22 tác dụng của củ gừng – trị bệnh, làm đẹp và lưu ý

Gừng là một gia vị không xa lạ trong những bữa cơm đối với mỗi gia đình người Việt. Nhưng không phải ai cũng biết công dụng chữa bệnh cũng như làm đẹp của gừng. Trong gừng có nhiều thành phần trị các chứng bệnh về tiêu hóa, giải cảm,… đồng thời phòng ngừa được một số bệnh. 

Gừng dùng để làm gì? 22 tác dụng của gừng

1. Gừng có khả năng chống viêm

Nghe thật lạ, phải không? Trong gừng có chứa gingerol – là một hoạt chất giúp người bệnh giảm đau một cách tự nhiên và chống viêm tế bào, ngăn ngừa loét, không gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.

Cũng vì vậy, trong nhiều loại thuốc dành cho bệnh nhân viêm khớp đều có thành phần chống viêm là gừng hay là thân rễ gừng khô. Kết quả rõ rệt nhất chính là phần lớn những người dùng gừng đều có dấu hiệu giảm đau khớp và giảm sưng rõ rệt. 

Tác dụng của gừng

Tác dụng của gừng

2. Ngăn ngừa ung thư

Không chỉ có khả năng chống viêm, gừng còn giúp chúng ta giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư. Theo nghiên cứu, gừng có khả năng hỗ trợ điều trị được một số loại ung thư, đặc biệt là ung thư buồng trứng. Những tế bào ung thư sẽ dần biến mất khi bạn sử dụng gừng hàng ngày đấy. Bạn nghĩ sao khi uống một ly trà gừng để bắt đầu ngày mới?

3. Giảm tình trạng đau đầu

Một mẹo nho nhỏ để giúp giảm tình trạng đau đầu chính là nhai một miếng gừng tươi đấy! Chỉ cần cắt ngậm một miếng gừng nhỏ có đường kính khoảng 3cm trong vòng 30 phút, chứng đau đầu của bạn sẽ được giảm một cách đáng kể. 

4. Giúp kiểm soát tiểu đường

Một cách để kiểm soát lượng đường trong máu chính là một ly trà gừng vào buổi sáng. Nhưng đừng thêm đường hay mật ong vào nhé!

5. Điều hòa lượng cholesterol

Theo các nghiên cứu gần đây, theo thống kê, những bệnh nhân sử dụng những sản phẩm về gừng thường xuyên đều có nồng độ cholesterol giảm rõ rệt. 

6. Giảm căng thẳng mệt mỏi

Áp lực cộng sống đè nặng lên vai khiến chúng ta thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi. Đừng lo, mùi thơm của gừng có thể giúp bạn giải tỏa tinh thần, giảm thiểu các tình trạng căng thẳng, chóng mặt,… Bạn có thể tham khảo tinh dầu gừng để mùi gừng trong phòng không bị quá nồng nhưng vẫn mang lại được cảm giác thư thái, thoải mái hơn.

Gừng có tác dụng gì?

Gừng có tác dụng gì?

7. Điều hòa tiểu đường cho cơ thể

Bệnh tiểu đường là căn bệnh không hề hiếm gặp, thường gặp nhất là ở các ông, bà lớn tuổi. Một ly trà gừng nóng vào sáng sớm có thể giúp các ông, bà kiểm soát được lượng đường trong máu đấy. 

8. Hạn chế ốm nghén, xay xe

Làm thế nào để chống buồn nôn khi đi xe, đi tàu? Một mẹo nho nhỏ chính là ăn gừng tươi trước khi lên xe, hoặc ngậm gừng tươi. Mùi của gừng sẽ xua tan đi các cảm giác buồn nôn, chóng mặt, ngăn ngừa các triệu chứng say xe cực kì hiệu quả.

Đối với các bà bầu, gừng là một phương pháp làm giảm bớt tình trạng ốm nghén.

9. Hạn chế đau vai và đau lưng

Để giảm đau lưng, đau vai, bạn có thể sử dụng nước gừng tươi nóng. Gừng có tác dụng làm lưu thông máu, giúp giãn cơ, giảm đau hiệu quả.

10. Đánh bay mùi hôi chân

Mùi thơm của gừng sẽ đánh bay mùi hôi chân? Đúng thật vậy. Ngâm chân với nước gừng ấm hàng ngày, tình trạng hôi chân của bạn sẽ dần biến mất đấy. 

Cách làm: Cắt gừng thành những miếng nhỏ hoặc đâm nhuyễn ra rồi đổ nước ấm vào. Sau đó thêm chút muối, dấm ăn. Cuối cùng bạn chỉ cần ngâm chân khoảng 15 phút mỗi ngày. Không chỉ giảm bớt mùi hôi chân, khi ngâm chân vào nước gừng nóng còn giúp bạn cảm giác thư thái hơn.

11. Chữa giun kim

Sử dụng nước gừng tươi để vệ sinh cá nhân, đồng thời uống nước gừng mỗi ngày sẽ chữa giun kim cực kì hiệu quả. Để diệt giun kim, bạn phải vệ sinh bằng nước gừng tươi cũng như uống nước gừng trong vòng ít nhất là 10 ngày.

12. Điều hòa huyết áp

Ngâm chân bằng nước gừng ấm không chỉ đánh bay mùi hôi chân mà còn giúp điều hòa, làm ổn định huyết áp. Ngâm khoảng 20 phút, huyết áp sẽ từ từ hạ xuống, đồng thời bạn sẽ cảm thấy thư giãn hơn khi các huyết quản giãn nở.

13. Điều trị rối loạn dạ dày

Các vấn đề liên quan đến đường ruột như khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy,… là những vấn đề chúng ta thường xuyên gặp phải. Gừng thường xuyên được sử dụng để giải quyết những trường hợp này. Ngoài ra, gừng còn làm tăng cảm giác thèm ăn.

Gừng

Gừng

14. Chữa ngộ độc thực phẩm

Chữa ngộ độc thực phẩm mà không kể đến gừng quả thật là một sự thiếu sót. Trong gừng có tính sát trùng, cực kì có lợi đối với những bệnh nhân bị ngộ độc.

15. Tốt cho tim mạch

Các chuyên gia y tế khuyên rằng sử dụng gừng trong các bữa ăn có thể ngăn ngừa những bệnh lý về tim mạch cũng như giúp tim khỏe hơn, giảm thiểu nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, giảm bớt tỷ lệ đột quỵ.

16. Trị viêm nha chu

Súc miệng bằng nước gừng tươi 2 lần mỗi ngày vào các buổi sáng, tối có thể hỗ trợ chữa trị bệnh viêm nha chu hiệu quả. Bệnh cạnh đó, khi cho thêm chút muối ăn vào nước gừng tươi và uống, cổ họng của bạn sẽ giảm cảm giác bị rát, ngứa, hoặc đau. 

17. Chữa rối loạn hô hấp

Một công dụng cực kì lớn của gừng là làm tiêu đờm, làm giãn phổi. Đặc biệt, gừng có cực kì có lợi trong việc điều trị bệnh hen suyễn, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn sau cơn khó thở. Ngoài ra, gừng còn giúp chữa trị các bệnh khác về đường hô hấp như ho, viêm phế quản, cảm cúm,…

18. Điều trị và phòng ngừa sâu răng

Không chỉ viêm nha chu, gừng có có khả năng bảo vệ, phòng ngừa và điều trị chứng sâu răng của chúng ta cực kì hiệu quả.

Súc miệng bằng nước gừng vào mỗi buổi sáng vừa làm giảm đau, tê buốt răng, vừa ngừa được sâu răng, hỗ trợ điều trị những bệnh lý về răng miệng.

19. Chữa lở miệng

Vết lở, loét miệng sẽ nhanh lành hơn khi bạn dùng nước gừng tươi để uống và súc miệng. Sử dụng 2 – 3 lần mỗi ngày để có hiệu quả nhanh hơn. 

20. Chữa say rượu bia

Bài thuốc giải rượu từ xa xưa chính là trà gừng. Nước gừng nóng giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, làm tiêu tan lượng cồn trong máu, khiến cho người say không còn tình trạng đau đầu. 

Pha một ít mật ong cùng gừng là có ngay một ly nước giải rượu cho các anh rồi !

21. Làm hồng da mặt

Bên cạnh những công dụng trị bệnh, gừng cũng là một nguyên liệu làm đẹp cực kì hữu ích đối với các chị em. Nhờ khả năng thúc đẩy quá trình lưu thông máu, khi sử dụng nước gừng để rửa mặt, da của chị em sẽ trở nên hồng hào hơn, đầy sức sống hơn. Không chỉ vậy, những vết thâm nám sẽ dần biến mất. Làn da cũng trở nên mịn màng, căng bóng hơn.

22. Đánh bay gàu

Trị gàu bằng nước gừng nóng, bạn đã nghe qua chưa ? Thường xuyên gội đầu bằng nước gừng sẽ giúp chúng ta giảm thiểu được gàu, đồng thời khiến chân tóc chắc khỏe hơn, bóng mượt hơn nữa. 

Cách làm đó là thái gừng tươi thành những miếng nhỏ rồi đắp lên da đầu. Chờ khoảng 15 phút rồi dùng nước ấm xả sạch tóc là được.

2. Chữa yếu sinh lý bằng gừng như thế nào?

Trong Đông y, sử dụng gừng tươi để chữa bệnh yếu sinh lý, cải thiện khả năng tình dục của nam giới là một biện pháp dân dã lâu đời, cực kì an toàn và hiệu quả, không mang lại tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Biện pháp này đã được nhiều phái mạnh lựa chọn sử dụng vì độ an toàn của nó. Vậy cách chữa yếu sinh lý bằng gừng như thế nào ? Có dễ làm không ? Cầm những nguyên liệu nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

2.1 Sử dụng trà gừng chữa yếu sinh lý

Uống trà gừng thường xuyên không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn cải thiện được chứng yếu sinh lý của nam giới. 

Vậy, cách làm thức uống này như thế nào ? Chúng ta cùng tham khảo cách mà lương y Đỗ Minh Tuấn hướng dẫn nhé!

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Gừng tươi
  • Một muỗng mật ong

Cách thực hiện

  • Đầu tiên, chúng ta rửa sạch gừng rồi để ráo nước. 
  • Tiếp theo, cắt gừng thành từng lát mỏng hoặc giã nhỏ rồi cho vào cốc. 
  • Dùng nước vừa sôi đổ vào cốc đã chứa gừng.
  • Hãm trong 5 phút rồi chắt bỏ gừng, chỉ lấy nước. 
  • Cuối cùng, thêm 1 thìa mật ong khuấy đều và thưởng thức

Lưu ý: Trà gừng nên được uống khi còn nóng. Tốt nhất nên uống ly trà gừng vào buổi sáng hoặc tối để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng trà gừng thường xuyên để đẩy lùi chứng bệnh yếu sinh lý của nam giới.

2.2 Sử dụng mật ong, trứng gà, gừng để chữa yếu sinh lý

Một cách khác để chữa bệnh yếu sinh lý đó là kết hợp cả ba thứ: mật ong, trứng gà và gừng.  

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 1 củ gừng tươi
  • 1 quả trứng gà
  • 3 thìa mật ong nguyên chất

Các bước thực hiện

  • Bước đầu tiên: rửa sạch gừng tươi. Rồi giã nhỏ hoặc đem gừng xay để lấy phần nước cốt như cách làm trà gừng ở trên.
  • Về phần trứng gà: đem luộc chín trứng và bỏ vỏ.
  • Cuối cùng, trộn đều cả 3 thứ: mật ong, trứng gà và nước cốt gừng với nhau. Lưu ý: trộn đều khi nước cốt gừng còn đang nóng.

Kiên trì thực hiện một trong hai cách hàng ngày, bạn sẽ thấy tình trạng yếu sinh lý được cải thiện rõ rệt, nâng cao đời sống vợ chồng.

3. Gừng và một số thông tin có thể bạn chưa biết

3.1 Lưu ý khi sử dụng gừng

Tuy gừng là một nguyên liệu tự nhiên và an toàn, nhưng bạn nên lưu ý những nguyên liệu, thành phần khác khi kết hợp với gừng để tránh những hậu quả không mong muốn.

  • Đầu tiên, không kết hợp sử dụng gừng với aspirin và coumarin cùng một lúc. Hoặc, phải sử dụng cách nhau 4 giờ.
  • Thứ 2, không sử dụng gừng cho những người bệnh đang chảy máu như: chảy máu cam, ho ra máu, tiểu ra máu,… Đặc biệt, những bệnh nhân chuẩn bị mổ và sau khi mô tuyệt đối không được sử dụng gừng để ăn hay uống.
  • Tiếp đến là những người đang bị cảm nắng, sốt cao, … Gừng có tính nóng, làm thân nhiệt của người bị cảm, sốt tăng cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
  • Mặc dù gừng cực kì tốt cho phụ nữ ở thời kì thai nghén nhưng chỉ nên sử dụng lượng vừa phải. Và trong những tháng thai kì cuối cùng, mẹ bầu không nên sử dụng gừng để tránh tăng huyết áp, gây hại cho cả mẹ và bé.
  • Không chỉ đối với các bà bầu, những người đang mắc bệnh tim mạch, bị cao huyết áp cũng hạn chế sử dụng gừng để tránh hiện tượng huyết áp tăng cao, gây vỡ động mạch, dẫn tiến tai biến.
  • Nhiều người cho rằng gọt vỏ gừng để làm sạch sẽ tốt hơn. Nhưng sự thật là gừng chỉ giữ được dược tính khi có cả vỏ. Vì vậy, khi ăn chúng ta cần phải rửa thật sạch lớp vỏ rồi chế biến theo mục đích sử dụng.
  • Cuối cùng, gừng tươi đã bị dập có thể gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể con người. Vì sau khi bị dập, gừng sẽ sản sinh ra một loại độc tố cực mạnh, bị biến tính, hủy hoại các tế bào trong cơ thế. Lâu ngày sẽ biến thành các căn bệnh ung thư nguy hiểm như ung thư gan, ung thư thực quản.

3.2  Tìm hiểu về đặc điểm cây gừng

Không chỉ là một gia vị quen thuộc, gừng còn được sử dụng làm gia vị, thuốc. Tên khoa học của nó là Zinziber Officinal Rose. 

Gừng là loại thân cỏ, thân phát triển theo hình ống, gồm nhiều bẹ lá ôm sát vào nhau, cao  khoảng 1m. Thân rễ phát triển thành củ, phát triển ngầm dưới đất. Lá mọc so le, hình mủi mác thuôn dài, có gân giữa, khi vò lá có mùi thơm. Hoa gừng không mọc ra từ thân mà mọc từ củ, trụ hoa dài khoảng 20cm. Đài hoa có màu tím, dài khoảng 1cm. Bông hoa mọc sát nhau thành từng cụm. 

Củ gừng không có một hình dạng cụ thể. Củ gừng thường dài khoảng 3 – 7 cm, dày hơn 1cm. Bề ngoài mặt sần sùi, có nhiều đốt, có vân tròn rõ. Củ gừng có màu vàng nhạt hoặc màu trắng tro. Mặt cắt ngang rõ hình sợi thưa và nhiều chấm sáng.

Cây gừng thích hợp với những vùng có mùa khô ngắn, có nhiệt độ không khí cao. Chính vì vậy, gừng được trồng cực kì phổ biến ở các nước nhiệt đới như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản,… Ở Việt Nam, gừng được trồng nhiều ở các tỉnh thành miền Nam. 

4. Lời kết

Gừng cực kì tốt cho sức khỏe của chúng ta, là “thần dược” thiên nhiên vô cùng an toàn và được các chuyên gia y tế khuyên dùng. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng gừng quá nhiều bởi tính nhiệt mạnh của nó, sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Đồng thời nên nhớ lưu ý không nên sử dụng gừng ở trên. 

Tất cả những bài thuốc ở trên đều chỉ mang tính chất tham khảo. Và nên hỏi ý kiến của các y bác sĩ trước khi sử dụng.

4/5 - (1 bình chọn)
4/5 - (1 bình chọn)