Gạo nếp có tác dụng gì? cách dùng trị bệnh và lưu ý

Thực tế gạo nếp cũng là 1 loại gạo mà thôi. Nhưng chúng lại có độ dẻo rất cao. Hiện tại có nhiều loại nếp mà người dùng thoải mái lựa chọn như nếp lá, nếp cẩm, hay nếp ngỗng. 

Hầu hết mọi người cho rằng giá trị dinh dưỡng của gạo nếp cũng như các loại ngũ cốc khác. Nhưng nghiên cứu chỉ ra gạo nếp có giá trị dinh dưỡng cao hơn hẳn. 

Gạo nếp có tác dụng gì?

Gạo nếp có tác dụng gì?

Ở nước ta đã sử dụng gạo nếp từ rất lâu rồi. Bằng chứng là sự tích “Banh chưng bánh giầy” đấy! 

Người Việt nổi tiếng nhất là có gạo nếp cái hoa vàng. Từ đây người ta chế biến được nhiều món ăn khác nhau. Như xôi, banh chưng, chè hay đơn giản hơn là nấu rượu.

Một vài món bánh cổ truyền như bánh giầy, bánh nếp, bánh gai hay bánh trôi,… cũng sử dụng gạo nếp. 

1. Những đặc điểm của Gạo nếp

1.1 Đặc điểm chung của gạo nếp

Tùy từng giống gạo nếp mà hạt của chúng dài hay tròn. Nhưng nhìn chung đều có màu trắng đục. 

Gạo nếp dẻo, ít nở hơn gạo tẻ khi nấu. Khi nấu chín thì các hạt gạo nếp dính vào với nhau chứ không rời rạc. Gạo nếp khi nấu chín ăn no lâu hơn gạo tẻ. 

So với gạo tẻ thì gạo nếp nhiều dưỡng chất hơn. Nhất là nếp cẩm. Hàm lượng chất xơ, chất chống oxy hóa hay sắt, vitamin E cao hơn. Từ đó mà giúp hệ miễn dịch được tăng cường. Theo Đông y thì gạo nếp ngọt, dễ tiêu nhưng nóng. Thông thường cứ 100g gạo nếp cung cấp khoảng 344kcal. 

1.2 Giá trị dinh dưỡng của gạo nếp đối với sức khỏe:

Như đã nói lượng cal gạo nếp cung cấp rất cao. Cùng với đó là hàm lượng tinh bột nữa. Hàm lượng dưỡng chất như vitamin E, canxi hay các vitamin nhóm B,… trong gạo nếp cũng rất nhiều. Nếp cẩm thì cao hơn nữa. 

Tác dụng của gạo nếp

Tác dụng của gạo nếp

1.3 Sự khác biệt giữa gạo nếp và gạo tẻ

Đối với người Việt thì gạo là nguồn cung cấp tinh bột đầu tiên mà mọi người nghĩ tới. Nó xuất hện đều đặn trong các bữa ăn của người Việt. Nếu gạo tẻ thì dùng được hằng ngày thì gạo nếp thường được dùng để đồ xôi hay làm các món bánh truyền thông hơn. Mặc dù giá gị dinh dưỡng tương đối giống nhau nhưng chúng vẫn có sự khác biệt. 

  • Về hình thái

Gạo nếp có cả dạng hạt dài và hạt ngắn mập. Và có màu trắng sữa. Trong khi gạo tẻ thì hạt nhỏ và dài hơn. 

  • Về hương vị

Dù là gạo nếp hay gạo tẻ thì khi ăn vào đều có vị ngọt nhẹ vì chúng đều có lượng đường sẵn có. 

Gạo nếp khi nấu thì ít nở và các hạt khi chín dính vào với nhau. Ăn cũng no lâu hơn. Trong khi gạo tẻ thì nở nhiều, cần nhiều nước khi nấu. Khi chín các hạt vẫn rời nhau. Nhìn chung là dễ ăn hơn gạo nếp. 

Sử dụng gạo nếp trị bệnh

Sử dụng gạo nếp trị bệnh

  • Về ứng dụng thực tế

Gạo tẻ thường dùng trong các bữa ăn của người Việt với cách chế biến chính là nấu cơm. Nhìn chung là đối với người Việt thì đây là thứ khó có thể thay thế đuộc. Ngoài ra nó cũng được dùng để nấu cháo nữa. 

Còn gạo nếp hay được dùng để đồ xôi, gói bánh, nấu chè.. Mức độ phổ biến không được như gạo tẻ. 

Căn cứ mục đích sử dụng mà người ta chọn gạo nếp hay gạo tẻ. Dù là gạo nào thì đây cũng là 2 loại ngũ cốc quan trọng trong ẩm thực của người Việt. 

2. Gạo nếp có tốt không? Tác dụng của gạo nếp

So với các loại gạo thì hàm lượng dinh dưỡng trong gạo nếp được đánh giá cao hơn hẳn. Đứng đầu là nếp cẩm. Các nhà nghiên cứu dinh dưỡng cũng đánh giá nếp cẩm là thực phẩm siêu nhiều sắt, vitamin E cũng như các chất chống oxy hóa và chất xơ. 

Cũng nhờ thành phần này mà chúng có khả năng ngừa ung thư tốt. 

Y học cổ truyền đánh giá gạo nếp nóng và ngọt. CHính vì thế mà nó ích khí hay kiện tỳ rất tốt. Ngoài ra còn có thể cố biểu chỉ tà nữa. Nó hay dùng để điều trị các bệnh đi ngoài, tiểu rắt hay tiểu đường nữa.

Sau đây là 1 vài công dung tiêu biểu của gạo nếp.

2.1. Siêu thực phẩm giàu dinh dưỡng

So với các loại gạo nếp khác thì nếp cẩm có giá trị dinh dưỡng cao hơn hẳn. Nó có nhiều dưỡng chất quý giá nên được gọi là siêu thực phẩm. 

Chỉ cần 1 thìa gạo nếp cẩm thôi đã có rất nhiều chất xơ, vitamin E cũng như các chất chống oxy hóa rồi. Chính vì thế mà nó mang lại nhiều công dung tuyệt vời cho sức khỏe. 

Có nên sử dụng gạo nếp

Có nên sử dụng gạo nếp

2.2. Có công dụng với phụ nữ sau sinh

TRung bình cứ 1 lạng gạo nếp thì có đến 1,2mg sắt. Cũng chính vì điều này mà các chuyên gia khuyên mẹ sau sinh nên dùng nhiều đồ nếp trong bữa ăn của mình. 

Hơn nữa hàm lượng chất xơ có trong gạo nếp cũng có khả năng ngăn ngừa ung thư như trực tràng. Đồng thời các chất chống oxy hóa cũng góp phần làm nên công dung này.

Không những vậy nhờ tính ấm mà nó có khả năng làm nóng người nữa. 

2.3. Có một làn da đẹp với gạo nếp

Nhờ thành phần phytin có trong cám gạo nếp mà từ xưa đến nay nó được sử dụng để điều trị tình trạng nghẹn cũng như làm thuốc chữa tê phù.

Hơn nữa gạo nếp cũng rất tốt cho da nên nó đã được ngành công nghiệp thẩm mỹ tin tưởng để làm đẹp. Thậm chí các spa cũng sử dụng loại nguyên liệu này để làm đẹp cho da. Vì nó có nhiều vitamin E.

2.4. Điều trị thiếu máu

Như đã nói gạo nếp nói chung và nếp cẩm nói riêng có nhiều sắt. Chính vì thế nếu dùng nhiều nếp cẩm thì nó có thể ngừa và điều trị được tình trạng thiếu máu. Đối với mẹ bầu cũng như mẹ sau sinh còn có khả năng lợi sữa nữa. 

Cùng với đó các nguyên tố vi lượng cũng như các axit amin có trong gạo nếp còn giúp cơ thể hấp thu sắt từ thức ăn tốt hơn. 

3. Một số bài thuốc từ gạo nếp

3.1. Chữa trị nôn mửa

Lấy 3 lát gừng tươi nấu với 1 nắm gạo nếp để lấy nước uống. 

3.2. Chữa bệnh viêm loét dạ dày

Lấy các nguyên liệu sau như cam thảo, bằng sa phi, mai mực, mẫu lệ nung, hoàng bá, gạo nếp và kê nội kim. Mỗi nguyên liệu chỉ cần 10g là được. Thêm 3g gừng tươi vào để nấu nước uống là được. 

Gạo nếp tốt cho sức khỏe

Gạo nếp tốt cho sức khỏe

3.3.Điều trị liệt dương

sa nhân 6g, cao ban long 8g, gạo nếp 12g, đinh lăng 12g, hoài sơn 12g, ý dĩ 12g, hà thủ ô 12g, kỷ tử 12g, hoàng tinh 12g, long nhãn 12g.

Trừ cao ban long ra thì các nguyên liệu đem nấu nước uống. Sau đó hòa với cao ban long để uống là được. 

4. Khi dùng gạo nếp cần lưu ý những điều gì?

Gạo nếp không chỉ được nấu xôi mà còn được dùng để naasuc hè nữa. Muốn nấu nhanh chín mà lại giữ được nhiều dưỡng chất thì nên ngâm gạo trước.

Ví dụ nếp nương thì ngâm từ 10 đến 12 tiếng. Còn nếp lúa nước ở đồng bằng thì chỉ cần ngâm từ 4 đến 6 tiếng thôi là được rồi.

Vì hàm lượng amylopectin trong gạo nếp nhiều (chất làm dẻo) nên trẻ nhỏ dùng nhiều có thể bị khó tiêu. Kể cả người già hay người vừa ốm dậy. 

Bản thân gạo nếp nóng nên người nào thể trạng nóng, sốt, dạ dày, ho có đờm hay vàng da thì cũng không nên dùng gạo nếp. Người đang bị thương cũng tuyệt đối không dùng. 

Chắc chắn là bạn đã biết được công dụng tuyệt vời của gạo nếp rồi đúng không. Tuy tốt là thế nhưng bạn cũng nên hạn chế ăn nhiều nhé. Nếu không cơ thể sẽ bị tổn thương đấy! 

5. Lời kết

Từ những điều trên, chúng mình hi vọng các bạn biết cách dùng gạo nếp  để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và cả gia đình.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)