhưng tên khoa học của chúng lại khác nhau hoàn toàn. 1 loại là Pandanus amaryllifolia Roxb. Còn loại thứ 2 lại là trobilanthes acrocephalus T. Anders. Giống cây thứ 2 này là thực vật nằm trong họ ô rô.

Cây cơm nếp trong họ ô rô là cây hoang mọc thành bãi dài. Nó chỉ có trong những khu rừng thưa, độ ẩm cao mà thôi. Người ta không trồng nó để làm thực phẩm.

Cây này thân thảo. Ban đầu nó sẽ mọc bò ra đất rồi sau đó mới đứng thẳng lên. Thân có nhiều thành nhiều đốt. Ở chỗ mấu đốt sẽ phình ra. Lá cây sẽ mọc đối theo cặp dài ngắn khác nhau. Mép lá có răng cưa nhăn. Mặt trên và dưới đều có lông. Chúng có mùi thơm như cơm nếp. Càng héo càng thơm.

Hoa mọc đơn lẻ ở đầu cành hoặc kẽ lá. Hoa và quả của cây mọc từ độ tháng 3, tháng 5 đến tháng 8, tháng 9. Nếu có dùng cây làm thuốc thì người ta chỉ trừ rễ ra mà thôi. Sau đó sẽ đem cây cắt khúc rồi phơi hoặc sấy. 

Nhìn chung giống cây này hái lúc nào cũng được. Nhưng theo kinh nghiệm của nhiều người, thời điểm tốt nhất nên là mùa hè.

Người xưa dùng cây cơm nếp thuộc họ ô rô để nấu cháo lợi sữa, hoặc nấu nước để giúp ngủ ngon, giảm đau đầu. Một số nơi phối hợp lá cơm nếp với 1 vài loại lá khác để bó xương gãy.

Nhưng điều đặc biệt là cây này có độc. Nên người nào không am hiểu chỉ nên đắp bên ngoài thôi.

3.4 Mua lá dứa ở nơi uy tín

Nhìn chung hiện tại thì các hiệu thuốc hay các phòng khám Đông y cũng không còn rầm rộ như trước. Nhưng điều đó không có nghĩa là nó không có. Thậm chí vẫn có nhiều cơ sở mọc lên mà chẳng có giấy tờ gì. Các thảo dược được bày bán cũng không rõ nguồn gốc. Chính vì thế để mua được lá dứa tốt và chuẩn thì bạn cần tìm đến nơi uy tín. Đó là điều kiện tiên quyết.

Mặc dù cây lá dứa không quá quý hiếm như nhiều loại khác. Nhưng nó cũng được dùng nhiều trong các bài thuốc dân gian. Bạn có thể mua lá dứa tươi tại các chợ địa phương. Còn lá dứa khô thì đến nơi uy tín để mua.

4. Kết luận

Như vậy bạn đã biết được tác dụng của cây lá dứa rồi đúng không? Nó không chỉ giúp món ăn thêm hấp dẫn. Mà còn tốt cho sức khỏe cũng như chữa được nhiều bệnh khác nhau nữa. Và nếu đang có ý định sử dụng lá dứa thì bạn cần cân nhắc kỹ càng. Tốt nhất là xin ý kiến bác sĩ để kết quả điều trị được tốt hơn. Cũng như hạn chế rủi ro cho cơ thể nhé! 

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)