[ Cây linh sam ] là gì – đặc điểm, tác dụng và cách trồng

Cây linh sam là một trong những giống cây cảnh bonsai được nhiều người ưa thích trồng và chăm sóc. Cây linh sam hấp dẫn bởi cành nhánh dẻo dai dễ uốn nắn tạo dáng,  lá xanh tốt, hoa tươi tắn và đặc biệt là không mất nhiều công chăm sóc.

Trong bài viết hôm nay, cùng tìm hiểu về đặc điểm, cách trồng và chăm sóc loài cây này nhé!

1. Tìm hiểu thông tin chung về cây Linh Sam

Đặc điểm

Cây linh sam hay còn gọi là cây sam núi có tên tiếng Anh là Antidesma acidum. Đây là một loại cây quý hiếm và có giá trị, được mua với mức giá khá cao.

Cây linh sam rất được thị trường ưa chuộng do cây có hình dạng đẹp, lá bóng, nhỏ, hoa nhiều màu sắc, thân cây sần sùi nhưng dễ tạo chi, dù bị cắt tỉa nhiều nhưng cây vẫn phát triển rất mạnh mẽ. Ngoại hình có vẻ già nua, cổ kính nhưng giá trị của cây linh sam không hề nhỏ.

Cây linh sam

Cây linh sam

Cây sam núi vốn là loài sống ngoài tự nhiên. Cây thường mọc trên các tràng cát ven biển, xuất hiện nhiều ở các tỉnh Duyên hải miền Trung như Phú Yên, Ninh Thuận, Khánh Hòa…Không chỉ có một mà có nhiều loại cây linh sam: cây lá lớn, cây lá nhỏ, cây có trái và cây không có trái.

Cây linh sam thuốc giống cây thân gỗ hình dáng không quá to, chiều cao khi trưởng thành lên đến 6m, mọc tự nhiên. Thân cây xù xì, cánh nhánh cong queo nhưng mọc rất khỏe và phân nhiều nhánh. Lá cây hình trái xoan, mọc cách, phần đầu tù, còn phần gốc thuôn nhọn. Hai mặt lá cũng có sự khác nhau. Mặt lá trên xanh bóng, còn mặt dưới xam. 

Hình dáng quả và hoa

Cây linh sam có kết quả. Quả có hình bầu dục, không căng tròn mà hơi dẹt. Quả xếp sát nhau tạo thành 2 dải dài trên cuống, thả xuống hướng đất. Cây linh sam ưa khí hậu nóng ẩm nên mọc nhiều ở miền Trung Bộ.

Cây linh sam sống khỏe được ở những nơi khô cằn. Khi khí hậu khô cằn khắc nghiên các gốc cây trở nên sần sùi hơi, cành vặn vẹo để giảm tiếp xúc với môi trường, giữ nước trong cơ thể. Chính dáng vẻ đẹp và quý như cây cổ thụ lâu năm mà cây linh sam được khai thác, tạo thành các dáng cây bonsai làm cảnh rất phong phú.

Cây linh sam bonsai được yêu thích và có giá trị khá cao, giá mu cũng không hề rẻ. Cây có bộ lá bóng mượt, xanh mướt, hoa nhiều màu, quả sai, đặc biệt là không mất nhiều thời gian chăm sóc. Tháng 5, tháng 6 là thời điểm cây ra hoa. Tháng 8, tháng 9 là mùa cây kết quả.

Cây linh sam không chỉ được dùng làm cảnh mà còn có tác dụng dược lý, là loại thảo dược dùng để ngăn ngừa và chữa nhiều loại bệnh, đã được ghi nhận từ xưa.

Cây linh sam có tác dụng gì?

Cây linh sam có tác dụng gì?

Phân loại linh sam

Các giống cây linh sam phân làm 3 cấp lá: Lá lớn, lá trung và lá trí. Linh sam sông hinh với hoa to, màu sắc đậm nét là loại cây linh sam có hoa đẹp và được yêu thích nhiều nhất.

Ở các địa phương khác, cây linh sam có phần thân rễ đẹp nhưng gai lá phát triển khiến cho loài linh sam này kém hấp dẫn hơn linh sam sông hinh và các chủng đột biến của nó. 

Cây linh sam phong phú để chung loại và kiểu dáng, màu sắc. Do đó trước khi mua giống bạn nên tìm hiểu kỹ đặc điểm, chủng loại của giống cây. Với những người chưa hiểu biết nhiều về bonsai càng nên tìm hiểu kỹ để tránh mua nhầm.

Hiện nay có nhiều loại cây linh sam thân và lá rất đẹp khiến nhiều người bị hấp dẫn mua về nhưng chăm sóc rồi mới thấy cây kém ra hoa, thậm chí là không gây hoa gây ra những thất vọng cho người trồng.

Người ta thường ưu tiên chọn những cây linh sam rừng, mọc tự nhiên có gốc sần sùi, hình dáng cổ thị. Sau đó họ sẽ tiến hành ghép cành các dòng linh sam 86 đa ưu điểm và tạo thành cây linh sam có sức sống khỏe với điều kiện môi trường dân cư và giá trị cao.

2. Trồng cây linh sam đúng cách

Cây linh sam là loài cây cảnh bonsai rất có giá trị. Với những cây có dáng đẹp trị giá lên đến hàng trăm triệu đồng. Mặc dù giá thành cao nhưng cây linh sam vẫn rất được ưa chuộng. được các tay chơi cây cảnh rất mực săn đón, bỏ nhiều tiền để sở hữu.

Cây linh sam vốn là loại cây mọc hoang ngoài tự nhiên, lại phát triển ở nơi có khí hậu khô nóng khắc nghiệt nhưng sức sống của nó rất mạnh mẽ. Nó sống khỏe và sinh trưởng tốt ở nơi râm mát hay nắng nóng, ở nơi càng khắc nghiệt cây càng sần sùi cổ thụ.

Cây linh sam không kén chăm sóc, nếu bạn khéo léo và dành thời gian quan tâm đến nó một chút bạn sẽ dễ dàng ở một một chậu cây linh sam đẹp để trang trí không gian nhà cửa.

Sử dụng cây linh sam bị bệnh

Sử dụng cây linh sam bị bệnh

2.1. Cách trồng trong chậu

Cây linh sam trồng trong chậu, bạn có thể dùng cát hay đất để trồng. Loài cây này không kén đất trồng. Điều quan trọng là bạn loại chậu tốt, có lỗ thoát nước ở đáy chậu. Ngoài ra bạn cũng nên đặt một vài viên sỏi để nước không bị ứ đọng lại gây thối rễ gốc cây.

Trước tiên bạn đổ đất vào chậy trồng cây sau khi đã vệ sinh sạch sẽ chậu trồng. Bạn lắc nhẹ chậu để đất bám chặt vào phần đáy. Tiếp đó bạn đem chậu đất ra chỡ nhiều ánh năngs để cây quang hợp tốt. Ngoài ra thường xuyên tưới nước để cây không bị khô hạn. Sau 1 tháng trồng trong chậu cây con sẽ mọc chồi mới. Sau 5 tháng trồng bạn có thể tiến hành đảo đất và uốn tỉa cây thành các dáng bonsai.

2.2. Cách trồng ra đất

Bên cạnh cách trồng linh sam trong chậu, bạn hoàn toàn có thể trồng linh sam ra đất. Cách trồng ra đất giúp cho cây phát triển to khỏe, kích thước lớn hơn khi trồng trong chậu. Cách trồng ra đất cũng phù hợp với những người có nhu cầu trồng cây làm gái thể để tạo thế cho cây bonsai sau này.

Trồng bằng cát, khi trồng bạn đắp cát thành một ụ rồi trồng lên nền xi măng. Khi trồng bạn nên chọn vị trí trồng thoáng gió, mát mẻ, nhiều ánh nắng. Bên cạnh đó bạn cũng cần bổ sung nước và phân bón để cây phát triển khỏe mạnh, cho hoa đẹp.

Khi rễ mầm của cây non dài được 40cm, bạn dùng vòi nước xả hết cát ở rễ rồi mang cây non trồng ở đất như bình thường.

2.3. Để nguyên bầu

– Cây non mua về còn đặt trong bầu đất, bạn không rạch bỏ bầu đất mà để nguyên tình trạng khi mua về.

– Bạn quay một ô đất vừa bầy cây non. Sau đó rải một lớp đất dày chừng 3cm rồi đặt bầu cây lên trên đất. Lấp đất xung quanh bầu cây và đổ đất cao hơn mặt bầu đất khoảng 3cm nữa để giữa cây con không bị đổ.

– Khi tưới lần đầu, bạn tưới nước thật ướt. Những lần tươi sau bạn tưới phun sương để cây đủ độ ẩm, ướt đất và thân cây thôi. Nếu tươi nhiều cây dễ bị ung nước.

2.4. Cách xử lý khi cây linh sam ra bông

Cây linh sam được rất nhiều người yêu cây cảnh và gia đình ưa chuộng trưng bày trong vườn nhà để làm cảnh và có ý nghĩa phong thủy. Chính vì nhu cầu cao mà các nhà vườn đã tiến hành nghiên cứu và cho ra những giống cây linh sam có thể trạng tốt, dáng cây uốn nắn đẹp, ra hoa quanh năm như giống linh sam sông hinh đa ưu điểm, linh sam siêu hoa.

Tuy nhiên nếu bạn không biết cách chăm sóc thì cây sẽ trở nên yếu ớt dần và kém ra hoa hay ra hoa trái vụ. Để chăm sóc cây linh sam cho hoa đúng vụ tết hay ngày đặc biệt bạn cần tiến hành theo một quy trình đúng. Trước tiên bạn cần bổ sung dinh dưỡng cho cây, cây được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng mới cho hoa đẹp.

Các bước tiến hành trồng linh sam

 Bước 1: Trước tiên bạn cắt tỉa bớt lá già, lá vàng khô héo úa để cây tập trung ra mầm non mới. 

 Bước 2: Sau khi cây ra mầm non mới khoảng 2 tuần, bạn mua thuốc kích thích mầm hoa và tiến hành phun cho cây.

Bước 3: Khi các mầm non đã phát triển được một kích thước lớn nhất định bạn ngưng tưới nước và mang cây phơi nắng, khi cây hơi héo lá thì mới tiến hành tưới nước lại.

Bước 4: Bên cạnh tưới nước, bạn nên bón phân cho cây bằng các loại phân hữu cơ hoặc phân chuồng hoai mục để cây trổ hoa to và đẹp hơn.

Cây linh sam ra hoa không chính xác ngày hay thời vụ như cây mai, cây đào, do đó rất khó để căn chuẩn thời điểm ra hoa của cây. Cây ra hoa có thể mau lâu khoảng 15 – 30 ngày. Nếu bạn hãm thời điểm ra hoa của cây vô tình khiến cho giá trị kinh tế của linh sam bị giảm sút.

Ninh Thuận và Phú Yên được mệnh danh là thủ phủ của cây linh sam. Mỗi mùa hoa, cả một vùng trời ngập trong sắc tím lãng mạn ngây ngất. Trước đây cây linh sam chỉ có ở tự nhiên, chưa được nhân giống nhiều như hiện nay, người dân vào rừng tìm cây linh sam hái bán giá cao lên đến vài chục, thậm chí cả trăm triệu đồng.

2.5. Chăm sóc cây linh sam đúng cách

2.5.1. Lượng nước thích hợp

Cây linh sam thường sống ở nơi khô hạn nhưng bản thân nó lại là loài ưa nước. Chính vì vậy khi trồng cây linh sam trong nhà bạn hãy chắc chắn rằng mình đã đảm bảo lượng nước mà nó cần nhé! Tuy nhiên không tưới ngập úng cây và thoát nước khi cần.

2.5.2. Cung cấp dinh dưỡng cho cây

Linh sam là loài khá dễ tính, chúng không kén đất trồng, cũng không mất nhiều công chăm sóc. Điều kiện càng khắc nghiện, gốc cây, thân cây càng xù xì, cổ thụ. Tuy nhiên cây trồng trong nhà điều kiện khác với cây mọc ngoài tự nhiên. Khi cây chuẩn bị ra hoa bạn nên bón thêm phân kali để cây ra bông to, đẹp. Bên cạnh đó nên tỉa cành, nhổ cỏ, loại bỏ lá vàng úa để cây được đẹp.

2.5.3. Cách bón phân

Bón phân giúp linh sam có thể trạng tốt và cho hoa đều, đẹp. Bạn nên bón phân định kỳ 1 – 2 tháng một lần để cung cấp đầy đủ những chất dinh dưỡng còn thiếu ở cây. Tùy vào tình trạng và đợt bón thúc mà khối lượng phân bón cũng không giống nhau. 

Cách chăm sóc cây linh sam

Cây linh sam được yêu thích chủ yếu bởi hình dáng cây đẹp và cho hoa đều, nhiều màu sắc. Do đó rất nhiều gia đình đã không ngần ngại bỏ ra một khoản tiền lớn để sở hữu một gốc cây linh sam. Tuy nhiên nếu bạn không biết cách chăm sóc thì cây sẽ rất nhanh tàn phai, giảm giá trị. 

2.6. Đối với cây trồng trong chậu:

Đối với các cây trồng trong chậu, vấn đề mà bạn cần quan tâm đến chính là tưới nước và bón phân. 

– Nước tưới: Cây trồng trong chậu bạn không cần tưới quá nhiều nhưng vẫn phải đảm bảo cung cấp đủ độ ẩm và lượng nước cho cây. Tuy nhiên khi trồng trong chậu để ngoài trời bạn nên thoát nước cho cây và tiến hành các biện pháp tránh úng ngập để tránh cây bị thối rễ chết. Tùy theo môi trường và thời tiết bạn có thể tưới 1 – 2 lần mỗi ngày cho cây.

– Đất trồng – dinh dưỡng: Linh sam có thể phát triển tốt trên nhiều loại đất và địa hình khác nhau. Kể cả những loại đất khô cằn, kém dinh dưỡng loài cây này vẫn sống và phát triển tốt được. Tuy nhiên vào thời điểm cây ra hoa, bạn nên bón thêm kali để kích thích cây cho bông to, đẹp, nở được lâu. 

2.7. Đối với cây trồng ngoài đất

 – Nước tưới: Cây trồng trên đất sẽ có nhiều điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt hơn, tuy nhiên lại phải phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện thời tiết và môi trường. Bạn không cần tưới nước nhiều cho cây bởi cây đã có tích lũy một lượng nước nhất định khi trời mưa. Bạn tưới nhiều hơn khi trời khô hạn nhưng vẫn phải đảm bảo cây không bị ngập úng.

– Đất trồng – dinh dưỡng: Mặc dù không kén đất trồng nhưng bạn vẫn nên bón phân định kỳ cho cây khoảng 1 lần 1 tháng để cây có điều kiện phát triển lý tưởng nhất. Ngoài ra bạn cũng nên xới xáo đất cũ để thay lớp đất mới nhiều dinh dưỡng hơn cho cây. Trước và sau mỗi vụ hoa cần làm sạch đất và bón thêm phân kali.

3. Công dụng và ý nghĩa của cây linh sam

3.1 Công dụng của cây linh sam

Cây linh sam có rất nhiều công dụng trong đời sống. Trước hết cây linh sam có hình dáng đẹp mắt nên được các nhà vườn cắt tỉa, uốn nắn thành những hình dáng bonsai độc đáo, có ý nghĩa phong thủy. Giá trị của một cây linh sam rất cao. Những cây càng xù xì cổ thụ giá trị lại càng cao. Cây linh sam thường dùng trang trí trong sân vườn hay thiết kế tiểu cảnh, mô hình rất đẹp.

3.2 Ý nghĩa của cây linh sam

Cây linh sam mạnh mẽ, rắn rỏi giống như người quân tử, trong gian khó lại càng trở nên mạnh mẽ hơn. Cây linh sam còn có tác dụng xua đuổi tà ma, chướng khí mang đến may mắn, thịnh vượng cho gia đình.

4. Lời kết

Cây linh sam thích hợp để trồng làm cảnh trong nhà. Ngôi nhà của bạn sẽ đẹp và tràn đầy sức sống với sự góp mặt của loài cây này.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)