11 tác dụng của Lá bàng – trị bệnh, cách dùng và lưu ý

Cây bàng – tưởng chừng như chỉ là một loài cây che bóng mát.  Tuy nhiên, lá của loài cây này có những tác dụng chữa bệnh hiệu quả mà rất ít người biết được. 

Tác dụng của lá bàng

Tác dụng của lá bàng

Qua bài viết dưới đây,  chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về cây bàng cũng như công dụng của lá bàng.

1. Điểm của lá bàng

Bàng là một giống cây thân gỗ to,  chiều cao của nó có thể lên tới 25 m,  tán cây xòe ra như một cái lọng có thể che bóng mát. Lá bàng to hơn lá của những loài cây thông thường, có hình dạng giống như chiếc thìa, mặt trên lá thì nhẵn, mặt dưới thì có lông, mỗi chiếc lá như vậy có chiều dài từ 20 đến 30 cm, chiều rộng từ 10 đến 13 cm. 

Có nhiều hoa và thường mọc thành dạng dài từ 15 đến 20cm, cuống bông cũng có lông hệt như lá. Khi ra quả thì có hình bầu dục trơn, nhẵn và dẹt, hai bên rìa hẹp, đầu nhọn, chiều dài từ 4cm, chiều rộng từ 3cm, độ dày khoảng 15mm, cơm có màu vàng đỏ và có xơ. mùa quả thường vào tháng 8 đến tháng 10.

2. Lá bàng có tác dụng gì?

Các chất kháng khuẩn sát khuẩn tự nhiên là những thành phần chính có trong lá bàng.  Những chất này có tác dụng cực kỳ mạnh mẽ. Vì vậy chúng có hiệu quả nhất định trong việc chữa trị trị các bệnh như cảm sốt, nhiệt miệng, đau họng, chữa trị mụn mủ,… Ngoài ra phải kể đến tác dụng thần kỳ  với các bệnh trĩ, đau dạ dày,…

1. Lá bàng  giúp chữa bệnh viêm họng

Nguyên liệu:  bảy đến mười lá bàng non, muối hạt, 250ml nước.

Cách thực hiện:  cho nguyên liệu vào máy xay và xay nhuyễn trong khoảng 5 phút. Sau đó đó lọc lấy nước và bỏ đi phần bã. Phần nước đã lọc cho vào một chiếc bình thủy tinh bảo quản lạnh để dùng dần.

Một lần xay 250ml nước  có thể dùng trong khoảng từ một tuần. Trước khi lấy ra sử dụng nên lắc đều vì trong khoảng thời gian bảo quản trong tủ lạnh phần nước và phần lá bàng sẽ bị tách riêng ra. 

Cách sử dụng:  trong ngày đầu tiên cứ 4 tiếng thì súc miệng với nước lá bàng một lần. Còn những ngày sau đó chỉ cần súc miệng duy nhất một lần trước khi ngủ (Không đánh răng hoặc súc miệng lại bằng nước lã sau đó).

Trong trường hợp  nhà bạn không có máy xay sinh tố, bạn cũng có thể sắt nhỏ  hoặc vò nát rồi đun sôi và súc miệng như cách trên.

Sử dụng lá bàng trị bệnh

Sử dụng lá bàng trị bệnh

2. Giúp chữa cảm,  sốt

Nguyên liệu:   15g lá bàng, đem rửa sạch rồi thái nhỏ, sau đó phơi cho khô trộn đều với 10g kinh giới khô, 12g bạc hà khô, 10g vỏ quýt khô.

Cách thực hiện:  đem hỗn hợp trên sắc lấy nước rồi uống. Uống duy nhất một lần khi đang nóng rồi đắp chăn kín cho đổ mồ hôi.

Đối với chứng cảm sốt có kèm theo nhức đầu thì làm như sau

Nguyên liệu:  15g lá bàng khô, 10 gam vỏ quýt,  5g lá hoắc hương, thêm ba lá gừng tươi.

Cách thực hiện:  đem hỗn hợp trên sắc lấy nước uống. Uống thuốc khi ăn khoảng 15 phút mỗi ngày uống 2 lần và uống ngay khi nước còn nóng. 

3. Có thể chữa viêm loét

Nguyên liệu: dùng lá bàng non hoặc bánh tẻ,  nên dùng lá càng non càng tốt vì lá non có chứa nhiều nhựa, không nên dùng lá đã già. Số lượng nhiều hay ít thì tùy thuộc vào vết thương.  Nếu chỉ lỡ miệng do nóng trong thì mỗi lần dùng chỉ cần 1 nắm to là được.

Cách thực hiện:  đem lá bàng đun sôi với nước,  để lửa nhỏ khoảng 30 phút giúp các chất có trong lá tan vào nước. Với lá đem bỏ,  lấy một nửa nước cho vào bình giữ nhiệt để giữ nóng, số còn lại đêm ngâm hoặc rửa vết thương. 

Nước dùng để ngâm vết thương khi sờ tay vào thấy ấm là được. Trong lúc  ngâm, nước nguội thì cho thêm nước trong bình giữ nhiệt vào để vết thương luôn được ngâm trong nước ấm.

Sau khi ngâm xong dùng khăn sạch thấm khô hoặc để khô tự nhiên,  lưu ý tuyệt đối không rửa lại vết thương bằng nước khác. Sau khi vết thương khô thì bôi thuốc Bác sĩ đã kê đơn vào ( nếu có).

Trong thời gian ngâm vết thương bằng nước lá bàng, có thể vùng da ấy sẽ bị vàng nhưng cũng đừng lo lắng quá  khi vết thương lành thì da sẽ trở lại bình thường theo thời gian.

Lưu ý khi sử dụng lá bàng

Lưu ý khi sử dụng lá bàng

4. Trị được bệnh phụ khoa

Cách làm 1: dùng nước lá bàng đun sôi để rửa vùng kín

Nguyên liệu:  khoảng năm đến mười lá bàng bánh tẻ. Đem rửa sạch cho vào nồi cùng với khoảng 1 lít nước, đun sôi rồi cho thêm khoảng 3 thìa cà phê muối biển. Để nước sôi kỹ khoảng nửa giờ cho chất kháng sinh tanin được tiết ra.

Cách dùng: vớt lá đem rồi khi đổ ra một cái chậu để nguội. Lấy một chiếc khăn bông mềm, sạch, thấm nước và lau nhẹ nguồn bên ngoài ( chú ý không mạnh tay). Một tuần thực hiện như vậy từ 3 đến 5 lần.

Cách làm 2:  dùng nước xông vùng kín

Nấu nước lá bàng tương tự như cách trên. Nhưng không  đợi nước nguội mà để nước hơi ấm rồi dùng để xông vùng kín. Ngồi  cách chậu nước Chừng 5 đến 8cm lúc xông, không nên ngồi quá gần hoặc ngâm trực tiếp dễ bị  bỏng.

Cách làm 3:  dùng nước lá bàng bơm trực tiếp vào vùng kín

Nguyên liệu:  đun sôi 10 lá bàng bánh tẻ cùng một lít nước và cho thêm 2 thìa muối trắng, nhớ đun kỹ. Sau đó để nguội rồi lấy nước lá bơm vào trong âm đạo,  thực hiện 3 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 3 đến 4cc.

5. Lá bàng giúp chữa mụn nhọt và các vết sưng mủ

Dùng lá bàng và búp bàng đem rửa sạch rồi đun sôi cùng với nước. Sau đó đợi nước nguội rồi ngâm vết thương ngập trong nước từ ít nhất 20 phút. Hoạt chất tanin có trong lá bàng có tác dụng sát khuẩn cực tốt, giúp mủ được hút hết ra ngoài.

Nếu vết thương ở những chỗ khó có thể ngâm được thì lấy lá bàng và búp bàng non đêm giã nát rồi đun sôi, lấy một chiếc khăn hoặc miếng vải sạch thấm hỗn hợp hợp rồi đắp lên vết thương.

6. Chữa khỏi nhiệt miệng

Rửa sạch một nắm lá bàng non, cho vào nồi, đổ ngập nước rồi đun sôi. Sau khi nước đã sôi thì để lửa nhỏ đun khoảng nửa giờ. Vớt  lá bàng đem bỏ, phần nước cho vào bình giữ nhiệt hoặc bình thủy tinh để dùng dần.

Mỗi ngày ngậm nước lá bàng nhiều lần cho nhanh khỏi.  Trong khoảng thời gian này, nhựa lá bàng tiết ra bám vào răng sẽ làm cho răng bị vàng. Tuy nhiên sau khi khỏi, không ngậm nước lá bàng nữa thì sẽ tự hết theo thời gian.

7. Có tác dụng chữa bệnh trĩ

Đối với người đang bị trĩ, có thể kết hợp lá bàng cùng với cây thiên lý nấu thành nước xông búi trĩ ngoài việc chỉ dùng nước lá bàng độc vị. 

Nguyên liệu: gồm 30g lá cây thiên lý cùng với 60g lá bàng. Đem lá bàng đi rửa sạch, sau đó cắt nhỏ đun sôi với nước để ngâm hậu môn, xông từ 15 đến 20 phút. Còn cây thiên lý cũng rửa sạch, giả nhuyễn, thêm vào một ít nước muối sinh lí rồi giả đến khi hòa vào nhau, chỉ vắt lấy nước, thấm vào một chiếc khăn sạch hoặc nếu có thì dùng băng gạc y tế. 

Ngâm hậu môn với nước lá bàng xong thì lấy khăn hoặc băng gạc y tế đã thấm nước cốt thiên lý đắp vào hậu môn rồi để như vậy tới sáng hôm sau. Hãy thực hiện cách này đều đặn ngày 1 lần, nếu sử dụng kiên trì thì sau 1 tháng sẽ thấy kết quả đỡ rõ rệt.

8. Trị chàm ở trẻ nhỏ

Tắm cho bé bằng nước lá bàng đã đun sôi, hòa thêm với nước lã, thực hiện đều đặn vài lần như vậy sẽ khỏi. 

Ngoài ra mẹ cũng có thể búp bàng rửa sạch, thêm 1 ít muối tinh rồi giã nát, chỉ vắt lấy nước cốt. Sau đó thấm vào một chiếc khăn sạch rồi bôi vào vết chàm má của bé. dùng đều đặn từ 3 đến 4 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên vì là dùng cho trẻ nhỏ nên mẹ nhớ vệ sinh vật dụng thật sạch sẽ nhé!

9. Tác dụng chữa sâu răng, viêm nướu

Với những người bị sâu răng hoặc viêm nướu có thể đun nước lá bàng để ngậm đều đặn 2 lần 1 ngày là sẽ trị khỏi. Ngoài ra, khi làm như vậy còn có thể làm sạch mảng bám ố vàng trên răng. Để sát khuẩn và ngăn ngừa các bệnh về răng miệng thì nên dùng nước lá bàng để súc miệng vào buổi sáng khi thức dậy và tối trước khi ngủ mỗi ngày.

10. Lá bàng giúp trị vết thương ngứa và lên da non

Nếu bạn làm theo cách sau đây thì các vết thương đang lành, lên da non gây ngứa sẽ đỡ hơn rất nhiều:

  • Rửa sạch lượng lá bàng phụ hợp, có thể cắt nhỏ hoặc để nguyên lá, cho thêm ít nước.
  • Đun sôi nước lá bàng rồi cho vào bình thủy tinh hoặc bình giữ nhiệt để dùng dần. Dùng nước lá bàng rửa vết thương đều đặn 2 lần 1 ngày sẽ giúp mau khỏi.

11. Trị bệnh đau dạ dày

Tuy là một trong  những loại lá có thể hỗ trợ rất tốt trong việc chữa bệnh đau dạ dày nhưng cách dùng này chỉ có tác dụng trong một giai đoạn nào đó.

Áp dụng theo cách sau đây có thể hỗ trợ và điều trị bệnh đau dạ dày một cách tốt nhất:

  • Rửa sạch một nắm lá bàng non, có thể cắt nhỏ hoặc để nguyên lá đều được
  • Cho lá bàng cùng 2 lít nước vào nồi đun cho sôi
  • Sau khi nước sôi thì vớt bỏ lá bàng, phần nước còn lại đem bảo quản trong bình thủy tinh hoặc bình giữ nhiệt.
  • Uống nước lá bàng như nước lọc hằng ngày, bạn sẽ thấy những cơn đau giảm đi rõ rệt chỉ trong vòng 1 tháng.

3. Những lưu ý khi sử dụng lá bàng

1. Những đối tượng nên dùng lá bàng

Có thể dùng lá bàng cho rất nhiều đối tượng khác nhau. Đặc biệt tốt nhất cho những người bị mắc chứng cảm sốt, nhiệt miệng, sâu răng, đau dạ dày, mụn nhọt, trĩ, bị bệnh phụ khoa,…

2. Những đối tượng không nên dùng lá bàng

Tuy bản chất là tốt nhưng tác dụng của lá bàng còn tùy thuộc phần lớn vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người. Trước khi sử dụng cũng nên cân nhắc kĩ, không nên sử dụng lung tung và tùy ý.

Vì vậy nên những người đang có mức độ bệnh nghiêm trọng hoặc đang trong quá trình điều trị bằng thuốc tây thì không nên sử dụng thêm lá bàng vì rất dễ dẫn đến tình trạng nghiêm trọng không mong muốn.

4. Lời kết

Ngoài những công dụng như trên lá bàng tươi còn có nhiều công dụng khác như chữa phong tê thấp, giảm ra mồ hôi, chườm nơi đau nhức trên cơ thể,… Đây quả là một phương thuốc vừa hiệu quả lại rẻ tiền và tiện lợi, phù hợp cho những ai có điều kiện kinh tế eo hẹp hoặc dùng đủ loại thuốc mà không thuyên giảm.

Những thông tin trên đây hy vọng sẽ giúp mọi người có cái nhìn toàn diện và lựa chọn sáng suốt trước khi sử dụng.

4.2/5 - (6 bình chọn)
4.2/5 - (6 bình chọn)