Cây hoàng bá dùng để làm gì? Tác dụng, cách dùng và lưu ý

Hoàng bá là vị thuốc quen thuộc trong Đông y. Y học cổ truyền của Việt Nam xuất hiện khá nhiều bài thuốc có vị thảo dược này. Bạn có thắc mắc về công dụng và đặc điểm sinh thái của nó không?

Còn chần chừ gì nữa hãy đọc bài viết này của #ohana nào! 

Tìm hiểu về đặc điểm của cây hoàng 

Thuộc giống cây thân gỗ cao lớn, khi trưởng thành có thể cao đến gần 20m và đường kính thân rộng khoảng 70cm. Vỏ cây sần sùi, chia thành 2 tầng riêng biệt, phía ngoài có màu xám tro còn bên trong là màu vàng nhạt. 

Tác dụng của cây hoàng bá

Tác dụng của cây hoàng bá

Lá cây hoàng bá dài to thuôn về phía đuôi, một cành có khoảng 7-15 lá nằm đối xứng. Lá xanh non khi còn nhỏ và chuyển xanh đậm khi già, mép lá không có đường răng cưa. 

Đến mùa hè cây sẽ cho hoa, Hoa hoàng bá mọc thành từng chùm, có màu tím đen khá lạ.

Dược liệu: Đây là phần quan trọng nhất của cây cũng là thành phẩm bạn thấy trong tiệm thuốc. Nó có dáng dài uốn cong thành vòng hoặc các miếng hình chữ nhật hơi cong, dày khoảng 4 đến 8mm. Dược liệu có 2 phần 2 màu khác nhau: Một lớp vàng thẫm có thể chuyển sang màu nâu nhạt (lớp này trên bề mặt có các đốm nhỏ và đường rãnh chạy dọc), lớp còn lại là màu vàng nhạt. Cầm lên sẽ thấy nó rất nhẹ, cứng nhưng dễ dàng bẻ gãy, phần bị bẻ xuất hiện các sợi tơ màu vàng tươi xếp theo lớp.

Phân bố  và thu hái

Cây phân bố chủ yếu tại các tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu,… của Trung Quốc và siberia của Nga. Tại Việt Nam thì nó mới chỉ được đưa vào thí nghiệm chứ chưa trồng phân bố. 

Vào mùa hè người dân sẽ bắt đầu thu hoạch. Lớp vỏ ngoài sau khi lấy sẽ cạo đi lớp ngoài cùng đến khi vỏ dày còn 1cm thì mang đi cắt và phơi/sấy khô. 

Cây hoàng bá có tác dụng gì?

Cây hoàng bá có tác dụng gì?

Lưu ý khi sử dụng cây hoàng bá trị bệnh

Lưu ý rằng trước khi dùng bài thuốc nào cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ trước. Vì thuốc có thể không phù hợp với tình trạng sức khỏe hoặc bạn bị dị ứng với thành phần nào đó.

Hoàng bá không nên dùng cho người có tỳ vị tiêu hóa không tốt, bị tiêu chảy nguyên nhân là bị hư hàn, tỳ hư và ăn ít.

2. Cây hoàng bá dùng để làm gì? Công dụng của cây hoàng bá

Chữa lở loét miệng, lưỡi

Dùng vài lát hoàng bá cắt nhỏ ra rồi cho vào miệng ngậm. Phần nước tiết ra có nuốt hoặc nhổ đi. Sau vài lần sẽ thấy đỡ.

Chữa hôi miệng, miệng lở loét do cam tích

Tán mịn 20g hoàng bá và 8g đồng lục, lau khô vòm miệng rồi bôi thuốc. Không nuốt mà để thuốc ngấm dần vào lưỡi.

Trị chứng nôn ra máu

Cho hoàng bá vào hũ mật ong ngâm khoảng 1 tuần, sau đó lấy ra sao đến khi khô hẳn thì giã mịn. Uống hàng ngày một ly 8g bột hoàng bá với nước gạo nếp. 

Chữa tiêu chảy do nhiệt ở trẻ nhỏ

Hoàng bá sau khi sấy khô mang đi tán thành bột. Cho vào một ít nước cơm rồi vo thành các viên nhỏ to bằng hạt thóc. Khi uống dùng 10 viên thuốc với nước cơm. 

Trị tróc đầu, lông và tóc quăn lại, kèm theo đau nhức

Lấy 40g hoàng bá và 10g nhũ hương giã mịn, cho vào nước hoa hòe sắc thành hỗn hợp hơi đặc quánh. Bôi lên vết loét.

Lưu ý khi sử dụng cây hoàng bá trị bệnh

Lưu ý khi sử dụng cây hoàng bá trị bệnh

Trẻ nhỏ bị lở loét, lan đến nửa người

Bột hoàng bá trộn với khô phàn thành hỗn hợp, bôi lên vết lở cho bé.

Chữa phong hủi

Cho lên chảo hoàng bá, rượu và sao sơ qua. Sau đó cho bồ kết vào chậu đốt thành than. Trộn cả 2 thành phẩm trên lại rồi cho người bệnh uống với rượu. Thuốc uống kết hợp với xoa bóp dầu đại phong tử hòa rượu trên cơ thể. 

Phụ nữ có thai đi lỵ

Vì có thai nên không được sử dụng thuốc tây có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Bạn có thể lấy hoàng bá tẩm mật cho vào chảo sao cháy rồi tán bột. Nướng dậy mùi một củ tỏi cho vào cối giã nát trộn chung với bột hoàng bá. Vo thành có viên nhỏ kích thước bằng hạt ngô. Một ngày dùng 3 lần sáng, trưa, tối, mỗi lần uống dùng 30 đến 40 viên.

Chữa họng sưng, khó ăn uống

Quan sát chỗ bị sưng,trộn bột hoàng bá với giấm rồi bôi vào chỗ sưng đau. 

Hỗ trợ điều trị viêm gan cấp tính, phát sốt, chướng bụng

Nguyên liệu gồm: 16g hoàng bá, 10g chi tử, 10g mộc thông, 10g đại hoàng và 10g nọc sởi. Cho hết các loại thảo dược trên vào nồi sắc lấy nước uống hàng ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc trên.

Trị sốt xuất huyết

Cân khoảng 10g các vị thuốc sau: hoàng bá, đơn bì, huyết dụ, mạch môn, hạt muồng sao, tri mẫu, trắc bá diệp sao, huyền sâm, ngưu tất, sinh địa, cỏ mực, đan sâm, xích thược. Sau đó cho vào nồi sắc lấy nước uống. Một nồi thuốc ấy sắc thành một thang uống 1 ngày. 

Giải độc do ăn phải thịt động vật chết

Hoàng bá cân lấy đủ lượng rồi tán nhuyễn mịn. Một lần dùng 12g bột pha với nước sôi nguội uống. Dùng đến khi hết triệu chứng ngộ độc.

Trẻ nhỏ bị lỵ do nhiệt, đi đại tiện ra máu

Tán nhuyễn 20g hoàng bá và 16g xích thược trộn với hồ thành hỗn hợp dẻo sánh. Vo thành các viên nhỏ xíu như hạt vừng. Mỗi lần sử dụng dùng khoảng 10 đến 12 viên.

Chữa chứng đầy bụng, đau âm ỉ

Hoàng bá và đương quy, cân lấy mỗi loại 40g, mang đi tán thành bột mịn. Sau đó trộn với tỏi nướng chín, vo các viên tròn bằng hạt đậu. Một ngày dùng 3 lần mỗi lần 5 đến 7 viên thuốc. 

3. Lời kết

Thực tế có rất nhiều loại cây là thảo dược hữu ích xung quanh ta. Để cung cấp thêm thông tin và tác dụng của chúng cho mọi người #ohana sẽ có nhiều bài viết về các loại cây thuốc khác nhau.

Hoàng bá là một vị thuốc quý, công dụng của nó không ai phủ nhận nhưng mọi người vẫn cần cẩn trọng khi sử dụng. Các bài thuốc trên trước khi áp dụng nên hỏi ý kiến cho bác sĩ hoặc chuyên gia nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)