24 tác dụng của cây Sung – sức khỏe, trị bệnh và cách dùng

Ngoài tên là cây sung thì nhiều nơi người ta còn gọi là ưu đàm thụ hay tụ quả dong. Đây là loại cây hay gặp thấy ở các vùng quê ven biển hay khu vực gần sông, suối, ao hồ.

Đối với người Việt thì cây sung đại diện cho sự sung túc, đủ đầy. Nên người ta hay trồng sung với mong muốn có cuộc sống sung túc hơn. 

1. Tìm hiểu đặc điểm cây sung

– Cây sung có bộ rễ khỏe và bám chắc vào đất. Nên dù môi trường có ngập úng nó vẫn có thể sống được.

– Quả của cây có thể mọc ra từ thân hoặc các cành giả. Quả cung có thể cho hạt để hình thành nên cây mới. 

– Với điều kiện nhiệt đời thì sung phát triển khá tốt. Nhưng nó cũng là cây chịu nắng hạn hay lạnh giá tốt. Nếu thời tiết khắc nghiệt, cành cây sẽ có các lớp vảy để bảo vệ cây. Nhờ vậy mà sức chịu đựng của cây rất tốt. Cũng chính vì thế mà nơi trồng cây sung cần thoáng đãng, diện tích rộng. 

– Mặc dù bản thân nó là cây ưa sáng nhưng nếu ánh sáng mạnh quá thì nó lại không chịu được. Nếu ánh sáng ít thì cành lại ít, các nhánh dài. Nhìn chung đất nào sung cũng chịu được. Chỉ cần không khô hạn là được. 

Tác dụng của cây sung đổi với sức khỏe

Tác dụng của cây sung đổi với sức khỏe

1.1. Cây sung có ở những đâu và có mấy loại? 

Những khu vực nhiệt đới hay cận nhiệt đới thì đây là loại cây mọc hoang. Tường thì ở khu đất ẩm nó sẽ mọc nhiều. Một số nơi có nhiều là Trung Quốc, Úc, Sri Lanka, Đông Nam á,..

Ở nước ta thì cây sung ở tỉnh nào cũng có thể bắt gặp. Thường thì nó được trồng làm cảnh và làm thực phẩm. Quả sung hay được dùng muối dưa hoặc kho thịt cá. Lá thường dùng để ăn gỏi, gói nem. 

Trước đây khi nói cây sung mọi người chỉ nghĩ đến cây sung thông thường mà thôi.Nhưng hiện tại có thêm sung Mỹ nên cần phân biệt 2 loại này. Thường sung tay hay được dùng để lấy bóng mát hay làm cảnh. Còn sung Mỹ thì hay được dùng để lấy quả. Sung ta có 2 loại là sung nếp và sung tẻ. Quả vừa phải và nhiều. Nhất là sung nếp ăn đậm hơn sung tẻ. Nên được ưa thích hơn sung tẻ.

1.2. Cây sung có những công dụng dược lý gì? 

Y học cổ truyền cho rằng, lá sung ngọt và hơi đắng nên được dùng để tiêu độc, giải trừ thũng, và điều trị tốt các tình trạng mụn nhọt, lở loét ngoài da. Ngoài ra nó cũng dùng để cải thiện các tình trạng về đường tiêu hóa nữa. 

Sử dụng cây sung trị bệnh

Sử dụng cây sung trị bệnh

1.3. Công dụng của lá Sung 

Các món ăn như nem chua, thịt chua hay gỏi cá thì không thể thiếu được lá sung. Bởi vì nó hơi ngọt lại đắng nhưng tính ôn, kết hợp tạo nên những món ăn tuyệt vời.

Cũng nhờ tính chất này mà một vài bài thuốc người ta dùng lá sung làm nguyên liệu. Ví dụ như giúp phụ nữ điều hòa kinh nguyệt thì chỉ cần 30g măng sây, 5g phèn chua, 60g lá sung và khoảng 20g ngải cứu. Đem giã nát cùng 1 chút muối rồi thêm nước dừa vào để uống. Càng uống gần ngày có kinh thì càng tốt. 

Hoặc bài thuốc trị sởi cho trẻ nhỏ thì lấy lá đậu ván, lá sung có mụn, lá dâu và lá đậu ván mỗi thứ 1 nắm nhỏ nữa. Đem các nguyên liệu sao vàng rồi nấu nước uống. Mỗi lần 1 chén nhỏ. Mỗi lần cách nhau 2 tiếng. Uống đến khi khỏi thì dừng. 

2. Tác dụng trị bệnh của cây sung

2.1. Điều trị ung thư dạ dày, ung thư ruột

Lấy chừng 7 đến 10 quả sung khô đem nấu nước uống mỗi ngày. Nếu không thì mỗi bữa ăn chừng 5 quả sung tươi sau ăn là được. 

2.2. Có thể dùng cho người bị ung thư thực quản

Thịt lợn nạc 1 lạng, sung tươi 5 lạng. Đem các nguyên liệu nấu cùng nhau trong nửa tiếng. Sau đó ăn cả nước cả cái. 

2.3. Điều trị ung thư bàng quang

Lấy 15g mộc thông nấu với 30g sung khô để lấy nước uống. 

2.4. Có tác dụng với người bị ung thư phổi giai đoạn đầu

Lấy 10g chè tươi nấu với 20 quả sung xanh. Đun khoảng 15p thì lấy nước đó để uống như trà mỗi ngày. 

2.5. Chữa chứng khàn tiếng

Lấy 7 đến 10 quả sung tươi nấu nước để uống. Khi uống thêm mật ong hoặc đường vào và uống nhiều lần trong ngày.

Quả sung

Quả sung

2.6. Giúp đỡ đau họng

Sung tươi đem phơi khô rồi nghiền bột. Sau đó mỗi lần lấy 1 chút bột sung ngậm trong miệng và nuốt từ từ. Mỗi lần cách nhau 40p.

2.7. Lợi sữa cho phụ nữ sau sinh

Bài thuốc này giúp mẹ có nhiều sữa hơn. Lấy 5 lạng móng lợn nấu với 120g sung tươi. Nấu thành canh để ăn hết trong ngày. 

2.8. Loại bỏ mụn nhọt, điều trị áp xe vú

Làm sạch chỗ cần điều trị rồi lấy nhựa sung bôi vào. Cùng với đó thì lấy lá sung non giã nát rồi đắp lên. Khi đắp ở vú nên tránh đầu vú ra. 

2.9. Làm giảm đau đầu vùng thái dương

Chỉ cần lấy nhựa sung bôi lên giấy rồi lấy dán lên thái dương. Cơn đau sẽ không còn nữa. Cùng với đó thì lấy khoảng 1 nắm lá sung non hoặc một chút nhựa sung nấu nước để uống.

2.10. Có tác dụng với người bệnh tiểu đường

Lấy 1000ml nước nấu với 3 lạng lá sung non rồi đun chừng 15p. Sau đó thì lấy nước uống. Sau 1 tháng sẽ thấy có kết quả. 

2.11. Dùng cho người bị sỏi thận

Bài thuốc 1: Sung già đem sao vàng rồi phơi thật khô. Khi nào dùng thì lấy 1 lạng nấu với 4 bát con nước. Đun đến khi chỉ còn 250ml thì lấy uống. 

Bài thuốc 2: Bạn cũng có thể hêm thảo dược khác để công udjng tốt hơn.

Những thảo dược dùng được với sung gồm có cam thảo, lá vọng cách, diệp hạ châu, cam thảo, nhân trần, gừng tươi, đảng sâm, bạch truật, thổ phục linh, mang mề gà. Các nguyên liệu này lấy số lượng như nhau rồi nấu với 1000ml nước đến còn 400ml nước. Sau khi lấy được 400ml nước 2 lần thì trộ lại và nấu đến còn 200ml nước thì uống nhiều lần trong ngày. 

2.12. Có tác dụng tốt với người bị đau dạ dày

Với hàm lượng tannin tuyệt vời thì nó sẽ làm các vết thương mau lành cũng như các vùng niêm mạc không viêm nhiễm. Đặc biệt tốt cho người dạ dày. 

Bài thuốc 1: Sung tươi 1 cân, quả không sâu. Sau đó rửa sạch rồi ngâm nước 15p cho bớt nhựa rồi đem sao khô lên. KHi nào dùng thì lấy chừng 40g bột sung hòa với 1 cốc nước to rồi uống. Ngày uống vài ba lần. Nên uống trước ăn 30p sẽ tốt nhất. 

Bài thuốc 2: Lấy vài quả sung khô rồi ngâm vào cốc nước qua đem. Sang hôm sau khi còn đói thì uống hết nước và ăn cả cái. 

Sau 2 tháng điều trị bạn sẽ thấy kết quả ngạc nhiên vô cùng. Cùng với đó thì nên dùng sung tươi để ăn mỗi ngày cũng chữa bệnh mà còn tăng cảm giác ngon miệng. 

2.13. Giúp đi ngoài dễ dàng

Quả dụng dù khô hay tươi hay chín đều được. Lấy tầm 10 quả đem nấu với 1 khúc lòng lợn đã làm sạch để ăn thay canh. Cứ dùng đến khi khỏi bệnh. 

2.14. Chữa vết thương ngoài da lở loét

Lấy quả sung chín thái nhỏ rồi sao khô sau đó thì nghiền bột. Bột để rắc vào chỗ da bị lở loét và cố định lại. Đồng thời dùng lá sung nấu nước để ngâm rửa cho hiệu quả cao. 

2.15. Điều trị bệnh sởi

lá dâu, lá đậu ván, lá cối xay và lá sung. Mỗi thứ 1 nắm bằng nhau. Các nguyên liệu đem sao vàng rồi nấu nước uống nhiều lần trong ngày. Nếu dùng cho trẻ nhỏ thì chỉ cần uống 1 chén nhỏ mỗi lần. Mỗi lần cách nhau 2 tiếng. 

2.16. Điều trị nhanh bệnh thủy đậu

Vỏ sung lấy tầm 2 miếng cowx như bàn tay rồi cạo sạch lớp bên ngoài. Sau đó đem đập dập và nấu nước. Đợi nước nguội bớt thì lấy nước để tắm. Sau vài ngày thủy đậu sẽ bay đi. Cũng hạn chế được sẹo .

2.17. Trị dứt mụn cơm

Lấy nhựa từ quả sung hoặc thân cây sung rồi bôi vào chỗ mụn. Ngày làm 2 lần. Tầm 1 tuần sau sẽ khỏi. 

2.18. Điều hòa kinh nguyệt

Gần đến ngày đèn đỏ bạn lấy măng tây 30g, phèn chua 5g, lá sung 60g và ngải cứu 20g. Sau đó đem các nguyên liệu giã nát cùng chút muối. Thêm nước dừa vào lọc lấy nước cốt để uống là được. 

2.19. Trị bệnh đau nhức xương khớp

Lấy 2 đến 3 quả sung thái nhỏ ra rồi đập trứng gà vào và tráng để ăn nóng. Nếu không thì nấu với thịt nạc cũng được. 

2.20. Chữa vết bỏng

lá sung đem rửa sạch rồi phơi khô lên sau đó thì sao vàng và nghiền bột ra. Thêm mỡ lợn vào trộn thành hỗn hợp sệt và bôi vào chỗ bỏng. Mỗi ngày làm nhiều lần là được. 

2.21. Chữa phong tê thấp, sốt rét

cây vú bò, vỏ sung, mỗi thứ 1 nhúm nhỏ. Vỏ sung cạo sạch đi rồi đem thái lát và phơi thật khô. Cây vú bò thì thái khúc rồi cũng đem phơi khô. Sau đó thì đem nhúng với mật ong.

Khi nào dùng thì lấy nấu nước để uống trước khi ăn 1 giờ. Mỗi tuần uống từ 2 đến 3 lần là được. 

2.22. Bồi bổ khí huyết

1 lạng ngải cứu tươi, 1 lạng hà thủ ô đỏ, 1 lạng đảng sâm, 1 lạng táo nhân đã sao đen, 1 lạng hoài sơn đã sao vàng, 1 lạng thục địa chích gừng. Thêm 1 lạng liên nhục, và 2 lạng lá sung vừa tới là được. Trừ ngải cứu ra thì các nguyên liệu đem đi nghiền bột. Sau đó lấy nước nấu từ ngải cứu cho vào bột cùng chút mật ong và vo viên lại. Mỗi viên cỡ tầm 1g là được.

Nếu dùng cho người lớn thì mỗi lần 10 đến 12 viên. Tùy tình trạng bệnh mà dùng 2 hay 3 lần 1 ngày. Trẻ em thì giảm lượng xuống ½. 

2.23. Làm da mịn màng

Lấy vài quả sung đem ép lấy nước rồi hòa với sữa tươi uống liên tục vài tuần. Bạn sẽ thấy điều kỳ diệu. 

2.24. Điều trị bệnh trĩ

Nhiều người dùng sung chữa bệnh trĩ cũng mang lại kết quả khả quan và không có tác dụng phụ. 

Chỉ cần lấy lá và quả sung nấu nước để ngâm rửa hậu môn trước khi đi ngủ là được. Mỗi ngày chỉ cần làm 1 lần. Liên tục 10 ngày sẽ có tác dụng khả quan. Hoặc cũng có thể lấy nhựa sung bôi vào chỗ bị trĩ. Nhưng trước khi thực hiện cần vệ sinh sạch sẽ. 

3. Những lưu ý khi sử dụng 

3.1 Những đối tượng nên dùng cây sung

Từ những công dụng trên có thể thấy được cây sung hợp với nhiều đối tượng. Từ người già, trẻ nhỏ, phụ nữ hay đàn ông đều được. Người nào chỉ cần có các bệnh về tiểu đường, các bệnh về da, người mệt mỏi, đau họng, kinh nguyệt rối loạn. Thì đều có thể dùng sung chữa bệnh được. 

3.2 Đối tượng không nên dùng cây sung

Mặc dù công dụng của cây sung hợp với nhiều người khá cnhau. Nhưng có những đối tượng lại không dùng cây sung được. Ví dụ như người có đường trong máu thấp. Hay người nào mà không bị tiểu đường ăn sung nhiều sẽ hạ đường huyết. Kể cả người đang có vấn đề về bàng quang, mật hay thận cũng nên hạn chế dùng. Nếu không muốn bệnh tình nặng hơn. 

4. Ứng dụng của cây sung trong đời sống 

Người Việt tận dụng quả sung để làm các món. Như muối dưa để ăn cùng cơm hay kho thịt, cá. Cũng có thể ăn cùng với ốc luộc nữa. Đến lá sung non cũng hay được dùng để gói nem chua, nem nắm, thịt chua,… Nhựa sung cũng được tận dụng để trị mụn nhọt cũng như những vết thương nhẹ ngoài da. 

Nếu là những cây sung mọc không mục đích với kích thước lớn thì thường được dùng làm thực phẩm. Nhưng những cây bonsai thì được dùng để làm cảnh rất đẹp mắt. 

Theo nhiều người thì dáng cây sung mang lại cho người ta vẻ đẹp riêng biệt. Vừa cổ kính lại cũng rất hiện đại. Chưa kể đây còn là cây đại diện cho sự sung túc, ấm no, đoàn viên. Nên sung bonsai thường có giá rất cao. 

5. Lời kết

Vậy là bạn đã biết được công dụng, đặc điểm cũng như việc dùng cây sung vào mục đích gì rồi đúng không? Chúng mình hi vọng đây sẽ là cuốn cẩm nang hữu ích cho những ai đang tìm hiểu vể cây sung. Cũng như giúp các bạn có thêm các phương pháp tự nhiên chăm sóc sức khỏe của mình.

4/5 - (1 bình chọn)
4/5 - (1 bình chọn)