14 tác dụng của củ sen – trị bệnh, sức khỏe và lưu ý

Sen là một loài thực vật quen thuộc và gần gũi đối với người dân Việt Nam. Những bộ phận của sen đều được tận dụng làm thực phẩm và dược liệu. Trong đó, củ sen có giá trị dinh dưỡng cao và vị thanh mát nên được nhiều người lựa chọn chế biến.

1. Khám phá đặc điểm của củ sen

Củ sen là một trong những thành phần cấu tạo nên sen. Đây là phần chìm trong nước, ngup lặn dưới bùn nên chúng thường được thu hoạch khi sen tàn. Nhìn bên ngoài, củ sen là những đoạn bầu dục nối liên tiếp lại với nhau, tạo thành một đoạn khá dài. Để dễ hình dung hơn, thì củ sen mới thu hoạch giống những đoạn lạp xưởng trong miền Nam.

Tác dụng của củ sen

Tác dụng của củ sen

Củ sen vẻ ngoài có màu nâu nhạt, xù xì. Ngược lại bên trong lại có màu trắng tươi, bề mặt có lỗ, giúp thông khí để sen phát triển trong bùn. Củ sen chia thành hai loại là: củ sen 7 lỗ và củ sen 9 lỗ. Củ sen 7 lỗ có thân ngắn, sần xùi, mềm nên thường được dùng làm các món hầm. Ngược lại, củ sen 9 lỗ lại dài, vỏ mỏng, giòn hơn nên là lựa chọn lý tưởng cho các món gỏi, nộm. Đây là một bí kíp giúp chúng ta chọn nguyên liệu phù hợp khi chế biến.

Hiện nay, củ sen xuất hiện trên thị trường bắt đầu từ tháng 07 hàng năm. Tuy nhiên, để có củ to, ngon và giá cả phải chăng thì nên mua cuối tháng 8, tháng 9. Thời điểm lúc này sang thu, cần những món ăn thanh đạm. Đồng thời, vào dịp Vu Lan mọi người ăn chay nhiều nên củ sen rất được ưu chuộng.

2. Củ sen dùng để làm gì? Tác dụng của củ sen.

1. Giúp giảm căng thẳng mệt mỏi

Thiếu vitamin B6 dẫn đến tình trạng mất ngủ, mệt mỏi, căng thẳng. Vì vậy, những người hay bị stress nên bổ sung món ăn từ củ sen trong thực đơn của mình.

 Nghiên cứu cho thấy, trong 100g củ sen có 0,26mg vitamin B6. Trong một ngày nên dùng khoảng 200g đến 300g củ sen để tinh thần thoải mái, có giấc ngủ ngon. Khuyến cáo không nên dùng quá 100mg vitamin B6 trong một ngày sẽ gây tổn hại đến thần kinh.

2. Củ sen giúp hỗ trợ tiêu hóa

Chất xơ trong củ rất cao nên giúp hệ tiêu hóa luôn được khỏe mạnh. Khi con người ăn nhiều chất xơ tự nhiên sẽ giúp nhuận tràng, tăng kích thích tiêu hóa và bài tiết tốt hơn. Vì vậy, những ai đang gặp vấn đề về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy hay ung thư ruột già thì nên ăn nhiều rau, củ, quả tự nhiên, hạn chế các chất xơ chế biến.

Củ sen có tác dụng gì

Củ sen có tác dụng gì

3. Tốt cho hệ miễn dịch

Một hệ miễn dịch tốt sẽ tạo nên một con người khỏe mạnh. Trong củ sen có vitamin C, kẽm, magie,..là những khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch của con người.

Vì vậy, khi dùng củ sen chế biến thức ăn vừa là món ngon miệng vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.

4. Có tác dụng cân bằng huyết áp

Cao huyết áp là căn bệnh nguy hiểm và ngày càng trẻ hóa độ tuổi mắc phải. Bổ sung kali cho cơ thể sẽ giúp giảm huyết áp, ổn định nhịp tim và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Chúng ta có thể bổ sung kali thông qua thực phẩm như củ sen, khoai lang, bông cải xanh, dưa hấu,…

5. Phụ nữ bị thiếu máu (rong kinh)

Trong thời gian có kinh nguyệt, phụ nữ bị mất đi một lượng máu nhất định. Điều này khiến chị em hay mệt mỏi và có thể bị ngất xỉu.

Lời khuyên là  khi tới tháng, phụ nữ hãy bổ sung các thực phẩm có chất sắt, có tác dụng bổ máu.

Dùng củ sen để nấu canh, súp hoặc hầm với xương sẽ bổ sung chất sắt cho phụ nữ trong thời kỳ hành kinh cũng như những ai bị rong kinh.

Giá trị dinh dưỡng của củ sen

Giá trị dinh dưỡng của củ sen

6. Người bị tiêu chảy hoặc táo bón

Ở thành phố, những thức ăn nhanh hay các món ăn nhiều thịt được nhiều người nạp vào mỗi ngày. Điều này dẫn đến hệ tiêu hóa bị yếu dần đi. Hiện tượng táo bón hay tiêu chảy thường xuyên xảy ra, gây bất tiện cũng như nguy hại về sau.

Sử dụng củ để cung cấp chất xơ là biện pháp hiệu quả cho mọi người cải thiện hệ tiêu hóa.

7. Giúp bảo vệ tim

Dùng củ sen thường xuyên sẽ giúp tim mạch khỏe mạnh, nhịp tim ổn định. Trong củ có kali, magie, vitamin,…là những chất dinh dưỡng giúp chúng ta có một trái tim khỏe.

8. Cung cấp năng lượng cho cơ thể

Củ sen là thực phẩm có tinh bột cao. Giúp mọi người no lâu nên cung cấp năng lượng cho mọi người học tập và làm việc.

9. Giúp cơ thể điều hòa nhiệt độ

Mùa hè oi bức khiến con người dễ mệt  mỏi và thiếu nước. Ngoài ra, còn gây chảy máu cam. Trường hợp này hãy dùng một ly nước sen hoặc dùng củ để chế biến thức ăn.

Củ sen có tính hàn, mát, ngọt nên điều trị được các bệnh tính nhiệt nóng, giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể.

10. Củ sen bổ sung vitamin C

Vitamin C thường có nhiều trong dòng họ cam quýt. Ít ai biết rằng, nguyên liệu này cũng chứa rất nhiều vitamin C. Trong 100g củ sen tươi thì vitamin này chiếm đến 44mg.

Vitamin C tham gia vào quá trình tạo hồng cầu, giúp hấp thụ chất sắt, hình thành collagen,…

11. Tốt cho não bộ

Đồng là chất giúp cơ thể tăng năng lượng, tăng cường sức khỏe não.  Trong củ sen có chứa đồng nên giúp cho não minh mẫn, ngăn chặn sự hình thành căn bệnh Amzemer.

Ngoài ra, hợp chất polyphenolic giúp cải thiện các chức năng thần kinh. Đây là thực phẩm thích hợp cho mọi lứa tuổi được các bác sĩ khuyên dùng.

12. Sử dụng củ sen để giảm cân

Củ sen chứa nhiều chất sơ, protein và carbohydrate giúp chúng ta no được lâu. Không gây cảm giác thèm ăn nên hỗ trợ trong việc giảm cân.

Để giảm cân hiệu quả, mọi người cần kết hợp giữa dinh dưỡng và thể dục để có hiệu quả.

Sử dụng củ sen trị bệnh

Sử dụng củ sen trị bệnh

13. Chữa đau dạ dày

Đau dạ dày là căn bệnh của ngày nay. Để giảm bớt lượng thức ăn để dạ dày tiêu hóa, bữa ăn chỉ nên cần chất béo, protein và tinh bột. Tuy nhiên, chất béo không nên nạp vào cơ thể quá nhiều.

Củ sen là thực phẩm chứa nhiều protein và tinh bột, phù hợp để chế biến một bữa ăn đơn giản nhưng đầy đủ dưỡng chất.

Ngoài ra, nước ép củ sen  rất tốt cho việc cầm máu khi xảy ra xuất huyết dạ dày, ruột, đại tràng, chảy máu mũi,…

14. Bổ sung kali cho cơ thể

Kali là chất quan trọng, cần thiết cho thần kinh và tim mạch. Sử dụng củ sen thường xuyên sẽ rất tốt cho cơ thể. Trong củ có hàm lượng kali, chất xơ giúp giảm cholesterol trong máu.

Lưu ý, không nên lạm dụng chất kali quá nhiều vì sẽ gây hại cho sức khỏe. Nồng độ kali trong máu cao sẽ làm tim giãn nở, ngược lại nếu thấp sẽ ảnh hưởng đến nhịp tim.

3. Củ sen và những thông tin có thể bạn chưa biết

3.1 Lưu ý quan trọng khi sử dụng củ sen

Những trường hợp sau đây, không nên sử dụng củ sen:

  • Người bị tiểu đường: Insulin được dùng điều trị bệnh tiểu đường. giúp cân bằng lượng đường và duy trì ở mức ổn định. Trong củ sen có nhiều tinh bột nên làm cho hàm lượng Insulin tăng cao, không tốt cho người bị tiểu đường.
  • Người bị bệnh dạ dày: triệu chứng của bệnh đau dạ dày là khó tiêu, ăn vào gây đau, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe. Vì có nhiều chất xơ, nên khi ăn nhiều củ sen nhiều sẽ gây nên hiện tượng khó tiêu, đầy bụng và nhiều cơn đau. Khi bị đau dạ dày, nên gặp bác sĩ và sử dụng tinh bột nghệ để điều trị hiệu quả.
  •  Nhiễm ký sinh: là phần nằm dưới bùn nên củ sen hay bị ấu trùng lát gừng ký sinh. Không chế biến chín thì người ăn dễ bị nhiễm sán. Gây nên hiện tượng khó tiêu, đau bụng, mệt mỏi,…

Ngoài ra, nếu xuất hiện triệu chứng dị ứng sau khi ăn thì nên ngưng và đến bệnh viện để thăm khám.

Giá trị dinh dưỡng của củ sen

Giá trị dinh dưỡng của củ sen

3.2 Phương pháp bảo quản củ sen

Củ sen có thể được dùng khi tươi hoặc dạng khô, tùy vào nhu cầu mỗi người.

  • Bảo quản củ tươi: Nếu chưa sử dụng ngay hoặc còn dư nên để củ sen nơi thoáng mát, sạch sẽ. Không nên rửa củ trước vì dễ bị hỏng. Nếu muốn để tủ lạnh, nên bảo quản trong túi zip và để trong ngăn mát. Củ sen tươi có thể để khoảng từ 01 – 02 tuần. Tuy nhiên, nên sử dụng ngay khi mua về, củ sen còn tươi ngon và giữ nhiều chất dinh dưỡng.
  • Bảo quản củ sen khô: để túi sen khô nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp mặt trời. Không sử dụng hết thì buộc chặt bì, để vào ngăn mát tủ lạnh.

Lời kết

Củ sen đã được ông bà ta sử dụng từ lâu. Không chỉ vì vị thanh, hương vị ngon mà còn có thể chữa được nhiều bệnh. Ngày nay, củ sen được bán trên mọi miền đất nước. Vì vậy, khi lựa chọn mua mọi người nên chọn địa chỉ mua uy tín để đảm bảo sức khỏe.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)