9 tác dụng của Tỏi Tây – cách dùng trị bệnh, làm đẹp và lưu ý

Cây tỏi tây còn gọi với cái tên khác là hành boa rô. Đây là loài cây gia vị được sử dụng để gia tăng hương vị và chế biến nhiều món ăn ngon. Cây tỏi tây cùng với hành, tỏi đều thuộc họ alliacea. Chúng có mùi hăng nhưng hương vị khi chế biến lại thơm ngon và đặc biệt rất tốt cho sức khỏe, ngăn ngừa và chữa trị nhiều bệnh.

Cây tỏi tây có tác dụng gì?

Cây tỏi tây có tác dụng gì?

Tỏi tây rất dễ trồng. Bạn có thể trồng ngay tại nhà bằng vài thao tác trồng và chăm sóc đơn giản. Trong bài viết hôm nay cùng tìm hiểu về tỏi tây với những đặc điểm và lợi ích của nó nhé!

1. Tìm hiểu đặc điểm của tỏi tây

Tỏi tây hay boa rô có tên thứ là Allium ampeloprasum var. porrum, thuộc giống cây gieo trồng Allium ampeloprasum Leek Group hoặc Porrum Group. Đây là giống cây rau gia vị cùng họ Hành (Alliaceae) với tỏi và kiệu.

Tỏi tây là giống câu thân thảo lá dẹp. Phần củ và lá đều có thể dùng làm nguyên liệu chế biến món ăn. Bộ phận trồng tỏi tây thường là củ.

2. Cách trồng tỏi tây ngay tại nhà

2.1 Điều kiện sinh trưởng của tỏi tây là gì?

Tỏi tây là loài cây chịu lạnh tốt và ưa sống ở nơi có khí hậu mát mẻ. Nhiệt độ lý tưởng để tỏi tây sinh trưởng và phát triển là 18 – 20 độ C. Nhiệt độ thích hợp để cây tạo củ là 20 – 22 độ C. 

Thời gian sinh trưởng của tỏi tây khoảng 6 – 8 tháng. Thường thì người ta sẽ gieo hạt trước, khi cây con mọc lên sẽ nhổ đem trồng. Bên cạnh đó có thể dùng nhánh cây để trồng. 

2.2 Trồng và chăm sóc tỏi tây như thế nào cho đúng?

Lựa chọn thời gian trồng

Thời gian trồng tỏi tây thích hợp  là từ tháng 9 đến tháng 10. Tháng 11, 12 là thời điểm thu hoạch cây. Ngoài ra có thể trồng cây từ tháng 2,3 và thu hoạch vào tháng 4, 5.

Trồng và chăm sóc tỏi tây

Trồng và chăm sóc tỏi tây

Chuẩn bị đất trồng tỏi tây

Cây tỏi tây không kén đất trồng. Tuy nhiên cây sẽ sinh trưởng tốt ở đất mềm, tơi xốp, nhiều mùn và đặc biệt là thoát nước tốt. Độ pH thích hợp từ 6 – 6,5.

Lựa chọn giống và gieo hạt

Giống tỏi lùn là giống trồng tốt nhất. Giống cây này có chiều dài thân 10 – 15cm tính từ cổ rễ đến phần lá, lá rộng 1 – 5 cm hình mũi mác và đường kính thân khoảng 3 – 4cm.

Tỏi tây thường được gieo bằng hạt trước rồi mới nhổ cây con đem trồng. Ngoài ra có thể trồng bằng nhánh tỏi.

  • Đầu tiên bạn đem hạt ngâm trong nước 3 – 4 tiếng. Sau đó vớt hạt ra, để ráo nước rồi gói vào một miếng vải ẩm đặt trong ngăn mát tủ lạnh. Sẽ mất khoảng 4 – 5 ngày để ủ hạt và tưới ẩm. Khi hạt nứt manh bạn có thể đem gieo vào đất được rồi. 
  • Đất trước khi trồng phải làm sạch và cày xới cho tơi xốp rồi phơi ải ít nhất 1 tuần. Tiếp đó bạn làm tơi đất và dùng tro bếp, phân lân, phân chuồng ủ hoai mục trộn đều rồi  rai lên luống, tưới nước làm ẩm đất. 
  • Gieo hạt giống lên trên các luống rồi phủ một lớp mỏng đất bột lên trên. Sau đó dùng rơm rạ băm nhỏ phủ lên rồi tưới ẩm tiếp. Trong thời gian đầu bạn phải đảm bảo cấp ẩm đầy đủ cho cây, mỗi ngày tưới 1 – 2 lần để cây có điều kiện tốt nhất để nảy mầm. 
  • Sau 25 – 30 ngày hạt giống sẽ mọc lá. Bạn tỉa bớt những cây yếu chỉ giữ lại những cây khỏe mạnh và tỉa ra trồng. 
Vườn tỏi tây

Vườn tỏi tây

Cách trồng tỏi tây và chăm sóc cây

Khoảng thời gian trước khi nhổ cây non ra trồng bạn nên hạn chế nước khoảng 1 tuần. Pha loãng phân kali rồi phun cho cây con để khi tỉa trồng cây được cứng cáp. 

Với phần đất lớn bạn nên làm kỹ trước khi trồng cây cọn. Những việc ầm làm là nhỏ cỏ dại, loại bỏ đá sỏi, bón vôi bột và thuốc Trichoderma để diệt mầm bệnh có trong đất. Tiếp đó bạn cần bón lót một lớp phân chuồng trộn với kali và ure. Luống trồng cao khoảng 25 – 30cm, rộng 1 – 1,2m, rãnh rộng chừng 30 cm. Bạn nên trồng cây vào buổi chiều mát mẻ. Khoảng cách mỗi hãng khoảng 8 – 10cm. Trồng xong bạn nhớ dùng rơm rạ phủ lên cây để giữ ẩm. 

Thu hoạch tỏi tây

Tỏi cây trồng trên 10 ngày có kích thước lớn nhất định có thể thu hoạch ăn được. Thường sẽ tỉa khoảng 3 – 4 lần cây, mỗi lần tỉa cách nhau khoảng 3 – 5 ngày. 

3. Những lợi ích mà tỏi tây mang lại

3.1. Giảm nguy cơ cao huyết áp

Theo nghiên cứu, trong tỏi tây có chứa kaempferol – Chất này có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc của các mạch máu, đồng thời cùng chống lại các gốc tự do gây hại. Ngoài ra, chất kaempferol còn có tác dụng kích thích cơ thể tạo ra  oxit nitric – chất này có tác dụng gia tăng mức độ co giãn của các mạch máu. Từ đó đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. 

3.2. Bổ xung axit folic

Thành phần trong tỏi tây có chứa 5-methyltetrahydrofolate – 1 loại axit folic sinh học có khả năng làm giảm nồng độ homocysteine trong máu. Theo các chuyên gia, khi homocysteine trong máu cao sẽ khiến cho tình trạng viêm nặng hơn và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch hay bệnh mạch vành. Nghiên cứu cho thấy, thường xuyên ăn tỏi tây giúp làm giảm nồng độ homocysteine trong máu, bảo vệ tim và các mạch máu khỏe mạnh hơn. 

Tỏi tây có tác dụng gì?

Tỏi tây có tác dụng gì?

3.3. Là thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Trong tỏi tây có chứa hàm lượng lớn polyphenol. Đây là một loại chất oxy hóa mạnh có khả năng hỗ trợ cơ thể chống lại việc hình thành các gốc tự do vốn là nguyên nhân gây nên tình trạng lão hóa và các bệnh mãn tính. Theo kết quả nghiên cứu, trong 100g tỏi tây có chứa khoảng 33mg axit galic. Thường xuyên ăn tỏi tây giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và phòng chống ung thư hiệu quả. 

3.4. Giúp ngăn ngừa viêm mãn tính

Nghiên cứu phân tích cho thấy, tương tự như tỏi và hành tây, tỏi tây cũng có chứa polyphenol và kaempferol – các chất có khả năng ngăn ngừa các chứng viêm mãn tính ở cấp độ thấp, là nguyên nhân gây nên các chứng bệnh thường gặp như béo phì, tiểu đường và viêm khớp dạng thấp.

3.5. Tỏi tây có nhiều vitamin và khoáng chất

Trong tỏi tây có chứa nhiều loại vitamin như vitamin B6, vitamin C, vitamin K và các khoáng chất như mangan, sắt. Vitamin C có khả năng hỗ trợ cơ thể chữa lành vết thương và tăng cường tổng hợp collagen. Trong khi đó vitamin K lại giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất của xương và các mô liên kết. Nhờ đó hệ miễn dịch của bạn hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa nguy cơ loãng xương, thiếu máu. 

3.6. Giúp làm đẹp

Tỏi tây không chỉ có tác dụng chăm sóc sức khỏe mà còn có tác dụng làm đẹp. Nghiên cứu cho thấy, trong tỏi tây chứa nhiều vitamin, khoáng chất và đặc biệt là các chất chống oxy hóa.

Thường xuyên uống nước ép tỏi tây giúp da tẩy tế bào chết, làm sạch, ngăn ngừa mụn và thu nhỏ lỗ chân lông. Bên cạnh đó, nước ép tỏi tây còn giúp tỉnh táo đầu óc, giảm đau họng và giúp thanh giọng hơn. 

Theo một số nghiên cứu, tỏi có công dụng tốt trong việc hỗ trợ giảm cân. Ở đầu trắng của tỏi tây có chứa một lượng đường thực vật và muối kali giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể nhưng không gây béo.

Bên cạnh đó trong tỏi có nhiều chất xơ giúp bạn hạn chế cảm giác thèm ăn và no lâu. Một đĩa tỏi tây xào hay salad tỏi tây sẽ rất phù hợp với người đang giảm cân.

Có nên sử dụng tỏi tây trị bệnh

Có nên sử dụng tỏi tây trị bệnh

3.7. Giúp kiểm soát cân nặng

Các nghiên cứu cho thấy, đường thực vật trong phần đầu trắng của cây tỏi và muối kali trong phần thân là những chất bổ sung năng lượng mà không gây béo. Trong loại rau này lại có nhiều chất xơ, phủ lên thành dạ dày một lớp “bảo vệ” đặc biệt xóa cảm giác đói. Chính vì vậy, món salad với tỏi tây hoặc tỏi xào suông là thực đơn lý tưởng cho người ăn kiêng

3.8. Cung cấp canxi cho cơ thể

Tỏi tây cung cấp canxi giúp răng và xương phát triển khỏe mạnh, ngăn ngừa loãng xương.

3.9. Cung cấp protein

Tỏi tây là nguồn cung cấp protein dồi dào, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và phát triển các mô, xương.

4. Lời Kết

Tỏi tây là thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Bạn nên bổ sung tỏi tây vào chế độ ăn hằng ngày để chăm sóc sức khỏe cả gia đình nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)