9 tác dụng của Cây rau bợ – thảo dược, sức khỏe và cách dùng

Cây rau bợ còn có tên gọi khác là cây cỏ bợ. Tên khoa học của nó là Marsilea quadrifolia L. Cây rau bợ là loại cây mọc rất nhiều ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trong đó có Việt Nam.

Ở Việt Nam loài cây này tập trung ở vùng đồng bằng và trung du, những nơi có vùng nước nông. Trong bài viết hôm nay, cùng tìm hiểu về đặc điểm và lợi ích của cây rau bợ nhé!

1. Cây rau bợ có đặc điểm như thế nào?

1.1 Đặc điểm của cây rau bợ là gì?

Rau bợ là giống cây thân thảo. Nó thuộc họ cỏ bán thủy sinh và có hình dáng khá giống loài me đất. Thân và rễ cây mảnh, bò ngang mặt bùn. Thân cây rau bợ khá mảnh, chia làm nhiều mấu, mỗi mẫu có 2 lá cuống dài và rễ, bò sát đất. 

Lá cây rau bợ có 4 thùy chéo chữ thập. Cơ quan mang bào tử gọi là bào tử quả, có lông dày và mọc 2 – 3 cái ở gốc các cuống lá. Cây rau bợ sinh trưởng tốt vào tháng 5, tháng 6. Rau bợ có vị ngọt như rau ngót, hơi chua chua của me và cũng có bị hơi tanh giống vị rau dấp tanh (diếp cá).

Tác dụng của cây rau bợ

Tác dụng của cây rau bợ

Rau bợ là loại rau mọc dại nhưng giá trị dinh dưỡng của loài cây này rất cao, không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn có tác dụng dược liệu, là một vị thuốc quý trong Đông Y. Ở một số tỉnh miền bắc, người dân thường hát rau bợ để làm rau sống hoặc nấu canh giải nhiệt trong mùa hè. Bên cạnh đó, rau bợ phơi khô làm trà uống có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan, trị ngứa và rôm sảy rất hiệu quả. 

Theo nghiên cứu khoa học hiện đại, trong 100g rau bợ có chứa:

  • 4,6% protid
  • 1,6% glucid
  • 0,72% caroten vitamin C và cyclolaudenol

Rau bợ có tác dụng rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa và điều trị nhiều căn bệnh thường gặp. Rau bợ rất dễ kết hợp và nấu thành nhiều món ăn ngon, trong đó có món rau bợ nấu cá rô đồng.

1.2 Cây rau bợ có những công dụng gì?

Cây rau bợ có vị hơi đắng nhưng vị ngọt và tính rất mát. Do đó nó rất có tác dụng trong việc thanh nhiệt, giải độc cơ thể, lợi tiêu, tiêu sưng, mát gan, nhuận tràng, sáng mắt và giảm căng thẳng.

Không những thế người ta còn dùng cây rau bợ để điều trị nhiều căn bệnh như: Tiểu ra máu, tiểu đường, viêm thận phù sỏi tiết niệu, suy nhược thần kinh, động kinh, co giật do sốt cao, khi hư, bạch đới, rắn độc cắn. Ngoài ra các chứng bệnh sưng đau như đau răng, mụn nhọt, viêm lợi, viêm kết mạc, viêm gan có thể chữa khỏi nhờ rau bợ. 

Cây rau bợ thường được biết đến là một loại rau có vị ngọt, hơi đắng, có tính mát vì vậy rất hiệu quả trong việc giúp cơ thể thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu sưng, giải độc, nhuận gan, sáng mắt, trấn tĩnh.

Cây rau bợ có tác dụng gì?

Cây rau bợ có tác dụng gì?

3. Cây rau bợ có thể tìm thấy ở đâu?

Rau bợ thường sống ở những nơi đất ẩm, vùng trũng và đầm lầy. Ngoài ra chúng mọc rất nhiều ở các bờ ruộng và mọc lan theo nhiều hướng khác nhau.

Đặc điểm bên ngoài bạn có thể nhận diện cây rau bợ như: Thân cây mảnh, chiều dài khoảng 15 – 20 cm. Cây rau bợ có vẻ ngoài khá giống cây chua me đất hoa vàng nhưng cây chua me đất chỉ có 3 lá còn cây rau bợ ố 4 lá. Nếu ở thành phố bạn có thể tìm mua rau bợ ở các chợ. 

2. Sử dụng rau bợ để chữa bệnh như thế nào cho đúng?

Rau bợ nước bạn có thể để sống hoặc phơi khô để chữa bệnh. Một số cách chữa bệnh bằng rau bợ dưới đây bạn có thể tham khảo. 

2.1 Tốt cho người bị bệnh tiểu đường

Cách 1: Phơi khô rau bợ sau đó lấy khoảng 20g nấu nước uống hằng ngày.

Bạn không nên uống liên tục mà chia thành nhiều đợt. Mỗi đợt duy trì khoảng 15 – 20 ngày sau đó nghỉ 7 ngày rồi uống tiếp đợt mới.

Cách 2: Bạn dùng lá rau bợ đã phơi khô. Lấy một lượng bằng nhau cây rau bợ khô và qua lâu nhân. Đem 2 nguyên liệu này tán thật nhuyễn mịn 

Mỗi ngày bạn lấy 8 – 12g bột đã tán nhuyễn mịn pha với chút nước vo thành viên rồi uống. Ngoài ra bạn cũng có thể pha bột này với sữa tươi. Mỗi ngày uống từ 2 – 3 lần bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

2.2 Chữa các bệnh liên quan đến gan, thận

Rau bợ bạn rửa cho thật sạch lớp bùn đất bám trên cây rồi đem trải ra một chiếc mâm phơi khô dưới ánh mặt trời.

Rau bợ khô bạn bảo quản trong túi sạch và để nơi khô ráo. Mỗi lần bạn lấy 20 – 30 g sắc với nước, mỗi ngày uống 2 – 3 lần. 

2.3 Dùng cho người bị sốt rét giúp hạ sốt

Lấy 50 – 60g cây rau bợ rửa cho sạch rồi bắt lên bếp sao vàng. Sau đó cho rau bợ vào sắc với nước. Nước thuốc đã được bạn uống trước 2 – 3 tiếng cơn sốt đến sẽ có tác dụng hạ sốt rất nhanh. 

Sử dụng cây rau bợ trị bệnh

Sử dụng cây rau bợ trị bệnh

2.4 Giúp giảm sưng, tiêu độc

Để giảm sưng, tiêu độc, bạn giã nát một nắm cây rau bợ tươi rồi đắp trực tiếp lên vết thương. Sau đó dùng băng quấn hoặc vải sạch cố định. Mỗi ngày thay thuốc 1 – 2 lần.

2.5 Tốt cho thận, giúp tiểu tiện dễ dàng

Rau bợ tươi bạn rửa sạch đất cát và bụi bặm. Ngoài nguyên liệu chính là rau bợ bạn có thể kết hợp thêm ngải cứu, ngọn cây dứa dại và cây phèn đen để tăng tác dụng.

Sau đó bạn giã nát cây rau bợ cũng các nguyên liệu trên. Thêm chút nước rồi lọc lấy nước trong. Phần nước thu được bạn uống mỗi ngày 1 bát vào mỗi buổi sáng. Duy trì liên tục trong 5 ngày sẽ thấy hiệu quả chữa bệnh rõ rệt.

2.6 Điều trị khí hư bạch đới ở phụ nữ

Bạn rửa sạch rồi phơi khô cây rau bợ trong bóng mát. Sau đó sắc 20g rau bợ khô với 3 chén nước. Khi nước thuốc còn ⅓ bình thì chắt ra chia làm 3 lần uống. Mỗi lần uống nên hâm nóng lại và cách nhau 3 – 4 giờ. 

Ngoài ra bạn có thể dùng rau bợ khô nấu với nước. Nước sôi đổ ra chậu pha loãng với nước lạnh để thành nước ấm rồi ngâm thân dưới vào nước.

Rau bợ

Rau bợ

2.7 Giảm sưng vú

Bạn lấy một nắm cây rau bợ rửa cho sạch, cho vào cối giã nát rồi thêm một chút nước. Dùng vải lọc lọc bỏ bã lá rau. Phần nước cốt thu được bạn cho thêm nước đun sôi  để nguội, khuấy đều rồi uống 2 lần / ngày. Phần bã lá rau bợ bạn cũng đừng bỏ đi mà giữ lại đắp lên vùng bị sưng. 

2.8 Lợi sữa cho mẹ

Phụ nữ đang cho con bú uống cây rau bợ rất lợi sữa. Bạn lấy 20g rau bợ khô bắc với nửa ấm nước. Khi nước còn lại chừng 1 chén thuốc thì chắt ra 2 bát chia 2 lần uống trong ngày., mỗi lần uống nên cách nhau 4 tiếng. Phần bã thuốc rau bợ khi còn nóng bạn lấy vải bọc lại rồi chườm lên ngực vuốt từ trên xuống dưới. 

2.9 Giúp thanh nhiệt cơ thể

Bạn rửa sạch 20g cỏ bợ tươi rồi giã cho nát. Tiếp đó thêm nửa chén nước sôi để nguội, dùng vải lọc vắt lấy nước uống. Phần bã bạn đắp lên các vết mụn phát do nóng trong trên người. 

3. Khi sử dụng rau bợ chữa bệnh cần lưu ý những điều gì?

  • Cây rau bợ mặc dù có nhiều công dụng chữa bệnh nhưng bản chất nó vốn là giống dây dại nên bạn cần lưu ý một vài điểm sau khi sử dụng:
  • Rau bợ thường sinh sống ở những nơi ẩm ướt, nhiều bùn đất nên trước khi sử dụng bạn luôn phải rửa thật sạch sẽ và ngâm qua nước muối để khử mùi tanh.
  • Rau bợ có tính hàn nên nếu bạn bị đau bụng, khó tiêu, đi ngoài phân lỏng thì không nên dùng.

4. Lời kết

Vừa rồi là những đặc điểm và công dụng của cây rau bợ mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng rằng bạn sẽ dùng cây rau bợ này đúng cách để chăm sóc sức khỏe gia đình nhé!

5/5 - (2 bình chọn)
5/5 - (2 bình chọn)